1.5.2.1. Cơ hội tăng trƣởng xuất khẩu
Hoa Kỳ và Nhật Bản là những thị trƣờng xuất khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam. Ðây cũng chính là hai nƣớc thành viên trong TPP. Năm 2012, mặc dù nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của các thị trƣờng này đều giảm nhƣng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nƣớc ta vào Hoa Kỳ vẫn tăng 9,2%, vào Nhật Bản tăng 19,3%. Sáu tháng đầu năm nay, dù tiếp tục đối mặt với những khó khăn, nhƣng ngành Dệt May Việt Nam vẫn tăng trƣởng về kim ngạch xuất khẩu 14,5% so cùng kỳ, đạt 8,9 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ lớn nhất, chiếm 44,8% tổng kim ngạch toàn ngành, tăng 12% so cùng kỳ; vào thị trƣờng Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 24,5%. Những tín hiệu tăng trƣởng khả quan nêu trên đã khẳng định vị thế cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng thế giới,
đặc biệt là tại Hoa Kỳ, Nhật Bản... Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nƣớc ta sẽ tiếp tục gia tăng vào hai nƣớc thành viên TPP này sau khi TPP đƣợc ký kết và có hiệu lực.
Hiệp định TPP nếu đƣợc ký sẽ là cú hích mới cho các DN dệt may Việt Nam phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Số lƣợng ở đây hàm ý quy mô sản xuất và xuất khẩu, còn chất lƣợng là sự hoàn thiện hơn trong hệ thống sản xuất, kinh doanh, cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam. Khi Hiệp định TPP có hiệu lực thì về cơ bản, các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu của các nƣớc thành viên TPP sẽ đƣợc ƣu đãi thuế quan, trong dài hạn thuế quan có khả năng về mức 0%. Ðây chính là lợi thế để hàng dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Băng-la-đét..., những nƣớc xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhƣng không phải là thành viên của TPP.
Một trong những điều kiện để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan vào thị trƣờng các nƣớc thành viên TPP là các DN Việt Nam phải chứng minh lô hàng xuất khẩu có xuất xứ nguyên liệu, phụ liệu từ sợi trở đi (không tính xuất xứ bông) đƣợc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nƣớc thành viên TPP. Theo Vitas, hiện nay đang có làn sóng đầu tƣ vào Việt Nam để sản xuất sợi, vải, phụ liệu cho ngành dệt may nhằm hƣởng ƣu đãi thuế. Ðây cũng chính là cơ hội để ngành dệt may nƣớc ta tranh thủ phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu trong nƣớc. Ðã có rất nhiều nhà đầu tƣ nhanh chân đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để đón đầu TPP nhƣ các tập đoàn Texhong (Hồng Kông), Mitsui (Nhật Bản), Sunrise (Trung Quốc)... Thí dụ Công ty Kyungbang (Hàn Quốc) vừa đƣa vào hoạt động cơ sở sản xuất sợi tại tỉnh Bình Dƣơng, với vốn đầu tƣ giai đoạn một là 40 triệu USD, công ty này tiếp tục đầu tƣ thêm 160 triệu USD để tăng năng lực sản xuất sợi với kỳ vọng trở thành nhà máy sợi lớn nhất châu Á. Texhong bắt đầu đƣa nhà máy dệt nhuộm có vốn đầu tƣ 300 triệu USD ở Quảng Ninh đi vào hoạt động, với 370 nghìn cọc sợi, với công suất 139 nghìn tấn/năm. Làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài này sẽ tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may Việt Nam vốn đang vừa yếu, vừa thiếu.
Thực tế cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), ngành Dệt May Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng nhƣ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn và đƣợc bình đẳng về thuế quan giữa các nƣớc thành viên. Với những lợi thế riêng nhƣ ổn định chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng đƣợc sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc..., Dệt May Việt Nam đang ngày càng khẳng định đƣợc uy tín trên thị trƣờng thế giới và đứng trong top các nƣớc xuất khẩu cao.
Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu từ các nƣớc đang phát triển sang EU (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng dệt may trong giai đoạn 2005 - 2011 của Việt Nam đạt mức cao nhất thế giới với 32%, trong khi đó Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nƣớc Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Thái Lan đạt mức 7%.
Năm 2012, mặc dù ngành Dệt May toàn cầu gặp nhiều khó khăn song xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trƣởng trên 8%. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng lớn vẫn tăng trƣởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trƣờng này đều tăng chậm, thậm chí giảm. Cụ thể nhập khẩu dệt may vào thị trƣờng Mỹ năm 2012 giảm 0,5% nhƣng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9,2%; nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhƣng nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh 19,3%; thậm chí tại thị trƣờng Hàn Quốc khi nhập khẩu dệt may vào thị trƣờng này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín tại các thị trƣờng truyền thống.
Riêng trong 4 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nƣớc ta đạt 5,1 tỉ USD, tăng trƣởng 20,3%. Điều đáng nói là, xuất khẩu các mặt hàng may mặc của Việt Nam tăng trƣởng mạnh tại các thị trƣờng mới, không phải thị trƣờng truyền thống của Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng ASEAN tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trƣớc. Campuchia là nƣớc đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong khối ASEAN, với kim ngạch tăng 103% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của
Việt Nam tại một số thị trƣờng khác cũng có mức tăng trƣởng mạnh nhƣ sang Na Uy tăng 134,6%, sang New Zealand tăng 120%, sang Australia tăng 37%... Nhƣ vậy, không ỷ lại vào các thị trƣờng lớn sẵn có, dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng đối tác sang các thị trƣờng mới và tiềm năng. Tính đến nay sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt ở tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Để có đƣợc kết quả này, ngoài lợi thế về ổn định chính trị, chi phí nhân công vẫn thấp hơn so với các nƣớc có cạnh tranh nhƣ Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam là đối tác có thể đáp ứng đƣợc sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc và thực hiện công tác trách nhiệm xã hội với ngƣời lao động đảm bảo. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà nhập khẩu vì họ có thể tìm mua, đặt hàng đƣợc nhiều chủng loại sản phẩm. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam luôn thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng quốc tế đặt ra nhƣ về lao động, môi trƣờng sản xuất, trách nhiệm xã hội… Các tổ chức phi chính phủ và khách hàng lớn của dệt may Việt Nam đều đánh giá Việt Nam là một hình mẫu của ngành công nghiệp dệt may lành mạnh, đi liền với luật lao động rõ ràng và mức lƣơng công bằng. Giám đốc chƣơng trình của dự án Better Work tại Việt Nam thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định: “Việt Nam xác định con đƣờng cạnh tranh dài hạn là bên cạnh việc cung cấp dịch vụ lao động giá thấp là tăng cƣờng và cải thiện hệ thống luật pháp. Trong thập kỷ vừa qua, các điều kiện làm việc trong nhiều nhà máy đã đƣợc cải thiện và công nhân đƣợc tôn trọng. Các công ty này luôn sẵn lòng giữ lại các lao động làm đƣợc việc và công nhân cũng đƣợc hƣởng các lợi ích nhƣ đào tạo chuyên môn, nơi ở và bữa ăn miễn phí”.
Theo thông tin từ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm khá lạc quan, nhiều doanh nghiệp đã ổn định đơn hàng hết quý III/2013, có những đơn vị khách hàng đã ký hợp đồng sản xuất hết năm. Hơn nữa, với FTA Việt Nam - EU và TPP đang đàm phán thì cơ hội tăng thị phần xuất khẩu vào các thị trƣờng tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đang mở ra rất rộng cho ngành Dệt May Việt Nam.
lao động, đẩy mạnh thiết kế chuyển dần sang kinh doanh theo phƣơng thức ODM để tạo giá trị gia tăng, đồng thời chú trọng hơn nữa vào nội địa hóa các nguồn nguyên liệu, đây là giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh sự tăng trƣởng và phát triển bền vững của ngành Dệt May. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đang tiến hành đẩy mạnh đầu tƣ phát triển các vùng nguyên liệu bông vải, sản xuất xơ sợi từ cây keo, cây gai để phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho dệt may, ngoài ra cần đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp chuyên về ngành nhuộm để tập trung vào việc phát triển công nghệ và thuận lợi cho việc xử lý hệ thống chất thải.[19]
1.5.2.2. Tăng năng lực cạnh tranh
Ðối với một ngành tham gia xuất khẩu chủ lực nhƣ dệt may Việt Nam thì việc hội nhập sâu, rộng với các thị trƣờng lớn trên thế giới chắc chắn sẽ có tác động tích cực trong việc tăng trƣởng xuất khẩu. Tuy nhiên cơ hội cũng đi kèm thách thức. DN dệt may Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả cao nhất TPP thì phải hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu. Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế - nguyên, phụ liệu - may - phân phối phải đƣợc hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP. Các DN cũng không nên tận dụng TPP nhƣ một cứu cánh để phát triển trong ngắn hạn, mà quan trọng hơn là cần tận dụng tốt cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững.
Thách thức lớn nhất đối với các DN dệt may Việt Nam hiện nay là làm thế nào tiếp cận thị trƣờng các nƣớc TPP trong khi nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam lại chủ yếu nhập khẩu từ các nƣớc ngoài TPP. Bên cạnh đó, các DN cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ từ việc mở cửa thị trƣờng trong nƣớc cho các nƣớc thành viên TPP vào Việt Nam. Nội tại ngành Dệt May Việt Nam vẫn còn những hạn chế, chƣa thật sự bền vững, chƣa thực hiện đƣợc chuỗi cung ứng cho mình. Thực trạng này dẫn đến những điểm yếu của ngành. Ðó là tỷ trọng tích lũy của ngành chƣa cao; các DN dệt may chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu về khâu may (là khâu đầu tƣ thấp, dễ dịch chuyển). Hiện nay, nguyên phụ liệu của ngành mới đạt tỷ
lệ nội địa hóa khoảng 50%, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nƣớc ngoài. Với phụ liệu, tỷ lệ nhập khẩu ít hơn, chỉ khoảng 30%. Nhƣ vậy, bình quân Công ty May Ðồng Nai phải sử dụng từ 40 đến 45% nguyên, phụ liệu nƣớc ngoài. Do đó, để đƣa sản phẩm của DN vào thị trƣờng các nƣớc thành viên TPP thì DN phải tìm nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu trong nƣớc, từ các nƣớc trong TPP cũng nhƣ tìm nguồn liên kết chuỗi cung ứng.
Tập trung đầu tƣ phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành Dệt May chính là giải pháp quan trọng giúp các DN dệt may trong nƣớc nắm bắt và tận dụng đƣợc cơ hội TPP mang lại. Sáu tháng đầu năm nay, Vinatex liên tục đƣa vào hoạt động Nhà máy sợi Vinatex - Hồng Lĩnh với quy mô 30 nghìn cọc sợi; Dự án sợi Phú Bài 2, quy mô 15 nghìn cọc sợi; Tăng năng lực dệt vải cho Nhà máy dệt Yên Mỹ; Tổng công ty CP Phong Phú tăng năng lực dệt nhuộm hoàn tất... Bên cạnh đó, để đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa nguyên, phụ liệu, ngành ƣu tiên kêu gọi các nhà đầu tƣ, đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thế mạnh về sản phẩm đang thiếu hụt nhƣ nguyên liệu xơ visco, polyester; đầu tƣ vào các vùng trồng cây nguyên liệu; phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất có công nghệ dệt may tiên tiến.
Cùng với việc quan tâm đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trƣờng, Vinatex tập trung thực hiện các giải pháp hoạch định thị trƣờng khi TPP triển khai áp dụng, tận dụng cơ hội phát triển các sản phẩm có tính cốt lõi của Tập đoàn. Ðặc biệt xây dựng chiến lƣợc phát triển liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn; thời trang hóa ngành Dệt May, xây dựng và đẩy mạnh hoạt động các trung tâm thiết kế thời trang. Ðào tạo tuyển dụng đội ngũ nhà thiết kế có năng lực. Chào bán mẫu thiết kế cho các nhà nhập khẩu và xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa và bán sản phẩm thời trang của Vinatex ra nƣớc ngoài. Không chỉ vậy, Vinatex cũng tập trung xây dựng giải pháp chiến lƣợc về quản trị, tiết kiệm chi phí, tạo sản phẩm cạnh tranh tốt về chất lƣợng, thời gian giao hàng, trách nhiệm xã hội của sản phẩm...
TPP là cơ hội cho phát triển do vậy cần có quy hoạch phát triển dệt may trong nƣớc nhất là về nguồn lực vì đây là ngành sử dụng nhiều lao động. Cần công
khai và có cam kết của các địa phƣơng để tận dụng cơ hội từ hiệp định này. Khi quy mô sản xuất tăng, sự phân bố các khu vực nhà máy sản xuất cũng tăng, đòi hỏi hệ thống hạ tầng nối các khu trung tâm thiết kế với khu vực sản xuất, trung tâm ICD (cảng nội địa), và cảng biển phải hoàn thiện. Những chính sách trong kêu gọi đầu tƣ vào dệt may, với cả đối tác trong nƣớc và nƣớc ngoài đều phải quan tâm đến trình độ công nghệ, môi trƣờng cho dự án đầu tƣ, bảo đảm dự án đầu tƣ mới phải sử dụng công nghệ tốt, bền vững, lâu dài, tránh tình trạng dịch chuyển công nghệ cũ, lạc hậu về Việt Nam.[19]