1.4.1. Bối cảnh chung
Ngành công nghệ Dệt may là một trong những ngành sản xuất đƣợc hình thành từ rất sớm. Sản phẩm của ngành Dệt May luôn là những vật dụng không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Những sản phẩm này ngày càng đƣợc đa dạng về chủng loại, mẫu mã đã đáp ứng đuợc nhu cầu của mọi tầng
lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội. Ngày nay, hàng dệt may không chỉ thể hiện truyền thống văn hoá, mà còn thể hiện về trình độ phát triển kinh tế kinh tế của mỗi nƣớc, mỗi khu vực.
1.4.2. Nguyên liệu
Nguyên liệu của ngành Dệt May là bông và các sản phẩm nông nghiệp khác nhƣ đay tơ gai…sau này khi khoa học kĩ thuật phát triển đã tạo ra những nguyên liệu nhƣ các loại tơ tổng hợp, nhân tạo và nâng cao kỹ thuật xử lý sợi đã đẩy ngành Dệt May lên một bƣớc phát triển nhảy vọt cả về chất lƣợng và số lƣợng. Các loại sợi nhân tạo chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng sản lƣợng sơi của toàn thế giới trong khi sản lƣợng sợi tự nhiên suy giảm, đặc biệt là sợi len. Năm 1997, sợi nhân tạo chiếm 54%, sợi tự nhiên( bông và len) chiếm 46% trong tổng sản lƣợng sợi. Tỉ lệ giữa sợi nhân tạo và sợi tự nhiên năm 1980 là 48:52, năm 1990 là 48:52, năm 1994 là 53:47 so với tỉ lệ 54:46 của năm 1997. Tuy nhiên trong khi hầu hết các loại sợi nhân tạo đều tăng đáng kể thì sợi xenlulô lại có xu hƣớng giản vì thiếu nguyên liệu và chi phí tăng do ảnh hƣởng của các quy định về bảo vệ môi trƣờng hiện nay.
Những tiến bộ trong ngành Dệt May không chỉ tạo ra những nguyên liệu mới mà còn tạo ra máy móc thiết bị hiện đại nâng cao năng suất lao động ở nhiều nƣớc nhƣ Nhật Bản, Pháp, Ý… từ những năm 70, đã sử dụng dây chuyền dệt may khép kín với mục đích khai thác hết công suất của thiết bị, tăng năng suất lao động , giảm giá thành sản phẩm. Song trong những năm của thập kỷ 80, 90 những phát triển về kỹ thuật máy tính trong ngành Dệt May đã tự động hoá nhiều khâu trong cả dây chuyền dệt cũng nhƣ trong cả dây chuyền may, làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể. Đã xuất hiện nhiều xí nghiệp theo dạng mạng lƣới thông tin và cung cấp thông tin cho trung tâm điều khiển. Tuy nhiên, dạng xí nghiệp này không nhiều và không phải nƣớc nào hay nơi nào cũng áp dụng vì nó đòi hỏi mạng lƣới thông tin công cộng phải đạt trình độ phát triển cao.
Mặc dù đã đƣợc tự động hoá nhiều, nhƣng hiện nay ngành Dệt May vẫn là ngành sử dụng nhiều lao động.Việc sử dụng nhiều lao động trong điều kiện giá lao động ngày càng cao đang làm cho vị trí ngành Dệt May trong cơ cấu sản xuất ở các
nƣớc phát triển suy giảm. Ngƣợc lại ngành Dệt May ở các nƣớc đang phát triển ngày càng đƣợc đẩy mạnh, do mức tiền lƣơng thấp đã tạo ra ƣu thế trong cạnh tranh cho các nƣớc này, đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao ngày nay các nƣớc đang phát triển lại giữ một vai trò quan trọng trong ngành Dệt May thế giới. Sản xuất và buôn bán trên thị trƣờng hàng dệt may thế giới đã hình thành cung cách mới.[5]
1.4.3. Nhà thiết kế
Thiết kế thời trang hiển nhiên đã đƣợc coi là một biểu tƣợng thời thƣợng của xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu ăn mặc đẹp và xu hƣớng đã trở nên quá quen thuộc. Tuy rằng trang phục đã xuất hiện rất lâu, thậm chí cùng lúc với sự phát triển của loài ngƣời, nhƣng lịch sử thiết kế thời trang chỉ chính thức có mặt gần đây, nhƣng lại có một tầm ảnh hƣởng to lớn đến tất cả các mặt của xã hội.[6]
Trƣớc những năm 1990, thiết kế trang phục chỉ là công việc thủ công, và những ngƣời sáng tạo ra những bộ trang phục, cho dù là dành cho dân thƣờng, quý tộc hay vua chúa thì cũng chỉ đơn thuần là những ngƣời thợ có địa vị thấp kém trong xã hội.
Trong thời đại của những trang phục dành cho nữ giới cầu kỳ, xa hoa và lãng mạn, ngƣời đàn ông mang tên Charles Frederick Worth đã nổi lên nhƣ một hiện tƣợng. Ông là nhà thiết kế thời trang đầu tiên tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu mang tên mình chỉ từ danh nghĩa của một ngƣời thợ may. Ông đã chứng minh rằng thời trang là một sự kết hợp hài hòa của thẩm mỹ và vẻ đẹp tự nhiên trên quần áo và phụ kiện. Trƣớc khi mở thƣơng hiệu của mình mang tên Maison de couture tại Paris, phần lớn trang phục chỉ đƣợc may bởi những thợ may vô danh và không đƣợc biết đến. Giá trị thành công của ông chính là ngƣời sáng tạo trang phục không chỉ chạy theo đòi hỏi và yêu cầu của khách hàng, mà còn khiến khách hàng phải mua và săn đón những sản phẩm mà một nhà thiết kế tạo ra.
Hình 1.6. Bộ trang phục đƣợc thiết kế bởi ngƣời đàn ông danh tiếng Charles Frederick Worth[6]
Suốt thế kỷ XX các nhãn hiệu thời trang đến Paris để sao chép mẫu mã và thiết kế lại. Paris đƣợc xem là cái nôi của thiết kế thời trang, nơi những gì thời thƣợng nhất và xa hoa nhất quy tụ về. Vào thời điểm đầu của thiết kế thời trang, thời trang cao cấp và may sẵn không đƣợc phân biệt rõ nét nhƣ hiện tại, tất cả những sản phẩm may mặc đều đƣợc nhà thiết kế sáng tạo riêng biệt và sản xuất thủ công.
Sự phát triển của những trƣờng phái thiết kế, đặc biệt là Art Deco cũng mang thời trang tiến đến một giá trị giản đơn hơn, cô đọng hơn. Bỏ qua những tầng lớp váy áo bóp nghẹt phụ nữ, Art Deco đem đến những bộ trang phục gọn gàng, nhẹ
nhàng và hiện đại. Ngƣời thay đổi hẳn một cái nhìn về thời trang nữ giới, hiện đại hơn, quyến rũ hơn, tự do hơn và… ngắn hơn chính là huyền thoại Coco Chanel, một biểu tƣợng quyền lực thời trang khi mà bà đã gây một tầm ảnh hƣởng cho thời trang cho đến tận ngày nay.
Hình 1.7. Thời trang theo phong cách Art Deco đƣợc thiết kế bởi Paul Poiret[6]
Chiến tranh thế giới thứ hai kinh đô ánh sáng Paris mất đi vị trí bà hoàng thời trang. Cái đƣợc gọi là thời thƣợng dần biến mất ở thủ đô nƣớc Pháp danh tiếng và nhƣờng ngôi cho một hơi thở mới hơn, trẻ trung và bốc đồng hơn mang tên nƣớc Mỹ. Quần áo may sẵn và tiện dụng trở nên thứ ám ảnh khiếu thẩm mỹ của giới trẻ trên toàn thế giới. Cục diện thiết kế thời trang đã bƣớc sang một giai thoại khác, đó là của sự hòa trộn thời trang may sẵn và thời trang cao cấp, hiện đại và cổ điển, phóng khoáng và cổ hủ. Dòng thời trang phức tạp và cuốn hút này đã hấp dẫn mọi tín đồ thời trang cho đến tận ngày nay.
Hình 1.8.Thời trang thập niên 50s sau chiến tranh thế giới thứ hai [6]
Từ những nhà thiết kế đầu tiên tạo ra đƣợc những hiệu ứng tuyệt vời này nhƣ Coco Chanel, Jean Patou, Jeanne Lanvin cho đến những nhà thiết kế thiên tài đƣơng đại nhƣ Marc Jacob, Alexander McQueen hay John Galliano đều đã dẫn dắt và bảo vệ thời trang luôn giữ đƣợc những giá trị của nó.
Thiết kế thời trang luôn đặc biệt, vì nó gần gũi với nhu cầu của con ngƣời hơn bất kỳ thứ gì. Trang phục không chỉ là quần áo, mà còn là thứ nghệ thuật sáng tạo thể hiện đƣợc cái nhìn thời đại, dấu ấn cá nhân của ngƣời mặc và những giá trị thẩm mỹ cơ bản
Hình 1.9. Thiết kế thời trang đƣơng đại trên sàn diễn quốc tế của Longchamp[6]
Với tài năng thiên bẩm, niềm đam mê và bề dày kinh nghiệm, tƣ duy sáng tạo không ngừng,…tất cả đã làm nên những tên tuổi hàng đầu của làng thời trang trên thế giới cùng với sự phát triển không ngừng về mẫu mã, chủng loại, đa dạng của các hãng thời trang trên thế giới.
Các nhà thiết kế trên thế giới
Là một trong những tên tuổi có uy tín nhất thế giới, Chiristian Dior đƣợc biết đến nhƣ một nhãn hiệu không phải chạy theo xu hƣớng mà ngƣợc lại, tạo ra xu hƣớng.
Năm 1978, Versace ngày nay là một trong các đầu tàu của xu hƣớng thời trang cao cấp và đồng thời là một trong những thƣơng hiệu có tầm ảnh hƣởng nhất quốc tế. Gianni khởi nghiệp là một freelance designer, ngƣời luôn có một suy nghĩ
nhất quán trong việc thách thức mọi giới hạn của thời trang. Những đƣờng cắt may sắc cạnh, màu sắc chói sáng, chất liệu lạ lùng của Gianni đƣợc tích hợp với tính nghệ thuật cao cấp và tính thời thƣợng đƣơng đại
Năm 1994, nhà thiết kế trẻ tuổi với tầm nhìn viễn kiến – Tom Ford – đã đầu quân với tƣ cách là giám đốc sáng tạo cho Gucci, anh đã thổi một luồng sinh lực tƣơi trẻ vào cho thƣơng hiệu. Những thiết kế của Ford là một sự pha trộn đầy mê hoặc giữa tính quyến rũ và đẳng cấp, anh đã biến Gucci trở thành một thƣơng hiệu xa xỉ với đẳng cấp toàn cầu bằng những thiết kế độc đáo và thanh lịch.
Christian Dior chính là ngƣời đã tạo dựng nên thƣơng hiệu cao cấp Dior vào năm 1947. Bộ sƣu tập đầu tiên khi cho ra mắt thƣơng hiệu, New Look, đã tạo nên một cuộc cách mạng thời trang với việc thể hiện đƣợc 90 phong cách khác nhau cho thời trang nữ giới.
Khi Prada đƣợc thành lập bởi Mario Prada vào năm 1913 và từ đó đã trở thành một trong những thƣơng hiệu uy tín và đƣợc biết đến rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp thời trang thế giới. Những gì ngƣời ta nói về Miuccia là tài năng và ma lực trong từng thiết kế, bất cứ ai cũng muốn một lần nhìn ngắm những sản phẩm trong các bộ sƣu tập của cô. Prada luôn đƣợc xếp ra khỏi phần còn lại của thế giới thời trang bởi vì thƣơng hiệu không bao giờ chạy theo trào lƣu phong cách và các họa tiết đang thịnh hành, mà luôn tạo ra sự tinh xảo và khuynh hƣớng riêng cho mình.
1.4.4. Quản lí và sản xuất
Từ những năm 70, sản xuất hàng dệt may trên thế giới đã có xu hƣớng chuyển dịch dần từ các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, Mỹ , Anh, Pháp… sang các nƣớc đang phát triển. Ở các nƣớc phát triển, khối lƣợng hàng dệt may xuất khẩu giảm và khối lƣợng hàng dệt may nhập khẩu tăng nhanh. Các nƣớc đang phát triển trở thành ngƣời cung cấp chủ yếu trên thị trƣờng hàng dệt may thế giới, điển hình là các nƣớc mới công nghiệp hóa (NICs), Trung Quốc. Trong những năm 80 hàng dệt may của các nƣớc NIC (nƣớc công nghiệp mới) đã chiếm đến 1/4 khối lƣợng buôn bán hàng dệt và 1/3 tổng khối lƣợng buôn bán hàng may trên thế giới. Theo thống kê của GATT Thị Trƣờng trong năm 1988 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Trung Quốc là 11,4 tỷ USD đứng hàng thứ năm trên thế giới, Hồng Kông là 18,2 tỷ USD đứng đầu thế giới, nếu tính xuất khẩu ròng thì Nam Triều Tiên đạt 11,9 tỷ USD đứng thứ nhất,Trung Quốc đạt 9 tỷ USD,đứng thứ ba sau Italia.
Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 1988 [7]
Đơn vị :Triệu USD Tên nƣớc Thị trƣờng Hàng dệt Hàng may Thị trƣờng Tổng cộng Thị trƣờng Xuất khẩu Thị trƣờng Hồng Kông 4 6.400 11.800 1 18.200 11 6.100 6 Italia 2 7.500 9.100 2 16.600 2 9.900 2 Đức 1 10.000 5.400 4 16.000 3 7.200 5 Triều Tiên 5 4.700 8.700 3 13.400 4 11.900 1 Trung Quốc 3 6.500 4.900 5 11.400 5 9.000 3 Đài Loan 7 4.500 4.700 6 9.200 6 8.300 4 Pháp 6 4.600 3.300 7 7.900 7 3.100 7 Tổng 44.200 47.900 92.100 55.500
Nhƣ vậy các vị trí hàng đầu về xuất khẩu dệt may đang chuyển sang các nƣớc đang phát triển đặc biệt là các nƣớc thuộc khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á.
Quá trình chuyển dịch này thể hiện rất rõ nét ở các nƣớc thuộc EU, những nƣớc trƣớc đây là những cƣờng quốc xuất khẩu hàng dệt may. Tính chung từ năm
1980 đến 1989 số công nhân trong ngành dệt của các nƣớc EU đã giảm tới 220.000 ngƣời cụ thể la Pháp “tính theo %” là 6,2; CHLBĐ 31,5; Anh 24,7; Italia 16. Trong 2 năm 1992-1993 quá trình này còn diễn ra mạnh mẽ hơn.
Ngành dệt ở các nƣớc EU đang cải tổ sâu sắc một mặt do thế hệ đã rời khỏi ngành và ngƣời ta thích đầu tƣ vốn vào những ngành dịch vụ nhẹ nhàng hơn nhƣ du lịch , hàng mỹ nghệ,bất động sản; mặt khác do các hãng lớn đang đẩy mạnh chuyên môn hoá với việc mua cổ phần ở các nƣớc ngoài biên giới Châu Âu, nhất là những nơi có giá nhân công rẻ để hạ giá thành sản phẩm. Nhƣ hãng QUELL của Đức có tới 2/3 cổ phần thực hiện ở các nƣớc ngoài Châu Âu nhƣ: Hồng Kông, Trung Quốc,Philipin, Việt Nam,Mađagatxca.
Phần lớn các hãng công nghiệp Châu Âu đều chuyển thành các hãng thƣơng mại chẳng hạn nhƣ hãng Z.ZONE của Pháp có 1/3 hàng mua tại các nƣớc Đông Nam Á, 1/3 hàng do các xí nghiệp vùng Trung Đông cung cấp, chỉ có 1/3 hàng do các xí nghiệp gia công hàng của Pháp cung cấp; tập đoàn công nghệ dệt may Shtailmanhai của Đức đã sản xuất 55% sản phẩm của mình ở các nƣớc Đông Âu, 18% tại các nƣớc Châu Á, chỉ giữ lại 27% sản xuất tại Đức. Sang những năm của thập kỷ 90, quá trình chuyển dich không chỉ diễn ra ở các nƣớc phát triển mà còn bắt đầu diễn ra ở các nƣớc NICs, là những nƣớc đang phát triển đã vƣơn tới những ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lƣợng kỹ thuật cao, tốn ít lao động, mang lại nhiều lợi nhuận( nhƣ ngành công nghiệp điện tử) và giá nhân công ngày càng tăng. Khi tiền công lao động ngày càng gia tăng thì sức mạnh cạnh tranh trong sản xuất mặt hàng dệt may ở các nƣớc này giảm đi rõ rệt. Ngành dệt may ở các nƣớc này có xu hƣớng chuyển dần sang các nƣớc ASEAN, khu vực Nam Á và các nƣớc lân cận có nhiều lao động rẻ hơn.Điều này đã góp phần thúc đẩy ngành Dệt May ở các nƣớc ASEAN và các nƣớc lân cận trong đó có Việt Nam phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.
1.4.5. Phân phối
Hiện nay những nƣớc xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới là Hồng Kông, Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Pháp, Đức. Những nƣớc
nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới là Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Hồng Kông. Hồng Kông là một trong những nƣớc xuất khẩu chủ yếu hàng may. Các nhà sản xuất Hồng Kông đa nguyên liệu sang các nƣớc Đông Nam Á gia công sản phẩm may mặc để khai thác nhân công rẻ rồi xuất đi ƣớc thứ ba. Có thể nói Hồng Kông là một thị trƣờng lớn cung cấp cung cấp các nguyên phụ liệu cho ngành may.
1.4.6. Quảng bá bán hàng
Thị trƣờng thời trang may sẵn trên thế giới luôn diễn ra sôi động. Các cửa hàng dệt may tăng khá nhanh.Khách hàng luôn tìm thấy các sản phẩm mới nhƣng số lƣợng có hạn. Các khách hàng mua những sản phẩm có thể đặt qua trung gian, đặt qua mạng.
Các cửa hàng luôn chọn địa điểm đẹp nhất trong những thành phố chính, bày những hàng đẹp nhất qua cửa sổ còn bên trong bày biện một cách tinh vi.
1.4.7. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Thị trƣờng thời trang may sẵn trên thế giới luôn có các hoạt động chăm sóc khách hàng rất ƣu ái nhƣ trình chiếu các đoạn quảng cáo, cuộc thi bình chọn nhà bán lẻ tốt nhất, sản xuất một số bộ phim tài liệu với tiêu đề về thƣơng hiệu của mình, khuyến khích tự đƣa ra các quyết định liên quan đến dịch vụ khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào cần thiết, Trang web và các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến đƣợc thiết kế và tối ƣu nhằm đảm bảo các khách hàng trực tuyến luôn nhận đƣợc hỗ trợ tốt nhất. “Phần quan trọng của dịch vụ trực tuyến là chăm sóc khách hàng tốt nhất