TÌNH HÌNH THỜI TRANG MAY SẴN VIỆT NAM VÀ THỊTRƢỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thiết kế thời trang may sẵn việt nam (Trang 38 - 52)

MAY SẴN VIỆT NAM

1.5.1. Hiện trạng thời trang may sẵn Việt Nam và thị trƣờng may sẵn Việt Nam 1.5.1.1. Bối cảnh chung[8]

Đứng trong top 10 các nƣớc xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới nhƣng thị trƣờng thời trang Việt Nam trong một thời gian dài lại nằm trong tay những nhãn

hiệu đến từ nƣớc ngoài.

Cùng với làn sóng những sản phẩm trung bình từ Trung Quốc, Thái Lan… lan khắp các tỉnh thành, cơn sóng của những thƣơng hiệu thời trang cao cấp từ những nƣớc châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang phủ kín những trung tâm mua sắm lớn tại các TP lớn, khiến ngành may mặc, thời trang Việt Nam chao đảo…

Theo thống kê chƣa đầy đủ của các DN kinh doanh thời trang, đến thời điểm hiện tại, có gần 200 thƣơng hiệu thời trang ngoại đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị trƣờng, tiêu thụ mạnh nhất là những thƣơng hiệu tầm trung nhƣ Giordano, Bossini (châu Á) và tầm cao nhƣ CK, Mango, D&G…

Theo các chuyên gia, điều đáng lo ngại nhất là dù đã nỗ lực đổi mới nhƣng các thƣơng hiệu thời trang Việt Nam đang rất khó khi phải cạnh tranh với hàng hiệu nƣớc ngoài. Canifa – Thƣơng hiệu thời trang của Cty Cổ phần Thƣơng mại và Dịch vụ Hoàng Dƣơng là một ví dụ.

Chủ tịch HĐQT một Công ty thời trang lớn cho rằng, khó khăn là có thực, sự cạnh tranh không chỉ từ các thƣơng hiệu ngoại mà từ hàng nhập lậu Trung Quốc, nhƣng nếu DN chú tâm, có chiến lƣợc tốt và có tâm huyết với thƣơng hiệu của mình thì vẫn sống đƣợc. Tuy nhiên, câu chuyện của số đông DN may mặc khi tìm cách chiếm lĩnh, chiếm lại "sân nhà" thật sự không dễ dàng. Ngay các DN lớn nhƣ: Việt Tiến, Việt Thắng, May Nhà Bè, May 10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và một số doanh nghiệp may mặc thời trang tƣ nhân cũng gặp khó khi liên tiếp cho ra đời các dòng nhãn hiệu thời trang từ cao cấp đến bình dân để phục vụ thị trƣờng nội địa nhƣng vẫn bí đầu ra.

Nhƣ vậy ngành công nghiệp thời trang Việt Nam cần một cuộc đại tu toàn diện từ sản xuất, thiết kế, phân phối đến chiến lƣợc marketing để có thể đủ sức bám trụ, tồn tại sau trận đại hồng thủy đổ bộ của của nhiều thƣơng hiệu quốc tế. Nếu không có cuộc đại tu toàn diện, các bên liên quan tham gia vào chuỗi sản xuất của ngành may mặc, bên cạnh lợi ích đƣợc hƣởng, sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi chỉ có thể tận dụng lợi ích một chiều và hoàn toàn bị động.

Nghịch lý hiện nay ở chỗ, mặc dù sở hữu nhiều yếu tố gồm kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực gia công, lực lƣợng nhà thiết kế trẻ, duy trì mức tăng trƣởng liên tục về lƣợng khách quốc tế hàng năm, ngành thủ công truyền thống lâu đời và bề dày văn hóa. Tuy nhiên, tầm vóc phát triển của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam vẫn rất chậm, thiếu sự đồng bộ và mang tính chất tự phát thay vì đƣợc quy hoạch bài bản.

1.5.1.2. Nguyên liệu[9]

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, trong năm 2014, Việt Nam nhập các loại nguyên liệu thô nhƣ bông, sợi polyester, sợi viscose để sản xuất đƣợc trên 900.000 tấn sợi. Tuy nhiên, do khâu đoạn sản xuất vải trong nƣớc chỉ hấp thụ đƣợc khoảng trên 300.000 tấn nên 70% khối lƣợng sợi dành cho xuất khẩu.

Trong khi đó, hàng năm ngành dệt may trong nƣớc cần khoảng 8,7 tỷ mét vải nhƣng với năng lực và công nghệ yếu, Việt Nam chỉ sản xuất đƣợc khoảng 3 tỷ mét vải/năm. Nhƣ vậy, để hiện thực hóa đƣợc lợi thế về thuế quan trong các FTA, Việt Nam phải nhanh chóng bổ sung năng lực sản xuất gần 6 tỷ mét vải/năm. Con số này chỉ mới xét tới nhu cầu hiện tại chứ chƣa tính đến sự tăng trƣởng của dệt may Việt Nam tại các thị trƣờng xuất khẩu nhƣ EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2014, doanh thu xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 24 tỷ USD, dự báo năm 2015 sẽ là 28 tỷ USD. Tuy tăng trƣởng ấn tƣợng song có một thực tế là tỷ lệ nguyên liệu và phụ liệu nội địa còn hết sức khiêm tốn, chỉ đạt 55%. Tỷ lệ này chƣa cao chủ yếu là ở khâu đoạn dệt nhuộm còn yếu kém, khiến cho việc sản xuất sợi dệt nhuộm hạn chế theo.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành Dệt May về nguyên phụ liệu, các chuyên gia của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thƣơng cho rằng, Nhà nƣớc nên khuyến khích các nhà đầu tƣ chọn đầu tƣ vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu và yếu, nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng giá trị sản xuất tại Việt Nam (từ vải thô, chƣa tẩy trắng thành vải hoàn thiện).

Để phục vụ sản xuất trong nƣớc, nhu cầu về các mặt hàng vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may tăng nhanh trong thời gian tới. Việc phụ thuộc quá nhiều vào một

vài nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ hạn chế phát triển và sản xuất của các doanh nghiệp. Do đó việc đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu ngoài khu vực ASEAN và Trung Quốc là một trong những nhu cầu cấp thiết của ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ có thể là giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Hình 1.10. Hội nghị hợp tác dệt may Việt Nam- Ấn Độ[10]

Bên cạnh đó thị trƣờng vải may mặc hiện nay, bên cạnh thị trƣờng vải cao cấp của các nƣớc phát triển, thị trƣờng vải bình dân hàng Trung Quốc gần nhƣ chiếm vị trí thống soái trên thị trƣờng từ bắc vào Nam, còn vải nội vẫn “khiêm tốn” chiếm thị phần nhỏ bé trên thƣơng trƣờng.

Tại chợ vải Ninh Hiệp, vải Trung Quốc giá bán chỉ bằng ½ vải nội, loại vải rẻ nhất chỉ khoảng 13.000-17.000đ/m, đắt nhất cũng chỉ 50.000đ/m. Những loại vải tiêu thụ mạnh trong mùa hè nhƣ thun lạnh, thun 3 chiều, 4 chiều, xô xƣớc, đũi hoặc vải 100% cotton do Trung Quốc sản xuất, giá cũng chỉ 20.000-40.000đ/m. Không chỉ chợ vải Ninh Hiệp mới có tình trạng vải ngoại, nhất là vải Trung Quốc chiếm lĩnh mà tại các kiot kinh doanh vải tại chợ Hôm, Đồng Xuân, dọc phố Phùng Khắc Khoan đều tràn ngập các mặt hàng vải có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc một số nƣớc ASEAN sản xuất.

chúng ta cứ xuất vải thô mà nhập vải tinh. Chúng ta phải phấn đấu rất nhiều trong việc tăng cƣờng trao đổi công nghệ mới sao cho ngành dệt nhuộm hoàn tất phát triển.

Hầu hết nguyên liệu sợi, vải phục vụ cho ngành Dệt May Việt Nam phải nhập từ nƣớc ngoài, phần lớn là từ Trung Quốc (không phải là thành viên của TPP). Do đó, nếu không sử dụng nguồn nguyên liệu trong nƣớc hoặc các nƣớc trong TPP, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng sang Mỹ và các nƣớc trong TPP.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2014, doanh thu xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 24 tỷ USD, dự báo năm nay sẽ là 28 tỷ USD. Tuy tăng trƣởng ấn tƣợng song có một thực tế là tỷ lệ nguyên liệu và phụ liệu nội địa còn hết sức khiêm tốn, chỉ đạt 55%. Tỷ lệ này chƣa cao chủ yếu là ở khâu đoạn dệt nhuộm còn yếu kém, khiến cho việc sản xuất sợi dệt nhuộm hạn chế theo

Nguyên do là ngành phải nhập quá nhiều nguyên phụ liệu cho sản xuất khi chỉ chủ động đƣợc 1% nhu cầu bông, 20,2% nhu cầu vải. Riêng với nguyên liệu sợi, ngành dệt may có năng lực sản xuất 6 triệu cọc sợi mỗi năm nhƣng do chất lƣợng không đạt yêu cầu nên chỉ 30% sản lƣợng sợi đƣợc sử dụng cho sản xuất.[10]

Nhƣ vậy ngành Dệt May Việt Nam vẫn chƣa chủ động tạo đƣợc nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lƣợng cao trong nƣớc phù hợp yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu mà phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (khoảng 60-70%). Ngành Dệt May chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trƣờng Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Ngành Dệt May Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu 90% bông nguyên liệu, 100% nhu cầu xơ sợi tổng hợp, 50% nhu cầu sợi bông và 80% vải khố rộng. (Theo bản tin dệt may tháng 12 năm 2015)

Theo ông Thái Tuấn Chí, Giám đốc công ty dệt Thái Tuấn: vải Trung Quốc đƣợc tiêu thụ mạnh là bởi mẫu mã phong phú, quan trọng nhất là giá rẻ. Chẳng hạn vải quần tây co dãn của Thái Tuấn có giá hơn 40.000đ/m, còn vải Trung Quốc chỉ 20.000đ/m. Thậm chí chỉ cần 15.000-20.000 đồng là đã có mét vải Trung Quốc loại trung bình, loại đẹp cũng chỉ từ 25.000-35.000 đồng/mét, khổ từ 1,6-1,8m.

Vậy có thể nói nguyên liệu ngành may nƣớc ta thị trƣờng vải nội địa nƣớc ta có thể cạnh tranh với vải ngoại không chỉ bằng giá bán mà còn cần phải phát triển hệ thống phân phối, chăm lo chất lƣợng, quảng bá sản phẩm thƣơng hiệu.Tuy nhiên, vải Trung Quốc cũng có điểm kém hơn vải nội là chất liệu không bằng nhƣng khiếm khuyết này đã đƣợc bù bằng mẫu mã đa dạng, giá bán rẻ. Trong khi ngƣời dân hiện không còn tâm lý ăn chắc mặc bền mà thích thay đổi thƣờng xuyên nên họ thƣờng chọn mua vải giá rẻ.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành Dệt May về nguyên phụ liệu, các chuyên gia của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thƣơng cho rằng Nhà nƣớc nên khuyến khích các nhà đầu tƣ chọn đầu tƣ vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu và yếu, nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng giá trị sản xuất tại Việt Nam (từ vải thô, chƣa tẩy trắng thành vải hoàn thiện). Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp dệt may đáp ứng đƣợc các quy tắc xuất xứ, hƣởng ƣu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa tới các nƣớc thành viên trong các FTA, mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho lao động Việt Nam.[11]

1.5.1.3. Nhà thiết kế

Các nhà thiết kế Việt Nam hiện nay đƣợc chia làm 2 nhóm: tôn thờ truyền thống và chạy theo văn hóa phƣơng Tây. Nhóm đầu tiên mải mê vinh danh văn hóa dân tộc mà quên đi dòng chảy đƣơng đại không ngừng nghỉ của vòng quay thời trang. Trong khi đó, nhóm thứ hai là chạy theo văn hóa phƣơng Tây làm mất đi bản sắc dân tộc. Thuật ngữ bản sắc luôn đƣợc nhắc đến khi hội nhập văn hóa, chú trọng việc gìn giữ những giá trị truyền thống tránh bị “hòa tan” trƣớc làn sóng hội nhập nhƣ vũ bão. Tuy nhiên, gìn giữ văn hóa không đồng nghĩa với việc có cái nhìn cực đoan về xu hƣớng.

Các nhà thiết kế hiện nay chỉ dừng lại ở khả năng phát triển mẫu (thay đổi dựa trên mẫu có sẵn) chứ chƣa tạo đƣợc phong cách cá nhân. Chính vì vậy mới có trƣờng hợp “đạo” thiết kế bị báo chí lên tiếng chỉ trích.

Thời gian gần đây thị trƣờng thời trang trong nƣớc chứng kiến sự trỗi dậy của những nhà thiết kế trẻ. Điểm chung ở họ là lòng nhiệt huyết, tinh thần cầu tiến,

chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu bài bản, am hiểu thị trƣờng và đặc biệt đủ tiềm lực tài chính để duy trì sức sống của thƣơng hiệu. Ở phân khúc cao cấp, Phƣơng My, Đỗ Mạnh Cƣờng, Rue des Chats của An Hƣơng Trần và Lê Minh, Lý Quý Khánh, Devon London của Devon Nguyễn, Valenciani của Adrian Anh Tuấn, đƣợc nhìn nhận là những ngôi sao sáng. Phần lớn trong số họ đều đƣợc đào tạo bài bản tại các ngôi trƣờng nƣớc ngoài và ít nhiều có những trải nghiệm kinh doanh nhất định.

Trong số họ, rất nhiều ngƣời đã thành công trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh. Phƣơng My là một điển hình tiêu biểu cho thế hệ nhà thiết kế trẻ tài năng, tƣ duy nhạy bén của một nhà kinh doanh. Hiện nay, các mẫu thiết kế của Phƣơng My đƣợc bán tại các trung tâm thƣơng mại, cửa hiệu thời trang sầm uất tại Pháp, Singapore và Kuwait. Không hài lòng với những gì đã đạt đƣợc, Phƣơng My tiếp tục sứ mệnh “đem chuông đi đánh xứ ngƣời” tại nhiều kinh đô thời trang trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giới mộ điệu trong nƣớc có thể tự hào khi nhìn thấy những mẫu thiết kế của Devon Nguyễn đƣợc bán tại cửa hiệu Concept Store Y, London.

Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ƣu đãi từ các chính sách nhà nƣớc, ngành dệt may đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.

1.5.1.4. Quản lí và sản xuất

Mô hình sản xuất của ngành May: đƣợc xếp vào mô hình sản xuất lắp ráp,

rời rạc (Discrete). Mô hình này có các đặc thù chính sau:

Một mã sản phẩm có nhiều size và màu. Khách hàng đặt hàng với số lƣợng theo từng size và màu. Vì đặc điểm này mà các bộ phận bán hàng, mua hàng, sản xuất phải quản lý chi tiết đến từng size màu. Ví dụ giá theo size màu, số lƣợng theo size màu, hạn giao theo size màu, …

Cùng với khâu thiết kế, quảng bá sản phẩm, tổ chức sản xuất thì hệ thống phân phối đƣợc xem là một trong 4 khâu quan trọng để phát triển sản phẩm. Không chỉ riêng ngành hàng dệt may mà hiện nay có rất nhiều sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam đều vƣớng ở khâu phân phối. Thiếu kênh phân phối thì sản phẩm của doanh

nghiệp sẽ không có nhiều cơ hội để tiếp cận ngƣời tiêu dùng.

Phát triển kênh phân phối không phải là chuyện dễ làm, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ. Nhiều doanh nghiệp dệt may lớn đã từng thừa nhận, việc đầu tƣ thuê mặt bằng, xây dựng hệ thống bán lẻ riêng chủ yếu để doanh nghiệp làm thƣơng hiệu hơn là kinh doanh. Trong thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, hàng tồn kho lớn, sức mua lại giảm mạnh, việc mở rộng đầu tƣ hệ thống bán lẻ là điều không tƣởng.

Năm 2012, mặc dù ngành Dệt May toàn cầu gặp nhiều khó khăn song xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trƣởng trên 8%. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trƣờng lớn vẫn tăng trƣởng ổn định mặc dù nhập khẩu dệt may nói chung vào các thị trƣờng này đều tăng chậm, thậm chí giảm. Cụ thể nhập khẩu dệt may vào thị trƣờng Mỹ năm 2012 giảm 0,5% nhƣng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9,2%; nhập khẩu dệt may vào Nhật Bản tăng 8% nhƣng nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh 19,3%; thậm chí tại thị trƣờng Hàn Quốc khi nhập khẩu dệt may vào thị trƣờng này giảm 7% thì nhập khẩu từ Việt Nam vẫn tăng 9%. Điều này cho thấy dệt may Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín tại các thị trƣờng truyền thống.

Riêng trong 4 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may của nƣớc ta đạt 5,1 tỉ USD, tăng trƣởng 20,3%. Điều đáng nói là, xuất khẩu các mặt hàng may mặc của Việt Nam tăng trƣởng mạnh tại các thị trƣờng mới, không phải thị trƣờng truyền thống của Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng ASEAN tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trƣớc. Campuchia là nƣớc đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong khối ASEAN, với kim ngạch tăng 103% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại một số thị trƣờng khác cũng có mức tăng trƣởng mạnh nhƣ sang Na Uy tăng 134,6%, sang New Zealand tăng 120%, sang Australia tăng 37%... Nhƣ vậy, không ỷ lại vào các thị trƣờng lớn sẵn có, dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng đối tác sang các thị trƣờng mới và tiềm năng[13].

Ngoài các nƣớc Nhật, Hàn Quốc, Mỹ Việt Nam còn xuất khẩu sang một số nƣớc và đạt tổng kim ngạch nhƣ sau:

Bảng 1.2. Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc sang một số nƣớc và đạt tổng kim ngạch

Số liệu xuất khẩu hàng dệt may năm 2014. ĐVT:USD Thị trƣờng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 so với năm 2013(%) Tổng kim ngạch 20.948.909.338 17.946.691.155 +16,73 Hoa Kỳ 9.819.813.966 8.611.612.086 +14,03 Nhật Bản 2.623.669.574 2.382.583.772 +10,12 Hàn Quốc 2.092.300.622 1.640.697.940 +27,53

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thiết kế thời trang may sẵn việt nam (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)