Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thiết kế thời trang may sẵn việt nam (Trang 26 - 28)

1.3.3.1. Những năm 1900s - 1950s (nửa đầu thế kỷ 20)

Những nhà máy công nghiệp cỡ lớn bắt đầu xuất hiện, đẩy nhanh tiến độ phát triển của ngành Công nghiệp thời trang. Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian này, những cuộc thế chiến liên tiếp diễn ra. Khái niệm về chất lƣợng và các quy chuẩn đồng bộ hóa đƣợc hình thành rõ nét hơn trong những xƣởng sản xuất quần áo. Ngƣời tiêu dùng, sau khi đã đƣợc tận hƣởng những thay đổi tích cực về mặt chất lƣợng sản phẩm, bắt đầu nâng cao tiêu chuẩn chọn lọc hơn trong việc mua sắm quần áo.

Hình1.2. Những nhà máy công nghiệp cỡ lớn bắt đầu xuất hiện [4] 1.3.3.1. Những năm 1960s-2000s (cuối thế kỷ 20)

Đây mới thực sự là khoảng thời gian mà ngành công nghiệp fast fashion phát triển với tốc độ nhƣ „diều gặp gió‟. Vào những năm 1960s, giới trẻ bắt đầu thể hiện

sự ƣa chuộng với những nhãn hàng thời trang giá rẻ nhƣng vẫn phải hợp thời. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng một cách hiệu quả nhất, những hãng quần áo liền nhanh chóng di dời nhà máy sản xuất qua những nƣớc đang phát triển, để đảm bảo đƣợc nguồn nhân công dồi dào và giá thành phải chăng.

Hình1.3. Các thƣơng hiệu đã bắt đầu di dời nhà máy sản xuất qua những quốc gia đang phát triển [4]

Những cái tên lớn trong ngành công nghiệp fast fashion nhƣ ZARA, H&M, Topshop hẳn đều rất quen thuộc với mỗi ngƣời chúng ta. H&M có bề dày lịch sử lâu đời nhất, với cửa hàng đầu tiên ở Thụy Điển khai trƣơng vào năm 1947. H&M tiếp tục mở rộng địa bàn đến Anh quốc vào năm 1976 và chính thức xâm nhập vào thị trƣờng thời trang của Mỹ năm 2000. Tƣơng tự, cửa hàng đầu tiên của ZARA đƣợc khai trƣơng tại Tây Ban Nha vào năm 1975 và thƣơng hiệu đã tiếp tục phát triển bền vững đến tận bây giờ với tiêu chí đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Cụm từ „fast fashion‟ đƣợc sử dụng lần đầu tiên để miêu tả về tốc độ của ZARA vào những năm đầu tiên thâm nhập thị trƣờng Mỹ tại New York (1990).

Hình 1.4. H&M, ZARA và Topshop là những cái tên lớn trong làng công nghiệp fast fashion 1.3.3.3. Ngày nay

Đến thời điểm hiện tại, những thƣơng hiệu fast fashion vẫn đang rất đƣợc ƣa chuộng trong giới mộ điệu. Fast fashion cũng tạo đƣợc chỗ đứng vững chắc trong ngành Công nghiệp thời trang với sự ủng hộ của rất nhiều yếu nhân nhƣ công nƣơng Kate Middleton và phu nhân Michelle Obama. Ngoài hai điểm mạnh lâu đời của fast fashion nhƣ giá mềm và hợp mốt, fast fashion còn đƣợc xem là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho phong trào “dân chủ hóa”, để ai ai cũng có thể sử dụng thời trang nhƣ là một tuyên ngôn của cá nhân mà không bị phụ thuộc vào tầng lớp xã hội hoặc thu nhập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thiết kế thời trang may sẵn việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)