Nguồn gốc xã hội: “Ngân hàng tự phát” để bù đắp cho sự thiếu hụt

Một phần của tài liệu Hiện tượng ngân hàng tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới việt trung (Trang 71 - 83)

cơ chế giải quyết thương mại biên giới

Đầu tiên, lối thanh toán thương mại biên giới ngân hàng thương mại chính quy Việt – Trung không được lưu thông. Chủ yếu biểu hiện là ngân hàng thương mại chính quy không kinh doanh dịch vụ đổi tiền nhân dân tệ ra đồng tiền Việt Nam trao để đổi trực tiếp. Khi nhà xuất khẩu nước đối phương đòi hỏi phải thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt trong khi ngân hàng thương mại chính quy không có đủ số tiền yêu cầu, vì thế “Ngân hàng tự phát” đã giải quyết số tiền cần thanh toán. Ngân hàng thanh toán thương mại biên giới trong tình trạng bị động. Nguyên nhân chủ yếu do hai bên không vận hành ngân hàng thương mại chính quy vào kinh doanh dịch vụ trao đổi trực tiếp tiền nhân dân tệ và tiền Việt Nam. Tình trạng này do giữa ngân hàng chính quy Việt – Trung còn thiếu một cơ chế củng cố và thanh toán đồng tiền mặt Việt Nam và tiền nhân dân tệ của Trung Quốc. Đồng tiền Việt Nam biến động lớn, cùng với cơ chế củng cố thanh toán bù trừ của ngân hàng chưa được hình thành. Các thương nhân Trung Quốc cho rằng nắm giữ đồng tiền Việt Nam sẽ có rủi ro lớn. Vì vậy, ngân hàng thương mại chính quy Trung Quốc không muốn cầm giữ đồng tiền Việt Nam. Ngoài ra, cũng vì giữa ngân hàng hai bên hệ thống bình bổ thanh toán còn chưa được hoàn thiện. Đồng thời, ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không muốn giữ đồng tiền mặt Việt Nam quá nhiều. Năm 2007, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam xuất hiện kinh doanh nhân dân tệ suy sụp và xin Cục Quản lý Ngoại tệ chi nhánh tỉnh Vân Nam đề xuất sẽ lấy số tiền đã đặt trong tài khoản ngân hàng Kiến thiết 300 triệu tiền nhân dân tệ đổi sang tiền đô la Mỹ và chuyển giao trở

63

lại cho Việt Nam. Đó là một sự việc điển hình về lối thanh toán bù trừ của hai bên Việt – Trung không lưu thông. Thứ hai là tỷ giá ngân hàng chính quy thiếu quyền định giá tỷ lệ đổi tiền nhân dân tệ với tiền Việt Nam. Mặc dù, Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc tỉnh Vân Nam chi nhánh Hà Khẩu trong năm 2004 đã đưa đầu treo bảng giá tỷ lệ đổi tiền nhân dân tệ với tiền Việt Nam. Ngân hàng Công thương Trung Quốc Chi nhánh Quảng Tây năm 2011 đã đưa ra quầy giao dịch treo bảng giá đổi nhân dân tệ với đồng tiền Việt Nam. Tiếp theo là Ngân hàng Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây, Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Quảng Tây cũng Bắt đầu treo bàng giá đổi tiền nhân dân tệ với đồng tiền Việt Nam, nhưng hiện nay tỷ giá thị trường nhân dân tệ với đồng tiền Việt Nam vẫn do “Ngân hàng tự phát” quyết định. Chủ yếu là do ngân hàng thương mại chính quy hai bên còn chưa tham gia vào lĩnh vực chuyển đổi trực tiếp của nhân dân tệ và đồng tiền Việt Nam dẫn đến tình hình “Ngân hàng tự phát” nhất thống tỷ giá. Ngân hàng chính quy mất quyền định giá. “Ngân hàng tự phát” có tính chất kinh doanh với chi phí vận hành thấp, báo giá hấp dẫn, cung cấp tiền bạc và tình hình nhu cầu về những lợi thế thị trường phản ứng nhanh. Mặc khác “Ngân hàng tự phát” trong một thời gian dài phát triển và mở rộng, đã có quy mô quỹ lớn và có thể liên hợp với nhiều nhà “Ngân hàng tự phát” triển khai dịch vụ. Nếu ngân hàng thương nghiệp chính quy treo bảng giá đổi tiền nhân dân tệ và đồng tiền Việt Nam không căn cứ theo sự biến hóa cung ứng của thị trường và nhu cầu điều chỉnh kịp thời sẽ phát sinh từ cơ hội lợi nhuận. Đồng thời, có thể sẽ bị “Ngân hàng tự phát” tấn công. Do đó, để bảo vệ phòng chống tỷ giá rủi ro, ngân hàng thương mại chính quy có thể không đưa ra một mức giá niêm yết hợp lý và ngân hàng thương mại chính quy Việt – Trung cũng bị mất quyền định giá tỷ giá đổi tiền đồng nhân dân tệ với tiền Việt Nam. Theo tài liệu năm 2011 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Trung tâm Chi nhánh Nam Ninh cho biết: hiện tại, “Ngân hàng tự phát” định giá tỷ lệ đổi tiền nhân dân tệ ra đồng tiền Việt Nam vẫn là ưu thế chủ đạo tỷ giá thị trường của tiền nhân dân tệ ra đồng tiền Việt Nam. Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam đã chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp. Từ quan điểm của

64

Trung Quốc, hệ thống quản lý thanh toán thương mại biên giới không thống nhất, các ngân hàng thương mại chính quy ở khu vực biên giới Quảng Tây, Vân Nam khi tiến hành công việc thanh toán thương mại qua biên giới đã phù hợp với các thỏa thuận cơ quan ký kết giữa Ngân hàng của mình và đại lý Việt Nam ký hiệp ước để đặt ra quy định phương pháp quản lý thanh toán thương mại biên giới của Ngân hàng mình và không có hệ thống quản lý thanh toán thương mại biên giới thống nhất. Kết quả là tỷ giá nhân dân tệ so với đồng tiền Việt Nam, lệ phí kinh doanh và các thủ tục lưu trình khác đối với quá trình này là không thống nhất, không tiện cho khách hàng đến các ngân hàng khác nhau để giao dịch và cũng không tiện cho cơ quan quản lý tài chính thống nhất quản lý. Từ quan điểm phía Việt Nam, chính phủ Việt Nam để thực hiện một số chính quyền hạn chế ngoại hối của ngân hàng để thực hiện việc thanh toán thương mại qua biên giới. Một là, chính phủ Việt Nam chỉ cho phép đồng nhân dân tệ ở nước láng giềng trong khu cửa khẩu kinh tế và khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc lưu thông và sử dụng, chỉ cho phép Ngân hàng Công thương chính quy Việt Nam tại khu kinh tế cửa khẩu và khu biên giới tiến hành kinh doanh dịch vụ nhân dân tệ. Thứ hai, đối với doanh nghiệp Việt Nam gửi tiền nhân dân tệ tại lãnh thổ Trung Quốc không được công nhận, nếu thu tiền xuất khẩu mà không chuyển tiền vào địa phận Việt Nam, sẽ không được hưởng xuất khẩu hoàn thuế. Những chính sách này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam và cá nhân trong nước ta làm dịch vụ thanh toán. Trong nội địa Việt Nam dùng tiền nhân dân tệ sẽ bị hạn chế. Mặt khác, các ngân hàng thương mại chính quy Trung Quốc và Việt Nam có cách quản lý tài khoản thanh toán thương mại biên giới của riêng mình, các điều khoản sử lý dịch vụ kinh doanh liên quan không thống nhất, không có lợi cho doanh nghiệp thanh toán thương mại qua biên giới giữa hai bên. Mặt khác, các ngân hàng thương mại chính qui Trung Quốc và Việt Nam có cách quản lý tài khoản thanh toán thương mại biên giới của riêng mình, các điều khoản sử lý dịch vụ kinh doanh liên quan không thống nhất, không có lợi cho doanh nghiệp thanh toán thương mại qua biên giới giữa hai bên. Đó là vì cơ chế thanh toán thương mại biên

65

giới Việt – Trung tồn tại trong những vấn đề chủ yếu trên và “Ngân hàng tự phát” sẵn sàng chấp nhận rủi ro biến động tỷ giá tiền Viẹt Nam. Hoạt động trao đổi trực tiếp giữa đồng nhân dân tệ và đồng tiền Việt Nam có thể huy động quy mô lớn quỹ tiền tệ. Vì vậy, “Ngân hàng tự phát” trong việc thanh toán thương mại biên giới Trung - Việt vẫn đóng một vai trò quan trọng. Khi nhập khẩu thương mại biên giới phải trả tiền của nước kia. Ngân hàng thương mại chính quy cần phải cấp vốn tiền mặt đồng nhân dân tệ hoặc đồng tiền Việt Nam. Chỉ có “Ngân hàng tự phát” mới có quỹ dự trữ ngoại tệ để được giúp đỡ. Như vậy, “Ngân hàng tự phát” bù đắp thiếu sót của lối thanh toán ngân hàng thương mại biên giới Việt – Trung không lưu loát, là thanh tính cuối cùng và người điều hòa thanh toán thương mại biên giới có thể bảo vệ tiến hành trôi chảy của các thanh toán thương mại biên giới trong khu vực biên giới Trung - Việt .

 Nguồn gốc kinh tế

“Ngân hàng tự phát” chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tài chính thanh toán thương mại biên giới số lượng nhỏ và dân biên giới đi lại buôn bán thanh toán biên mậu tại khu vực biên giới Trung - Việt . “Ngân hàng tự phát” là một sản phẩm đặc biệt của hoạt động thương mại quá cảnh ở khu vực biên giới, tuy nhiên, không phải tất cả thương mại biên giới được đều cần “Ngân hàng tự phát” tham gia, công ty lớn trong khu bảo thuế, do sự giám sát nghiêm ngặt của hải quan, thường có một hệ thống giải quyết thanh toán tiêu chuẩn sẽ không chọn “Ngân hàng tự phát” để làm dịch vụ thanh toán. “Ngân hàng tự phát” chủ thể nhu cầu tài chính chủ yếu là các doanh nghiệp triển khai mậu dịch số lượng nhỏ và cá nhân để thực hiện đi lại buôn bán thương mại biên giới. Thực hiện việc xuất nhập khẩu mậu dịch của các công ty nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ thường là kinh tế tài chính yếu kém, hệ thống kế toán tài chính không hoàn hảo, nhưng các ngân hàng thương mại chính quy để xử lý các doanh nghiệp kinh doanh thanh toán thương mại biên giới có điều kiện thẩm định nghiêm ngặt hơn. Nhiều công ty nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ có thể không cung cấp tài liệu và thủ tục cần thiết cho ngân hàng chính quy. Do đó không thể thông qua

66

ngân hàng chính quy làm thủ tục thanh toán và chuyển đổi tiền, đối với cá nhân dân biên giới trong khi đi lại buôn bán mậu dịch biên giới và để tiến hành các hoạt động kinh doanh cũng vậy. Trong khu vực biên giới Trung - Việt, nhiều dân biên giới nhập khẩu trái cây sấy khô, nước hoa, thuốc mỡ Bạch hổ đặc sản Việt Nam về, hoạt động theo hình thức bán kinh doanh cá thể; dân biên giới của Trung Quốc cũng đi ra cửa khẩu sang Việt Nam để mang theo quần áo, các đồ điện gia dụng nhỏ, đặc sản hàng hoá Trung Quốc hoạt động kinh doanh. Những thương hiệu biên mậu này vốn ít, tính lưu động lớn, thường là do thiếu trình độ chuyên môn, giấy tờ chứng minh không đầy đủ mà không được các cơ quan liên quan cấp giấy cho phép kinh doanh mậu dịch biên giới. Ngưỡng cửa của ngân hàng thương mại chính quy hơi cao và thủ tục rườm rà phức tạp hơn cũng làm cho việc giao dịch khó mà thông qua ngân hàng chính quy tiến hành thanh toán. Ngoài ra, do hoạt động biên giới thương mại có đặc điểm lượng nhỏ, giao dịch liên tiếp, tính lưu động lớn, vì vậy các công ty và thương hộ cá nhân trong khu vực biên giới từ lâu đã rất ưu chuộng cho việc sử dụng thanh toán bằng tiền mặt. Đặc biệt là dân biên giới đi lại buôn bán với nhau trong các khu vực biên giới. “Ngân hàng tự phát” có ưu thế như thủ tục đơn giản, tính năng thuận tiện nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thương mại biên giới nhỏ và dân biên giới đi lại buôn bán với nhau trong các khu vực biên giới. Những năm gần đây, với sự phát triển sâu của Khu vực tự do Trung Quốc - ASEAN, tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và thương mại biên giới số lượng nhỏ và dân biên giới đi lại buôn bán với nhau trong các khu vực biên giới Việt Nam nổi lên đà tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2012, tổng số xuất nhập khẩu của thương mại biên giới Quảng Tây với Việt Nam là 8,348 tỷ USD, tăng 33,6%; năm 2011, tổng số xuất nhập khẩu của thương mại biên giới giữa Vân Nam và Việt Nam là 290 triệu USD, tăng 35 %; Năm 2011, thành phố Đông Hưng Quảng Tây thương mại biên giới là 1,475 tỷ USD, tăng 53,6% [41], so với Vân Nam và Việt Nam thương mại biên giới và dân biên giới đi lại buôn bán với nhau trong các khu vực biên giới điểm kinh doanh có đà phát triển rất tốt. Theo quy mô mậu dịch của tỉnh Quảng Tây, Vân Nam thương mại

67

biên giới không ngừng mở rộng, thương mại biên giới cá thể và dân biên giới đi lại buôn bán thương mại biên giới đối với “Ngân hàng tự phát” nhu cầu thanh toán và đổi tiền cũng theo quy mô kinh doanh mở rộng mà không ngừng tăng thêm. “Ngân hàng tự phát” hoạt động kinh doanh sẽ trở nên sôi nổi hơn.

“Ngân hàng tự phát” ngoài dịch vụ chủ yếu là phục vụ thương mại biên giới nhỏ và dân biên giới đi lại buôn bán mậu dịch. Nó ngày càng đa dạng hơn. Loại hình kinh doanh được phục vụ tốt hơn cho nhu cầu khác của thị trường giao dịch chủ thể trong khu vực biên giới.

Thứ nhất, trong khu vực biên giới Trung - Việt có nhiều doanh nghiệp trung

bình, nhỏ và hộ kinh doanh cá nhân thực lực tài chính yếu kém, trình độ chuyên môn chưa đầy đủ, khó mà để có được nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng thương mại chính quy. Do đó, khi vốn của những doanh nghiệp trung bình, nhỏ và hộ kinh doanh cá nhân này khó chu chuyển không thể trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu bên kia, thông thường đều làm dịch vụ bảo đảm thủ tục tạm ứng tiền hàng tại “Ngân hàng tự phát”, có những doanh nghiệp trung bình và nhỏ và cá thể hộ kinh doanh vì trong cơ chế tài chính chính quy khó mà có được hộ trợ cho nên đã trở thành nhóm khách hàng ổn địch của” Ngân hàng tự phát”. Năm 2003, Vân Nam có một công ty có một số tiền thanh toán trước rất lớn, thông qua điều tra cho thấy, công ty đó dài hạn trong trạng thái lỗ vốn, vốn lưu động khoảng trống lớn. Nó chủ yếu lấy tiền ngoại tệ đổi về là để sử dụng cho việc trả tiền lương và bù vảo khoản chống của vốn lưu động. Vì thế, chúng ta có thể thấy rằng công ty này có xu hướng đã thông qua “Ngân hàng tự phát” tiến hành góp vốn ngắn hạn.

Thứ hai là đối với thương khách Trung - Việt sự cần thiết đến nước đối phương

du lịch, tiêu thụ hoặc đầu tư mà nói các hộ kinh doanh muốn tiền địa phương tồn tại thì nhiều thương nhân cần phải đi vào sâu lãnh thổ của nước khác, đổi một số tiền của nước đó, để trả tiền hàng nhưng các ngân hàng thương mại chính quy còn chưa mở dịch vụ tiền nhân dân tệ đổi ra tiền mặt Việt Nam. Vì vậy, du khách sẽ thông qua “Ngân hàng tự phát” để trao đổi tiền.

68

Thứ ba, đối với một số dân biên giới Việt Nam, bởi vì trong những năm gần đây

giá trị của đồng nhân dân tệ ổn định và tăng cao, còn đồng tiền Việt Nam thì trong sự mất giá và liên tục xuống giá. Do đó, có một số dân biên giới Việt Nam thông qua “Ngân hàng tự phát” đổi đồng tiền Việt Nam chuyển đổi thành nhân dân tệ và sau đó gửi vào tài khoản trong ngân hàng thương mại chính quy của Trung Quốc, hy vọng sẽ làm tăng giá tài sản bảo hiểm rủi ro tiền tệ của họ.

“Ngân hàng tự phát” có lợi thế kinh doanh nghiệp vụ đa dạng, hiệu quả và thuận tiện của nó để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tài chính của người chủ thể các thị trường khác nhau và hiện tại thông qua các “Ngân hàng tự phát” thanh toán thương mại đại đa số là hợp pháp thương mại, có thể thấy rằng, “Ngân hàng tự phát” đối với sự phát triển của thương mại biên giới Trung - Việt trong việc thúc đẩy vẫn đóng một vai trò lớn hơn.

 Tính hạn chế của Ngân hàng thương mại chính quy

Mặc dù, trong những năm gần đây ngân hàng thương mại chính quy theo hướng dẫn của cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc bước xây dựng hệ thống thanh toán thương mại biên giới nhưng” Ngân hàng tự phát” so với các ngân hàng thương mại chính quy vẫn có những lợi thế riêng của mình. Các ngân hàng thương mại chính quy trước mắt vẫn còn khó khăn để hoàn toàn thay thế

Một phần của tài liệu Hiện tượng ngân hàng tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới việt trung (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)