Mậu dịch Trung – Việt giai đoạn 199 1 2000

Một phần của tài liệu Hiện tượng ngân hàng tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới việt trung (Trang 31 - 33)

Ở Giai đoạn này, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 78,42%. Nhưng chỉ từ năm 1991 - 1995 số lượng xuất khẩu đạt đến 116,52% tỷ lệ tăng trưởng trung bình, cùng một thời kỳ với tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu bình quân cả nước lên tới 6,54 lần. Sự bùng nổ của tốc độ tăng trưởng kinh tế do Việt Nam bắt đầu cải cách và mở cửa. Trong thời gian này, mối quan hệ Việt Nam với Mỹ còn chưa bình thường hóa, Việt Nam chưa gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thứ hai, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm mất mối quan hệ truyền thống thương mại với Việt Nam. Thứ ba, Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần gũi là thị trường lớn nhất của Việt Nam, giao thông vận tải thuận tiện đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho thương mại của hai bên.

Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 1991 – 2000

23

Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hàng hóa với tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 40,5%, thấp hơn so với giai đoạn trước đó, nhưng vẫn còn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam ở giai đoạn này là 1,8 lần. Vẫn ở thời kỳ này, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giảm tăng trưởng vì thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Nhưng đến năm 2000, số lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt 1.05 tỷ USD, đây là lần đầu tiên xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc vượt quá hơn ranh giới 1 tỉ USD. Về phần Nhập khẩu từ năm 1991 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình đã tăng 87,8%. Để đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng của người dân Việt Nam, để phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa cỡ hàng lớn từ Trung Quốc. Từ giai đoạn năm 1996 đến năm 2000 Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc số lượng hàng hóa tăng trưởng khá ổn định.

Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu Trung - Việt từ năm 1991 đến năm 2000

Năm Kim ngạch xuất khẩu (Đô la Mỹ) Kim ngạch nhập khẩu (Đô la Mỹ)

Mậu dịch bằng xuất nhập khẩu

(Đô la Mỹ) Tỷ giá nhập khẩu (%) 1991 19.1 18.4 +0.7 +3.7 1992 95.6 31.8 +63.8 +66.7 1993 135.8 85.5 +50.3 +37 1994 295.7 144.2 +151.5 +51.2 1995 361.9 329.7 +32.2 +8.9 1996 340.2 329.0 +11.2 +3.3

24

1997 474.1 404.4 +69.7 +14.7

1998 440.1 515.0 -74.9 -17

1999 746.1 683.4 +63 +8.4

2000 1536.4 1401.1 +135.3 +8.8

Nguồn tư liệu: Vụ châu Á-Thái Bình Dương. Bộ Công Thương đơn vị triệu USD, tỷ giá % Thời kỳ này, Việt Nam tổng giá trị nhập khẩu là 3.332.9 triệu USD tăng 5,46 lần so với giai đoạn 1991 - 1995. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 1997 là 22,9%, năm 1999 là 32%, vào năm 2000 tốc độ tăng lên dữ dội đến 105%. Trên cán cân thương mại, giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 Việt Nam đã được duy trì bởi thặng dư xuất khẩu. Chỉ riêng năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thặng dư lên tới 135.300.000 USD. Năm 1991 đến năm 2000 tổng thặng dư đạt 502.800.000 USD chiếm 185,7% lượng tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc [7]. Nhưng điều đáng chú ý rằng ở giai đoạn này xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thặng dư tăng giảm không ổn định.

Một phần của tài liệu Hiện tượng ngân hàng tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới việt trung (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)