Nguồn gốc lịch sử của “Ngân hàng tự phát”

Một phần của tài liệu Hiện tượng ngân hàng tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới việt trung (Trang 65 - 71)

Năm 1949 - 1990: Giai đoạn kinh doanh lẻ tẻ. Trung Quốc và Việt Nam vào ngày 18/01/1950 chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu dần dần mở rộng đi lại mậu dịch kinh tế. Tháng 2/1953, hai chính phủ Trung Quốc và Việt Nam ở Bắc Kinh, đã ký “Hiệp ước về việc mở cửa thương mại biên giới nhỏ giữa hai nước”. Tháng 02/1954, chính phủ hai nước lại cùng ký “Hiệp định về thương mại biên giới giữa hai nước”. Từ đó, thương mại biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đã chính thức triển khai hợp tác kinh tế và thương mại. Tỉnh Quảng Tây và Vân Nam gần sát với khu vực biên giới Việt Nam, hai bên hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn, cư dân biên giới hai nước đi lại thương xuyên, mậu dịch biên giới số lượng nhỏ và dân biên giới giao lưu chợ búa ngày càng đông vui hơn. Nhưng, vì lúc đó Trung Quốc và Việt Nam đều mới được thành lập và trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài, tất cả đều phải xây dựng lại, các tổ chức chính phủ trong tất cả các lĩnh vực quản lý thương mại biên giới vẫn chưa hoàn hảo, không có tổ chức hoặc cơ quan chuyên môn phụ trách về thanh toán thương mại biên giới chuyên dụng trong lĩnh vực tài chính, không thể đáp ứng nhu cầu của chủ thể khu biên giới hai nước Việt – Trung. Trong trường hợp này, một số người có đầu óc buôn bán ở biên giới đã nắm được cơ hội bày quầy hàng doanh nghiệp nhỏ hoạt động dịch vụ đổi tiền, bởi vì hầu hết dân biên giới hai bên đều tiến hành thương mại biên giới nhỏ, giao dịch mậu dịch số lượng nhỏ, dân biên giới hai bên cũng đều quen thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt và vì cơ quan tài chính chính phủ không thành lập dịch vụ đổi tiền đồng Nhân dân tệ ra đồng tiền Việt Nam. Vì vậy, các quầy hàng nhỏ đổi tiền phổ biến này rất được sự hoan nghênh cả hai bên. Loại

57

kinh doanh theo hình thức bán rong này, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu. Đây là dịch vụ đổi tiền ngoại tệ, tổ chức truyền thống này có chức năng giống như ngân hàng được dân địa phương gọi là “Ngân hàng tự phát”. “Ngân hàng tự phát” vì thế mà ra đời. “Ngân hàng tự phát” được thành lập sớm chủ yếu là thực hiện thanh toán thương mại biên giới Việt – Trung thuận tiện, nâng cao hiệu quả giao dịch thanh toán và thu trả kinh phí, là một tổ chức nhỏ và rải rác, nằm rải rác ở các khu vực biên giới Trung - Việt . Từ năm 1960 đến năm 1970, tình hình chính trị trong nước và quốc tế ở Trung Quốc và Việt Nam đều bất ổn, không có thời gian quan tâm đến mậu dịch biên giới hai bên. Trên một mặt vì năm 1961, Việt Nam nằm trong thời điểm cứu quốc chống Mỹ khốc liệt khó khăn. Cho đến khi giải phóng miền Nam Việt Nam, năm 1975, cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam mới kết thúc. Khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng chiến tranh Mỹ - Việt Nam, luôn luôn nằm trong một trạng thái canh phòng cao độ. Mặt khác, từ năm 1966 đến năm 1976 là thời kỳ “cách mạng văn hóa” [12] của Trung Quốc, nền kinh tế đã xây dựng trì trệ, thương mại biên giới với Trung - Việt cũng suy giảm theo. Đặc biệt là, sự suy thoái của quan hệ Trung - Việt vào năm 1979, sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. Cho đến năm 1989, trong thời gian mười năm, các cuộc xung đột biên giới Việt – Trung không ngừng, các cửa khẩu và các lối thông quan bị đóng cửa, quan hệ giữa chính phủ hai nước bị gián đoạn, thương mại biên giới Việt – Trung nằm trong trạng thái bế tắc. Trong thời gian này, trong khu vực biên giới Việt – Trung chỉ còn một phần nhỏ dân biên giới vẫn duy trì liên lạc với nhau, một số thương mại biên giới quy mô nhỏ giữa những con đường mòn vẫn còn tiến hành “Ngân hàng tự phát” cũng được đi kèm với thương mại biên giới rải rác tồn tại, nhưng quy mô hơi nhỏ.

 Giai đoạn 1991 - 1995

Năm 1991 quan hệ Việt – Trung bình thường hóa. Ngày 7/11/1991, đại diện chính phủ Trung Quốc và đại diện chính phủ Việt Nam tại Bắc Kinh đã ký

58

“Hiệp định lâm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và “Hiệp định thương mại giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, cả hai bên cần làm việc với nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới Việt – Trung và tích cực tạo điều kiện để từng bước mở lên 21 cặp cửa khẩu biên giới. Kể từ đó, chính phủ Việt Nam đã ký kết một loạt hiệp định kinh tế và thương mại có lợi phát triển kinh tế thuận lợi trong khu vực biên giới. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã cử đội điều tra đến khu vực biên giới, sau khi đến bốn tỉnh Quảng Tây, Tân Cương, Hắc Long Giang điều tra thực địa, đề xuất chính sách ưu đãi biên cho thương mại biên giới. Đây là hàng loạt phương pháp để phục hồi nhanh chóng và phát triển vì thương mại biên giới Việt – Trung bị chiến tranh đình trệ, thương mại biên giới Việt – Trung mỗi năm khối lượng ngày càng tăng cho thấy một xu hướng tốt. Sau khi thương mại biên giới Việt – Trung hoàn toàn phục hồi, doanh nghiệp thanh toán thương mại biên giới cũng hoạt động sôi nổi trở lại. Nhưng, do sự nhiễu loạn các yếu tố của chiến tranh và chính trị trong nước và ngoài nước lâu dài, chính phủ Việt – Trung đối với các khu vực biên giới mức độ hỗ trợ tài chính còn yếu. Do đó, hai bên Trung Quốc và Việt Nam ở giai đoạn này các ngân hàng chính quy còn chưa tham gia vào hệ thống thanh toán thương mại biên giới. Các giao dịch thương mại biên giới của Quảng Tây và Vân Nam khi mậu dịch với Việt Nam từ lâu đã quen sử dụng phương thức thanh toán là “một bên giao tiền, một bên giao hàng” thanh toán bằng tiền mặt, trong khi thanh toán theo đường chính thức khó khăn mà đáp ứng việc trao đổi thương mại chủ thể về tiền mặt, tăng nhanh việc thu vốn lại và nâng cao yêu cầu hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, thanh toán thương mại biên giới này giữa Quảng Tây, Vân Nam và Việt Nam trao đổi tiền tệ nhất là hai bên đổi tiền chủ yếu phụ thuộc vào thành phần tổ chức dân gian “Ngân hàng tự phát” để hoàn thành đổi tiền ngoại tệ. Sau khi, “Ngân hàng tự phát” bình thường hóa quan hệ hai nước, với sự thịnh vượng của thương mại biên giới đã được phát

59

triển nhanh chóng và vì không có ngân hàng chính quy can thiệp và cạnh tranh, “Ngân hàng tự phát” ở giai đoạn này đã trở thành một chủ đạo trong hệ thống thanh toán thương mại biên giới Trung - Việt .

* Năm 1996 - 2004: Giai đoạn kiềm chế sự phát triển của “Ngân hàng tự phát” Đối với các hệ thống thanh toán thương mại biên giới Trung - Việt mà nói, năm 1996 là một năm có ý nghĩa tiêu biểu. Theo tháng 05 năm 1993 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Việt Nam đã ký tại Bắc Kinh “Hiệp ước về hợp tác và thanh toán”. Tháng 12 năm 1996, ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Đông Hưng và ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ở Móng Cái đã khai thông dịch vụ thanh toán thương mại biên giới. Việc làm này đánh dấu một chứng tỏ ngân hàng thương mại của Trung Quốc bắt đầu đi vào kinh doanh dịch vụ thanh toán thương mại biên giới. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Hà Khẩu cũng vào tháng 12 năm 1997 với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lào Cai ký kết hợp đồng hợp tác thanh toán thương mại biên giới. Cho đến nay, biên giới Trung Quốc với Việt Nam tại tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam, hai tỉnh đã đưa ra một ngân hàng chính thức để trao đổi giải quyết việc thanh toán biên mậu. Sau đó, trong sự phát triển kinh doanh thanh toán thương mại biên giới chính thức hơn, chuyển khoản, ủy thu, thư tín dụng và thanh toán thương mại biên giới khác nhiều sản phẩm mới đã đuợc đưa ra, hệ thống SWIFT an toàn và hiệu quả và dựa trên dịch vụ ngân hàng trực tuyến trên mạng “biên giới thông” cũng được sử dụng để tăng cường các ngân hàng chính quy biên hai bên hiệu quả giải quyết sự thanh toán thương mại. Thông qua sự mạnh mẽ thúc đẩy của ngân hàng thương mại chính quy của chính phủ hai nước Việt – Trung dịch vụ kinh doanh thanh toán thương mại biên giới đã được phát triển nhanh chóng. Sau khi ngân hàng thương mại chính quy can thiệp vào hệ thống thanh toán thương mại biên giới phần lớn đã thu hẹp không gian sinh sống của “Ngân hàng tự phát”, cơ quan quản lý tài chính ở Quảng Tây, Vân Nam đã nhiều lần đối với “Ngân hàng tự phát” và tổ chức kinh tế dân gian trong vùng biên giới tiến hành đả kích và

60

thanh lý, làm cho “Ngân hàng tự phát” có thời gian giảm xuống đáng kể. Đến năm 1998, chính phủ Việt Nam đã đưa pháp luật để cung cấp cho “Ngân hàng tự phát” có tính chất hợp pháp hóa. Tháng 05 năm 2002, Việt Nam ban hành giấy phép kinh doanh cho những “Ngân hàng tự phát” và chính sách biên giới hai bên trước khi đóng cửa khẩu bất cứ lúc nào. Xuất nhập cảnh không hạn chế, cho nên trong khu vực biên giới, nhiều dân xuất nhập cảnh tiến hành triển khai dịch vụ này. Đặc biệt là nhân viên dịch vụ Việt Nam sang Trung Quốc để tiến hành kinh doanh thường xuyên. Ở giai đoạn này, chỉ tính trong khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh Việt Nam có gần 50 [4] “Ngân hàng tự phát” đăng ký kinh doanh.

* Năm 2005 đến nay: Giai đoạn hòa hợp, đổi mới và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.

Kể từ khi cải cách năm 2005 của chế độ tỷ giá nhân dân tệ, đồng nhân dân tệ đã hình thành tình hình tỷ giá ổn định, cho nên tiền nhân dân tệ ở Việt Nam giá trị được tăng lên không ngừng. Tuy nhiên, bởi vì tiền nhân dân tệ và đồng tiền Việt Nam còn chưa thành lập một cơ chế trao đổi trực tiếp, thông qua “Ngân hàng tự phát” để tiến hành mậu dịch thực hiện việc thanh toán tiền hàng đã là một lựa chọn thanh toán của nhiều doanh nghiệp biên mậu số lượng nhỏ và dân thương khách biên giới Việt – Trung đi lại buôn bán, thúc đẩy sự phát triển của “Ngân hàng tự phát”. Sau nhiều năm với ngân hàng chính thức cạnh tranh và cải tiến phát triển. Hiện nay, “Ngân hàng tự phát” đã thay đổi rất nhiều so với giai đoạn đầu của sự phát triển. Từ quan điểm hình thức tổ chức xem, giai đoạn phát triển đầu của “Ngân hàng tự phát” nằm rải rác hoạt động kinh doanh theo cá nhân quầy hàng nhỏ. Giai đoạn này, số lượng của “Ngân hàng tự phát” giảm bớt, nhưng bằng cách từ hình thức tư nhân kinh doanh rải rác thay đổi thành thực thể kinh tế dân gian do tập đoàn có thế mạnh tài chính ra đứng đầu và lãnh đạo. Từ bề ngoài xem, dường như mọi nhà “Ngân hàng tự phát” vẫn tiếp tục là hình thức thực hiện bởi một hoặc hai nhà kinh doanh trên đường phố chào khách đến. Nhưng trên thực tế, hầu hết các chủ gian hàng nhỏ này đại đa số có các cơ quan quản lý cấp trên của họ. Một số còn có

61

2 đến 3 lớp cấp trên cơ quan quản lý. Họ chỉ là nhân viên lễ tân của “Ngân hàng tự phát”. Một số giao dịch lớn hoặc phức tạp vẫn còn phải xin ý kiến của cấp trên. Một vài “Ngân hàng tự phát” thuê nhân viên có kinh nghiệm của ngân hàng chính qui làm cố vấn, để họ học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh của ngân hàng chính quy. Mặt khác, từ quan điểm phạm vi kinh doanh, trong thời khoa học kỹ thuật “Ngân hàng tự phát” mới phát triển, dịch vụ của họ chủ yếu là đổi tiền, ngày nay hoạt động của “Ngân hàng tự phát” mở rộng trở nên đa dạng hơn, tính chất dịch vụ phong phú hơn về tài chính ngân hàng .Bởi vì có sức tài chính mạnh của tập đoàn đằng sau hậu trường hỗ trợ. Trong những năm gần đây, “Ngân hàng tự phát” phần nhiều phát triển sự trao đổi tiền ngoại tệ từ nơi xa và làm các dịch vụ đại lý thu tiền hàng, cho vay, với cái cách làm thủ tục nhanh tiện và hiệu quả cao, tốc độ thanh toán tiền nhanh, cơ sở thuận tiện cũng như tỷ lệ vốn giải quyết nhanh đã thu hút nhiều dân mậu dịch thương mại biên giới. Ngoài ra, “Ngân hàng tự phát” cũng tổ chức tài trợ thương mại, bảo lãnh và các giao dịch kinh doanh khác, các tài trợ thương mại, bảo lãnh đối tượng chính là những thương dân biên giới hoặc doanh nghiệp đã nhiều lần làm dịch vụ tại “Ngân hàng tự phát”, thường là căn cứ theo tình hình tín dụng của đối tượng tài trọ đề cung cấp cho số tiền bảo lãnh tài trợ khác nhau. Một số giao dịch cần phải cung cấp giấy chứng nhận tiền gửi ngân hàng hoặc gán nhà. Nhưng trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa “Ngân hàng tự phát” với ngân hàng chính quy ngày càng quyết liệt hơn. Để thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn hóa. Trung Quốc áp dụng chính sách thí điểm thanh toán thương mại nhân dân tệ qua biên giới, kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2009, tại Thượng Hải và Quảng Đông, Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải và Đông Hoàn bốn thành phố là nơi công tác thí điểm đi đầu triển khai thanh toán tiền nhân dân tệ thương mại qua biên giới. Ngày 22/06/2010, Hội đồng Nhà nước cho phép Bắc Kinh, Tây Tạng, Quảng Tây, Hải Nam, 18 tỉnh (khu tự trị và thành phố) là đợt thứ hai khu tỉnh thí điểm thanh toán tiền nhân dân tệ thương mại qua biên giới. Mặc dù bị ảnh hưởng của lối thanh toán giữa hai nước ngân hàng Việt – Trung không được lưu thông, kiểm soát

62

của chính phủ Việt Nam hạn chế ngoại hối và cơ chế liên quan không hoàn thiện và những yếu tố khác. Trung Quốc đối với dịch vụ thanh toán nhân dân tệ mậu dịch quá cảnh Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại. Nhưng với chính sách cải cách hoàn thiện không ngừng, thì sẽ có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện đối với các công ty thương mại biên giới sẽ chọn ngân hàng chính quy để làm thủ tục thanh toán thương mại biên giới.

Một phần của tài liệu Hiện tượng ngân hàng tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới việt trung (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)