Kết quả Holter điện tâm đồ 24h sau điều trị RF

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 70 - 73)

3.2.5.1. Kết quả về tần số tim sau điều trị RF

Bảng 3.21: Kết quả tần số tim trên Holter sau điều trị RF

Tần số tim (ck/p) N x ± SD Thấp nhất Cao nhất

Trung bình 45 82,47 ± 10,68 62 104

Nhanh nhất 45 123,91 ± 13,45 94 150

Chậm nhất 45 58,13 ± 9,77 43 92

Nhận xét: Tần số tim trung bình khi đeo holter sau RF là 82,47 ± 10,68 ck/p. Trong đó thấp nhất là 62 ck/p và cao nhất là 104 ck/p. Nhịp tim nhanh nhất trong khi đeo holter trung bình là 123,91 ± 13,45 ck/p và nhịp tim chậm nhất khi đeo holter trung bình là 58,13 ± 9,77ck/p.

Bảng 3.22: So sánh tần số tim trước và sau điều trị RF

Trước RF Sau RF P

Trung bình 75,07 ± 8,06 82,47 ± 10,68 P < 0,05

Nhanh nhất 122,91 ± 23,41 123,91 ± 13,45 P > 0,05

Chậm nhất 52,11 ± 7,95 58,13 ± 9,77 P < 0,05

Nhận xét: Tần số tim trung bình và tần số tim chậm nhất của nhóm nghiên cứu sau điều trị RF đều cao hơn hẳn so với trước RF với p < 0,05 (p = 0,001 và p = 0,001). Tuy nhiên trung bình của tần số tim nhanh nhất trong thời gian đeo Holter không có sự khác biệt với p > 0,05 (p = 0,78).

3.2.5.2. Kết quả về nhịp tim nhanh sau điều trị RF

Nhịp nhanh xoang trên holter điện tâm đồ sau điều trị RF

Nhịp nhanh xoang sau điều trị RF trên holter điện tâm đồ là số nhịp xoang có tần số ≥ 100ck/p. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 10 bệnh nhân ghi được nhịp nhanh xoang chiếm 22,22%. Trung bình là 9866,80 ± 10844,73 nhịp/24h. Trong đó thấp nhất là 666 nhịp/24h chiếm 1% tổng số nhịp tim trong 24 giờ của bệnh nhân, cao nhất là 30065 nhịp/24h chiếm chiếm 25%.

So sánh số nhịp nhanh xoang trước và sau điều trị RF

Bảng 3.23: So sánh số nhịp tim nhanh trước và sau điều trị RF

N x SD (ck/p) P

Trước RF 10 2240,60  2061,59

p < 0,05

Sau RF 10 9866,80  10844,73

Nhận xét: Nhịp nhanh xoang xuất hiện sau điều trị RF có số lượng lớn hơn so với trước điều trị RF có ý nghĩa thống kê với p = 0,028 < 0,05.

3.2.5.4. Kết quả về các RLNT trên holter điện tâm đồ sau điều trị RF

Bảng 3.24: Các rối loạn nhịp tim trên holter điện tâm đồ sau RF

Các rối loạn nhịp tim N %

NTT/N 30/45 66,7 Nhịp nhanh nhĩ ngắn 3/45 6,7 Rung nhĩ, cuồng nhĩ 0/45 0 NTT/T 19/45 42,2 Nhịp nhanh thất 0 0 Blốc nhĩ - thất các mức độ 0 0 Blốc nhánh 0 0 Cơn NNKPTT 0 0

Nhận xét: Trong thời gian ghi holter điện tâm đồ sau RF không phát hiện được ca nào có cơn NNKPTT tái phát. NTT/T có 19 ca chiếm 42,2%, trong đó có 1 ca đi thành chùm, 2 ca có 2 dạng khác nhau và 16 ca còn lại là đơn dạng đi lẻ tẻ. RLNT chủ yếu là NTT/N có 30/45 ca chiếm 66,7%. Có 3 ca nhịp nhanh nhĩ ngắn chiếm 6,7%. Không có blốc nhĩ – thất các mức độ.

Bảng 3.25: So sánh các rối loạn nhịp tim trên Holter trước và sau RF

Trước RF Sau RF NTT/N 17/45 30/45 Nhịp nhanh nhĩ 2/45 3/45 Rung nhĩ, cuồng nhĩ 0/45 0/45 NTT/T 15/45 19/45 Nhịp nhanh thất 2/45 0/45 BAV các mức độ 0/45 0/45 Cơn NNKPTT 4/45 0/45

Nhận xét: Bảng trên cho thấy sau điều trị RF các loại RLNT như: NTT/N, NTT/T, nhịp nhanh nhĩ gặp nhiều hơn so với trước khi điều trị RF. Có 17 bệnh nhân trước điều trị RF không có NTT/N nhưng sau điều trị RF lại xuất hiện trên holter điện tâm đồ 24h với số lượng trung bình là 1122 ± 134 NTT/24h, thấp nhất là 856 NTT/24h và cao nhất là 1345 NTT/24h. Trước điều trị RF, NTT/T thưa và lẻ tẻ, sau RF NTT/T có lúc đi thành chùm đôi nhưng không có nhịp nhanh thất, số lượng trung bình là 865 ± 231 NTT/24h, thấp nhất là 321 NTT/24h và cao nhất là 1213 NTT/24h. Chúng tôi không gặp trường hợp nào mà còn CNNKPTT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)