Các kỹ thuật đặc biệt sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 53 - 56)

2.2.4.1. Thăm dò điện sinh lý và điều trị RF

a. Địa điểm tiến hành: Phòng Tim mạch can thiệp, Viện Tim mạch,

Bệnh viện Bạch mai.

b. Trang thiết bị và các dụng cụ:

Hệ thống máy chụp mạch: Phillip hai bình diện.

Hệ thống thăm dò điện sinh lý tim của hãng Nihon Konden sản xuất tại Nhật bản.

Máy phát năng lượng sóng có tần số Radio: dùng triệt đốt

Các loại dây điện cực: do các hãng Cordis, St-Jude, Biotronik và Medtronics sản xuất.

c. Chuẩn bị BN trước thủ thuật:

- Kiểm tra lại các xét nghiệm cần thiết cho thủ thuật

- Ngừng tất cả các thuốc tim mạch, đặc biệt là các thuốc chống loạn nhịp tim. Thời gian ngừng thuốc ít nhất trên 5 lần thời gian bán huỷ của thuốc.

- Những BN lo lắng nhiều sẽ được tiêm tĩnh mạch Seduxen 5-10mg.

d. TDĐSL tim:

- Đo các khoảng dẫn truyền trong tim: dựa vào ĐTĐ 12 chuyển đạo kết hợp với điện đồ bó His để đo các khoảng điện đồ cơ bản bao gồm khoảng PA (bình thường: 25-55ms), AH (bình thường: 50-125ms), HV (bình thường: 35-55ms), độ rộng QRS, khoảng QT (bình thường: nam giới 430-460ms, nữ giới 440-470ms), TGCK nhịp cơ bản.

Hình 2.4. Đo các khoảng dẫn truyền trong tim[1].

CL: chiều dài chu kỳ nhịp cơ bản. HBE: độ rộng điện thế His. Các khoảng dẫn truyền trong tim khác: PA, AH, HV, QT.

- KT tim có chương trình: chủ yếu dựa vào 2 phương pháp là kích thích với tần số tăng dần và kích thích với mức độ sớm dần. Các phương pháp này được tiến hành ở cả nhĩ và thất nhằm xác định các đặc điểm ĐSL của hệ thống dẫn truyền trong tim và cơ tim đồng thời gây các cơn nhịp nhanh để chẩn đoán cơ chế dựa vào trình tự điện học và sử dụng một số nghiệm pháp.

Hình 2.5: Điện đồ trong buồng tim cơn AVNRT (VA = 40ms < 60ms)

e. Xác định vị trí đích và tiến hành triệt đốt bằng RF:

Sau khi đã chẩn đoán xác định cơn AVNRT hay cơn AVRT, chúng tôi tiến hành tìm và triệt đốt đường chậm hoặc đường phụ bằng sóng RF. Việc tìm và triệt đốt dựa vào 2 phương pháp là: dựa vào hình ảnh giải phẫu dưới sự hướng dẫn của màn huỳnh quang ( Anatomic approach) và dựa vào hình ảnh điện đồ trong buồng tim (Electrogram approach).

f. Thăm dò điện sinh lý lại:

- Đo các khoảng dẫn truyền trong tim: dựa vào ĐTĐ 12 chuyển đạo kết hợp với điện đồ bó His để đo các khoảng điện đồ cơ bản bao gồm khoảng PA, AH, HV, độ rộng QRS, khoảng QT, TGCK nhịp cơ bản.

2.2.4.2. Holter điện tâm đồ 24h

-Phương tiện: Đầu ghi holter điện tâm đồ 24h và phần mềm đọc kết quả

của các hãng Scottcare, GE sản xuất tại Mỹ, hãng Phillips sản xuất tại Hà Lan.

-Địa điểm: mắc holter điện tâm đồ cho bệnh nhân tại Viện tim mạch

Việt Nam

-Chuyên gia đánh giá kết quả holter: bác sĩ chuyên ngành tại Viện tim

mạch Việt Nam.

Hình 2.6: Theo dõi holter điện tâm đồ 24h

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 53 - 56)