Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn NNKPTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 47 - 51)

2.1.3.1. Tiêu chuẩn lâm sàng

Cơn nhịp nhanh có khởi phát và kết thúc đột ngột [6].

2.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn NNKPTT trên điện tâm 12 chuyển đạo

- Tần số cơn nhịp nhanh khoảng 140 đến 250 chu kỳ/phút.

- Sóng P thay đổi:

+ AVNRT thể điển hình sóng P lẫn trong phức bộ QRS hoặc một phần phức bộ QRS tạo thành dấu hiệu giả sóng R ở chuyển đạo V1 hoặc dấu hiệu giả sóng S ở chuyển đạo DII, DIII, aVF[6].

+ AVNRT thể không điển hình sóng P đi sau phức bộ QRS với khoảng

RP > PR. Sóng P âm ở các chuyển đạo DII, DIII, aVF. Một số không thấy sóng

P do sóng P lẫn trong sóng T[6].

+ AVRT điển hình sóng P đi sau tách biệt khỏi phức bộ QRS, khoảng RP < PR. Sóng P âm ở chuyển đạo DII, DIII, aVF. Một số không thấy sóng P[6].

+ Nhịp nhanh nhĩ sóng P khác P xoang, khoảng RP > PR, khoảng PR phụ thuộc tần số nhĩ, có thể kèm với Block nhĩ thất độ II. Một số không thấy sóng P [6].

-Phức bộ QRS

+ Thanh mảnh ở hầu hết cơn NNKPTT. Phức bộ QRS giãn rộng khi cơn AVRT theo chiều ngược hoặc NNKPTT có block nhánh kèm theo [6].

2.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn NNKPTT bằng thăm dò điện sinh lý tim (ĐSLT). * Chẩn đoán AVNRT thể điển hình:

- Có bằng chứng của đường kép nút N-T chiều xuôi. - Trong cơn nhịp nhanh, khoảng AH > 180ms.

- Gây cơn nhịp nhanh phụ thuộc vào bước nhảy AH.

Hình 2.1: Bước nhảy AH: A1H1 = 356ms, A2H2 = 245ms, A1H1 – A2H2 = 111ms

* Chẩn đoán AVNRT thể nhanh-chậm

- Trong cơn nhịp nhanh: khoảng RP dài và sóng P âm ở các chuyển đạo DII, DIII, aVF.

- Trong cơn nhịp nhanh khoảng AH < 180ms. - Có bằng chứng đường kép nút N-T chiều ngược. - Gây cơn nhịp nhanh phụ thuộc vào bước nhảy VA

- Trong cơn nhịp nhanh điện thế nhĩ dẫn truyền ngược sớm nhất ở gần lỗ xoang vành hoặc phía trong lỗ xoang vành.

Hình 2.2: Điện tâm đồ trong buồng tim AVNRT thể nhanh - chậm

* Chẩn đoán cơn AVNRT thể chậm-chậm:

- Có bằng chứng đường kép nút N-T cả chiều xuôi và chiều ngược. - Trong cơn nhịp nhanh, khoảng AH> 180ms. Khoảng HV <60ms trên điện cực His

- Gây cơn nhịp nhanh phụ thuộc vào sự thay đổi đột ngột khoảng VA. - Trong cơn nhịp nhanh: điện thế nhĩ dẫn truyền ngược ghi được sớm nhất ở gần lỗ xoang vành.

* Chẩn đoán cơn AVNRT thể bên trái:

- Các tiêu chuẩn giống với thể điển hình ngoại trừ:

Không thể đốt đường chậm ở nhĩ phải hay trong xoang vành.

Khoảng HA trong cơn nhịp nhanh ngắn <15ms.

* Chẩn đoán cơn AVRT xuôi chiều:

- Có thể gây cơn bằng kích thích thất và kích thích nhĩ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong cơn thấy hình ảnh phức bộ điện thế His – thất – nhĩ, với khoảng HV gần tương tự với khoảng HV khi nhịp xoang.

- Hoạt động điện của nhĩ theo chiều ngược kiểu lệch tâm, tùy vị trí đường phụ mà có điện thế nhĩ dẫn truyền ngược ghi được sớm nhất ở vị trí tương ứng.

- Xác định vị trí đường phụ phải lập bản đồ nội mạc.

Hình 2.3: Điện đồ trong buồng tim cơn AVRT (VA = 135ms > 90ms)

* AVRT chiều ngược:

- Trong cơn nhip nhanh có QRS giãn rộng.

- Có thể tạo cơn bằng kích thích thất hoặc nhĩ.

- Trong cơn tim nhanh chỉ thấy hoạt động của thất và nhĩ không thấy

điện thế hoạt động của His vì điện thế hoạt động của His ẩn trong điện thế hoạt động của thất.

* Nhịp nhanh nhĩ:

- Hoạt hóa nhĩ sớm nhất không phải ở vị trí nút xoang.

- Khởi phát cơn nhịp nhanh bằng kích thích nhĩ theo chương trình, không làm thay đổi khoảng AH, AV, VA và độc lập với sự chậm trễ DT N-T ngay cả khi có blốc N-T.

- Nhịp nhanh có thể liên tục ngay cả khi có blốc N-T hoàn toàn hay chu kỳ Wenckebach.

- Trong cơn nhịp nhanh kích thích thất không cắt được cơn nhịp nhanh - Tiêm Adenosin hay Verapamil có thể gây phân ly nhĩ thất nhưng không cắt được cơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 47 - 51)