3.1.3.1. Đặc điểm lâm sàng
a. Triệu chứng cơ năng trong cơn NNKPTT trước RF
Biểu đồ 3.3: Triệu chứng cơ năng trong cơn nhịp nhanh trước RF
Nhận xét: Triệu chứng hồi hộp trống ngực xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân trong cơn nhịp nhanh. Triệu chứng tức ngực và khó thở cũng chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 97,8% và 95,6%. Triệu chứng ngất chỉ chiếm 26,7% và chủ yếu là ở nhóm AVRT với tỷ lệ 8/20 bênh nhân có ngất.
b. Các bệnh lý kèm theo
Bảng 3.5: Bệnh lý kèm theo
n %
Có bệnh lý kèm theo 9/45 20
THA 3/45 6,7
THA + Đái tháo đường 6/45 13,3
Nhận xét: Có 9 bệnh nhân có bệnh lý kèm theo chiếm 20% tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Trong đó có 3 bệnh nhân là chỉ có THA, và 6 bệnh nhân có cả THA và ĐTĐ.
3.1.3.2. Kết quả điện tâm đồ ngoài cơn nhịp nhanh trước RF
Bảng 3.6: Kết quả điện tâm đồ bề mặt trước điều trị RF
N x ± SD Thấp nhất Cao nhất
Tần số tim (ck/p) 45 75,56 ± 11,85 55 105
Khoảng PR (ms) 45 147,07 ± 15,01 121 187
Độ rộng QRS (ms) 45 85,01 ± 5,14 73 98
Các RLNT 45 0 0 0
Nhận xét:Kết quả cho thấy tần số tim trên điện tâm đồ bề mặt trước điều trị RF trung bình là 75,56 ± 11,85 ck/p, trong đó thấp nhất là 55 ck/p, cao nhất là 105 ck/p. Khoảng PR và độ rộng QRS đều nằm trong giới hạn bỉnh thường Không phát hiện rối loạn nhịp tim nào trên điện tâm đồ bề mặt trước điều trị RF.
Hình ảnh WPW trên ĐTĐ ở nhóm AVRT
Trong 45 BN nghiên cứu của chúng tôi có 20 BN có cơn AVRT. Trong 20 BN này có 9 BN với hình ảnh WPW trên ĐTĐ bề mặt chiếm 45%. Nhóm bệnh nhân AVRT không có hình ảnh WPW trên điện tâm đồ chiếm phần lớn với tỷ lệ 55%.