TRIỆT BỎ RỐI LOẠN NHỊP TIM NHỊPNHANH KỊCH PHÁT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 39 - 41)

THẤT BẰNG NĂNG LƯỢNG TẦN SỐ RADIO QUA DÂY THÔNG ĐIỆN CỰC (CATHETER)

Năng lượng có tần số radio (RF) có giới hạn tần số từ 300 KHz đến 2 MHz được sử dụng điều trị RLNT qua catheter tạo những tổn thương nhỏ tối thiểu, ít gây đau và không gây chấn thương khí áp (barotrauma) như phương pháp sử dụng tia sốc điện (DC shock) [14].

Phương pháp điều trị này càng được áp dụng rộng rãi để điều trị RLNT như hội chứng tiền kích thích (WPW), AVNRT, cắt nút nhĩ thất trong rung nhĩ trơ với điều trị bằng thuốc, TNN, cuồng nhĩ, tim nhanh do vòng vào lại tại nút xoang, tim nhanh thất, NTT/T và gần đây những rối loạn nhịp tim phức tạp như rung nhĩ, rối loạn nhịp thất sau nhồi máu cơ tim. Đây là phương pháp điều trị ngày càng được khuyến khích áp dụng vì là một phương pháp có thể điều trị khỏi một số rối loạn nhịp tim và thậm chí tỷ lệ biến chứng lại thấp hơn nhiều so với điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác[14].

Điều trị RLNT bằng phương pháp này bệnh nhân bao giờ cũng được tiến hành làm TDĐSL học tim.

Điều trị nhịp tim nhanh vào lại nút nhĩ thất.

Cơn AVNRT được hình thành trên cơ sở nút nhĩ - thất có hai đường dẫn truyền. Đường dẫn truyền chậm có tốc độ dẫn truyền chậm hơn và có thời gian trơ ngắn, đường dẫn truyền nhanh có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn và thời gian trơ dài. Vị trí của đường dẫn truyền chậm thường ở phía sau vòng van ba lá, gần lỗ xoang vành. Vị trí đường dẫn truyền nhanh ở ngay sát trên nút nhĩ thất. Điều trị RLNT này bằng cách triệt bỏ một trong hai đường dẫn truyền đó. Hiện nay hầu hết triệt bỏ đường dẫn truyền chậm [14].

Nhịp tim nhanh vào lại nhĩ thất (trong hội chứng tiền kích thích).

Để hình thành cơn AVRT đòi hỏi có đường dẫn truyền bất thường. Đường dẫn truyền bất thường gắn vào cơ tim co bóp hoặc các đường dẫn truyền bất thường gắn vào tổ chức dẫn truyền biệt hóa. Các đường dẫn truyền bất thường này có thể xuất phát và kết thúc ở bất kỳ vị trí nào của hệ thống dẫn truyền nhĩ thất. Đường dẫn truyền bất thường này có thể dẫn truyền xuôi chiều (anterograde) từ nhĩ xuống thất, ngược chiều (retrograde) từ thất lên nhĩ hoặc có thể theo cả hai chiều. Hội chứng WPW điển hình là đường dẫn truyền bất thường có thể dẫn theo cả chiều xuôi và chiều ngược. Hội chứng WPW không điển hình là đường dẫn truyền bất thường chỉ có thể dẫn truyền theo chiều ngược hay còn gọi là đường dẫn truyền ẩn (concealed). Khi hình thành cơn nhịp tim nhanh có thể sử dụng 2 đường dẫn truyền bất thường (đường phụ), hoặc một đường dẫn truyền qua đường phụ và một đường dẫn truyền qua đường nút nhĩ thất bình thường

Để điều trị cơn AVRT người ta phải tiến hành TDĐSL học tim, lập bản đồ nội mạc để xác định vị trí chính xác của đường phụ và triệt bỏ đường dẫn truyền bất thường bằng năng lượng có tần số radio qua catheter [14].

Nhịp tim nhanh nhĩ.

Rối loạn nhịp nhĩ do một số cơ chế, do đó phương pháp điều trị triệt bỏ rối loạn nhịp này bằng năng lượng tần số radio cũng phụ thuộc vào cơ chế gây rối loạn nhịp. Ví dụ nhịp tim nhanh do cơ chế một ổ thì phương pháp điều trị là triệt bỏ tạo nên một tổn thương ổ. Nếu nhịp tim nhanh do cơ chế vào lại thì phương pháp điều trị phải tạo tổn thương tiếp điểm. Đối với cuồng nhĩ điển hình do vòng vào lại và vùng isthmus là vùng quan trọng để tạo nên cuồng nhĩ nằm bên nhĩ phải, giới hạn phía trước là vòng van ba lá, phía sau là tĩnh mạch chủ dưới, gờ Eustachian và lỗ xoang vành thì phương pháp điều trị dễ dàng hơn đối với cuồng nhĩ không điển hình hoặc tim nhanh nhĩ vì vị trí ổ khởi phát có thể nằm bên nhĩ trái.

Khi triệt bỏ vòng vào lại gây nên cơn tim nhanh thì phải tạo nên tổn thương tiếp điểm từ vòng van ba lá tới tĩnh mạch chủ dưới và/ hoặc van eustachian và lỗ xoang vành.

Đánh giá kết quả triệt bỏ thành công là phải tạo nên tắc nghẽn hoàn toàn vùng isthmus, là tạo nên sự thay đổi rõ rệt của hoạt động nhĩ đặc biệt là ở vùng xoang vành khi tạo nhịp ở vùng lỗ xoang vành và vùng dưới nhĩ phải trước và sau khi đốt.

Đối với nhịp tim nhanh nhĩ cơ chế thường do ổ khởi phát, do đó triệt bỏ tạo nên tổn thương một điểm. Khi thăm dò điện sinh lý tim để lập bản đồ nội mạc thì tìm nơi có hoạt động điện sớm nhất của nhĩ và đó là nơi ổ khởi phát [14].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim sau điều trị cơn nhịp nhanh trên thất bằng năng lượng sóng có tần số radio (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)