Giải pháp cho trình độ nghiệp vụ yếu kém của khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng việt nam thịnh vượng PHÕNG DỊCH vụ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP MIỀN NAM (Trang 83 - 85)

2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫ n:

3.2.1.3 Giải pháp cho trình độ nghiệp vụ yếu kém của khách hàng

Đây là giải pháp hạn chế được rủi ro kỹ thuật về các sai sót trên chứng từ, điều chỉnh các điều khoản bất lợi. Điều này giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và

vì vậy cũng góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy nhân viên ngân hàng phải luôn niềm nở nhiệt tình giải quyết mọi công việc của khách hàng trong các thủ tục cần thiết, không gây khó khăn cho khách hàng, giúp khách hàng tránh được những rủi ro không đáng có.

Trước hết, ngay từ đầu, không phải chỉ khi đợi khách hàng đến xin mở thư tín dụng ngân hàng mới bắt đầu công việc của mình. Ngân hàng phải tư vấn cho khách hàng ngay từ khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, nên chọn điều kiện thương mại nào, đưa vào những điều khoản ra sao để có lợi nhất. Hoạt động nhập khẩu ở nước ta mới phát triển thực sự trong vài năm trở lại đây nên các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam còn lúng túng và thiếu kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng thương mại như thế nào để bảo vệ quyền lợi của công ty mà không làm ảnh hưởng đến tập quán thương mại quốc tế. Chẳng hạn khách hàng của ngân hàng là nhà nhập khẩu, thoả thuận mua theo giá CFR hoặc FOB thì mọi rủi ro sau khi đã qua lan can tàu sẽ chuyển qua người mua, nếu có rủi ro trong quá trình vận chuyển mà không thuộc trách nhiệm bồi thường của hãng tàu, hàng hoá chưa được mua bảo hiểm thì sẽ rất rủi ro cho nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành. Vì vậy, ngân hàng nên xem xét và để nghị khách hàng nên cam kết mua bảo hiểm hàng hoá trước khi mở L/C.

Ngân hàng tư vấn cho khách hàng những điểm sau:

Người nhập khẩu nên mở loại thư tín dụng nào cho phù hợp, nên tránh thư tín dụng chuyển nhượng vì thủ tục lòng vòng gây khó khăn trong thanh toán, cũng như không nên mở thư tín dụng miễn truy đòi.

Người nhập khẩu nên đưa những điều khoản nào vào thư tín dụng, không nên đưa quá nhiều điều khoản phức tạp vào L/C vì có thể dẫn đến sai sót hoặc gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc đáp ứng được bộ chứng từ, ảnh hưởng đến thời gian thanh toán.

Người nhập khẩu nên chấp nhận yêu cầu gì của bên xuất khẩu khi mở L/C, sửa đổi L/C sao cho không làm tổn hại đến lợi ích của mình.

Người nhập khẩu nên mở L/C vào thời gian nào để đúng hợp đồng và hạn chế thời gian ký quỹ.

Người nhập khẩu nên chọn ngân hàng thông báo và thanh toán có quan hệ đại lý với VPBank - Phòng DV KH DN Miền Nam.

Khi bộ chứng từ có sai sót, ngân hàng nên liên hệ với người mua để xem bên bán giao hàng như thế nào, người mua có sẵn sàng thanh toán không. Nếu người mua từ chối thanh toán, ngân hàng phải thông báo cho bên bán trong vòng 7 ngày làm việc. Nếu hàng hoá giao sai hợp đồng mà bộ chứng từ vẫn hợp lệ, ngân hàng nhờ các ngân hàng đại lý cung cấp thông tin về nhà xuất khẩu, nếu cần có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng việt nam thịnh vượng PHÕNG DỊCH vụ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP MIỀN NAM (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)