Đặc điểm mặt hàng cá tra,basa Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác marketing xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường mỹ (Trang 35)

1. TÌNH HÌNH XUẤT KHAU THUỶ SẲN NÓI CHƯNG VÀ MẶT HÀNG CÁ TRA, BASA NÓI RIÊNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

2.3.1.Đặc điểm mặt hàng cá tra,basa Việt Nam

Cá basa có tên là Latin Langasius Bocourti SauVage, thuộc dòng cá mà tiếng Anh gọi là Catíish. Cá tra, basa có xuất sứ từ vùng Cơatrê và Stung trơng (Campuchia). Những quả chứng cá tra, basa theo dòng chảy, chảy vào sông Tiền của Việt Nam (chính vì vậy cá basa còn có tên là Basa Mêkông). Hai tính đồng thấp và An Giang là đầu nguồn được nhân giống cá tự nhiên này, cũng từ đó hai địa phương này được coi là trung tâm của nghề nuôi cá tra, basa.

- Từ nơi đây cá tra, basa được người dân sông nước vùng đồng bằng Sông Cửu Long chú ý. Tra, basa được phát triển ở dạng bè của nhiều nơi không chỉ ở Châu Đốc, Tân Châu (An Giang), Hông Ngự Đồng Tháp mà đã đến Phung Hiệp Thốt Nốt (Cần Thơ), Tiền Giang, Bến Tre... với mỗi bè dài 3.5 m được làm từ ghỗ sao với hệ thống kèo chắc chắn, có mạng lưới dày bao bọc, neo chéo cố định bè. Có hai loại hình nuôi cá tra và basa, đó là nuôi bè và nuôi hầm. Giá xuất xưởng của hai loại cá này cũng khác nhau, cá tra, basa nuôi bè có giá trị cao hơn nuôi hầm do chi phí ban đầu cho bè và duy trì cho bè lớn hơn cá nuôi trong hầm, trong khi chi phí chăm sóc cá tại hầm giảm hơn do tỷ lệ cá bị cuốn trôi ít hơn. So với cá basa, cá tra có nhiều ưu điểm hơn dẫn đến giá thành thấp hơn nhiều. Khi bán cho doanh nghiệp chế biến, giá hai loại cá này không chênh lệch nhau nhiều. Thịt cá tra tốt không thua kém cá basa. Giá thành sản phẩm basa rìllet thấp hơn bình quân ĨUSD/kg so với cá basa. Đây là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể giá xuất khẩu cá da trơn Việt Nam. Khi xuất sang nước ngoài, hai loài cá này đều có chữ “Basa” trong thương hiệu (Cá Tra còn được gọi là “hypobasa”). Cá bè có chất lượng cao hơn dùng nhiều cho xuất khẩu, còn cá hầm số lượng nuôi chưa nhiều vì nông dân không có đất.

Chuyên đê thực tập tốt nghiệp Nguyên Thị Đông - TMQT41B

Mỗi năm một bè cá cho sản lượng thấp nhất là 57 kg/ m3, trung bình là 100 kg/m3 và cao nhất là ĩ 50 kg/m3 với giá thành sản xuất chí khoảng 8000đ/kg

Nghề nuôi cá bè nơi đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi, tạo nên những ưu thế hẳn về chất lượng cá, về chi phí sản xuất, giá thành và giá bán so với những nước khác kể cả Mỹ, nước đã và đang kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá trên thị trường của họ.

Bảng 9: So sánh cá tra và cá basa Việt Nam

Nguồn: Công ty AF1EX và các hộ nuôi cá ở An Giang và Vĩnh Long

Lơi thê của Cá basa , tra ViêtNam

- Ngư dân nuôi cá cá tra, basa đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thuỷ sản.

- Chi phí nhân công rẻ (trong khi Mỹ cao gấp 40 lần của Việt Nam: 400.000-500.000 đ/tháng so với 8-10 USD/ giờ công). Người nuôi cá tra, basa chỉ lấy công làm lãi tận dụng lao động nông nhàn

- Thức ăn là cám, bã rượu, khoai sắn, bột cá và những loại nguyên liệu sẵn có với giá rẻ hơn nhiều so với thức ăn công nghiệp của Mỹ.

- Công nghệ sản xuất cá Basa nhân tạo của Việt Nam hiện nay đã chủ động thay thế giống cá tự nhiên nên rất rẻ (400-5OOđ/con giống dài 12cm)

- Một lợi thế khí hậu của Nam Bộ luôn ấm áp, cá nuôi bè chỉ cần 8-10 tháng cá đạt 1 kg đến 12 tháng đạt 1.2-1.4 kg/con. Còn nuôi cá nhe ở Bang Mississipi của Mỹ phải nuôi 18 tháng mới đạt 680 gr-700gr/con bởi có mùa đông nuôi cá chậm lớn

Chuyên đê thực tập tốt nghiệp Nguyên Thị Đông - TMQT41B

- Nguồn nước của khu vực được chọn đặt bè sạch có lưu tốc nước êm đềm (0.2m/giây đến 0.5m/giây) thích hợp với Basa nuôi bè đỡ tốn kém cho khoản phải dùng máy quạt nước làm giàu ôxi cho cá.

-Ngư dân tìm kiếm sử dụng con giống mới: Trước năm 1998, nông dân nuôi chủ yếu là cá basa, giá thành tương đối cao (khoảng 18.000đ/kg cá basa nguyên liệu). Đến năm 1998, lượng xuất khẩu giảm do khách hàng nước ngoài chê đắt, dân khó bán cá basa nên chuyển sang nuôi cá tra. Các doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu của Việt Nam luôn tìm mọi cách tiết kiệm, hạ thấp giá thành sản phẩm. Dây truyền sản xuất đã được đổi mới, đầu tư xây dựng trang thiết bị vào loại tiên tiến nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Họ luôn tìm cách tiết kiệm để giảm bớt các chi phí sản xuất. Các phế liệu cá được tận dụng để chế biến thành thức ăn gia súc. Ngoài sản phẩm fillet đông lạnh cũng còn một số sản phẩm khác như: ruốc cá, cá hun khói...Ngoài ra với nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào quanh năm, nên các nhà máy chế biến phát huy tối đa công suất của dây truyền sản xuất, đạt tới 300 ngày sản xuất/năm và khấu hao nhanh tài sản. Các doanh nghiệp đứng đầu trong xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam phải kể đến là Agifish, Cataco, Nam Việt (Navico), Vĩnh Hoàn...số liệu được thể hiện qua bảng sau

Bảng 10: Tình hình xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam (2000-2002)

Nguồn: Hiệp hội chế hiến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP)

Chuyên đê thực tập tốt nghiệp Nguyên Thị Đông - TMQT41B

Với nhũng lợi ích kể trên, giá thành sản phẩm cá tra, basa ngày một rẻ đi, chất lượng ngày càng tăng lên đã góp phần làm tăng lượng xuất khẩu cá tra, basa trên thị trường nước ngoài. Thành phẩm cá basa ban đầu được bán ở thị trường nội địa, sau đó công ty xuất nhập khẩu An Giang đã đưa cá basa vượt đại dương sang nhiều nước Australia, Châu âu, Canada, Hongkong đến này là thị trường Mỹ. Chiến dịch chống nhập khẩu cá tra, basa Việt nam của các chủ cá nheo Mỹ đã vô tình quảng bá cho sản phẩm cá basa, cá tra Việt nam không ngừng tăng nhanh trên thị trường Mỹ mà các khách hàng khác trên thế giới như EƯ, Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật, Cadana...quan tâm đến sản phẩm cá tra, basa Việt Nam và thiết lập các mối quan hệ làm ăn giúp cho Việt Nam mở thêm được nhiều thị trường mới.

Bảng 11: cấu xuất khẩu mặt hàng cá tra, basa Việt Nam theo thị trường 4 tháng đầu năm 2002 (Đơn vị: tấn)

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Biêu 5l cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2002

11%

□ Các nước khác 1 261,39

Chuyên đê thực tập tốt nghiệp Nguyên Thị Đông - TMQT41B

Câu lạc bộ sản xuất và xuất khẩu cá tra, basa đuợc thành lập vào 5/1/2002. Đây là tổ chức của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), nhằm phối hợp, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, trong tất cả các khâu từ sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm chế biến và xuất khẩu. Câu lạc bộ hoạt động dựa trên mục tiêu xây dựng nghề sản xuất cá tra, basa theo phương thức công nghiệp bền vững về môi trường và thị trường. Trước mắt, hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, tăng nhanh sản lượng và giá trị km ngạch xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa, phấn đấu đạt giá trị 150-170 triệu USD vào cuối năm 2005.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác marketing xuất khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của các doanh nghiệp việt nam trên thị trường mỹ (Trang 35)