Kế toán Giảm giá hàng bán

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại cơ khí tân thanh (Trang 27 - 30)

1.3.3.1 Khái niệm

Là khoản giảm trừ đƣợc doanh nghiệp chấp thuận trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng.

1.3.3.2 Chứng từ kế toán sử dụng

- Hợp đồng kinh tế

- Công văn đề nghị giảm giá có sự đồng ý của ngƣời mua và ngƣời bán

1.3.3.3 Sổ sách kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết tài khoản 532 - Sổ cái tài khoản 532

1.3.3.4 Tài khoản sử dụng

- Kế toán sử dụng TK 532 – “ Giảm giá hàng bán”

- Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán.

Kết cấu và nội dung Tài khoản 532 – “Giảm giá hàng bán”

BÊN NỢ TÀI KHOẢN 532 BÊN CÓ

- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng đƣợc hƣởng.

- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 532 không có số dƣ cuối kỳ

1.3.3.5 Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán

TK 111, 112, 131,…

Số tiền bên bán chấp nhận giảm cho ngƣời mua

Thuế GTGT

TK 3331 kết chuyển

Cuối kỳ

15 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến

1.3.4 Kế toán các khoản thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

1.3.4.1 Khái niệm

Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu là khoản thuế gián thu, tính trên doanh thu bán hàng. Các khoản thuế này do đối tƣợng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Các cơ sở kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay cho ngƣời tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, (hoặc nhà nhập khẩu). Tùy theo đối tƣợng và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải nộp một trong ba loại thuế trên.

1.3.4.2 Công thức tính

Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Khi mua hàng hóa, dịch vụ không hạch toán thuế GTGT đầu vào, khi bán hàng hóa, dịch vụ lập hóa đơn theo mẫu hóa đơn thông thƣờng và không hạch toán thuế.

- Cuối mỗi tháng, kế toán phải tổng hợp đƣợc doanh số bán ra và doanh số mua vào (gồm cả thuế GTGT) để tính số thuế GTGT phải nộp Nhà nƣớc theo công thức:

Thuế tiêu thụ đặc biệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đƣợc áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ hoặc có hại cho sức khỏe con ngƣời, cho xã hội mà nhà nƣớc cần hạn chế sản xuất và định hƣớng tiêu dùng thông qua việc tác động lên giá nhƣ: bia, rƣợu, thuốc lá, bài lá, xe hơi,…

- Đối tƣợng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất , nhập khẩu hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Căn cứ để tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế (là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chƣa có thuế TTĐB) của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

 Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu là: giá tính thuế nhập khẩu + thuế NK.

Thuế TTĐB phải nộp =

1 + thuế suất (%) Giá bán đã có thuế TTĐB

x Thuế suất

Thuế xuất khẩu

- Đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu là tất cả hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi với nƣớc ngoài khi xuất khẩu ra khỏi biên giới nƣớc Việt Nam.

- Đối tƣợng nộp thuế xuất khẩu là tất cả các đơn vị kinh tế trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu

x x

- Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất: giá FOB (Free-on- board) không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển

1.3.4.3 Chứng từ kế toán sử dụng

- Hóa đơn giá trị gia tăng - Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo nợ, giấy báo có…

1.3.4.4 Tài khoản sử dụng

- Kế toán sử dụng các tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc” + Tài khoản 3331 “ Thuế giá trị gia tăng phải nộp ”

+ Tài khoản 3332 “ Thuế tiêu thụ đặc biệt ” + Tài khoản 3333 “ Thuế xuất, nhập khẩu ”

- Các tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nƣớc về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc trong kỳ kế toán năm.

Kết cấu và nội dung Tài khoản 333 – “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc”

BÊN NỢ TÀI KHOẢN 333 BÊN CÓ

- Số thuế giá trị gia tăng đã đƣợc khấu trừ trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc;

- Số thuế đƣợc giảm trừ vào số thuế phải nộp;

- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra và số thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc. Số lƣợng xuất

từng mặt hàng

Giá tính thuế

Thuế suất của từng mặt hàng Thuế xuất khẩu phải nộp =

17 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Yến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.

Số dư bên Có:

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nƣớc. - Trong trƣờng hợp cá biệt, tài khoản 333 có thể có số dƣ bên Nợ. Số dƣ Nợ (nếu có) của tài khoản 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nƣớc.

1.3.4.5 Phương pháp hạch toán

Phản ánh thuế GTGT ( PP trực tiếp ) phải nộp

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT

Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Phản ánh thuế xuất nhập khẩu phải nộp

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3333 - Thuế xuất khẩu

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại cơ khí tân thanh (Trang 27 - 30)