Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 44)

2.1.4.1 Kết quả hoạt động chung

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, mức độ cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng tăng. Với sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo cùng sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan, chi nhánh đã thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển. Một số chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch cấp trên giao đặc biệt là chỉ tiêu nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng. Hoạt động dịch vụ, sản phẩm mới tiếp tục phát triển. Các hoạt động khác như kế toán ngân quỹ, hoạt động thanh tra, kiểm tra,…đều được phát huy nâng cao hiệu quả. Kết quả kinh doanh khả quan, đảm bảo thu nhập, đời sống, làm việc cho người lao động, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Cửa Lò giai đoạn (2013 - 2015)

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng thu nhập hoạt động 47,948 52,470 52,831

Tổng chi phí hoạt động 38,620 35,818 37,112

Trích dự phòng rủi ro 1,408 995 1,725

Thu nợ HT ngoại bảng 56 30 264

Chênh lệch Thu - Chi 9,328 16,652 15,719

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Thu nhập ròng của chi nhánh tăng qua các năm. Thu nhập ròng năm 2014 là 16,652 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 là 5.981 triệu đồng, năm 2013 chỉ số này đạt 7,324 tỷ đồng, với tỷ lệ là 79%. Thu nhập ròng năm 2015 là 15,719 tỷ đồng, giảm so với năm 2014 là 0,933 tỷ đồng với tỷ lệ là 6%. Điều đó cho thấy thu nhập của chi nhánh chưa thực sự ổn định và đem lại hiệu quả như mong muốn. Nền kinh tế của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái của nền kinh tế thế giới và các ngân hàng cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng, lợi nhuận của Chi nhánh có giảm song vẫn đảm bảo. Agribank Chi nhánh Cửa Lò đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận của toàn hệ thống Agribank Việt Nam.

Bảng 2.2. Tình hình thu hoạt động khác của Agribank chi nhánh Cửa Lò giai đoạn (2013 - 2015) ĐVT: triệu đồng So sánh 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dịch vụ thanh toán 1.430 1.643 1.787 213 14,9 144 8,76 Dịch vụ bảo lãnh 4 4 6 0 0 2 50

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 36 19 24 -17 -47,2 5 26,32

Dịch vụ thẻ 59 197 268 138 233,9 71 36,04

Dịch vụ ngân quỹ 156 200 245 44 28,21 45 22,5

Dịch vụ khác 92 75 85 -17 -18,5 10 13,33

Tổng cộng 1.777 2.138 2.415 361 20,32 277 12,96

Nguồn: Chi nhánh Agribank Cửa Lò, 2016

Thu dịch vụ của chi nhánh tăng đều qua các năm, trong đó thu từ dịch vụ thanh toán vẫn đóng vai trò quan trọng và đem lại mức thu dịch vụ lớn nhất, nếu như năm 2013 đạt 1.430 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80,47% tổng thu dịch vụ, thì đến năm 2014 đạt 1.643 triệu đồng chiếm tỷ trọng 76,85% và năm 2015 đạt 1.787 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng là 74%. Đây là mảng dịch vụ gắn liền với hoạt động tín dụng, chủ yếu tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng truyền thống lớn, có uy tín với ngân hàng.

Nguồn thu từ dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ thẻ tăng trưởng đều đặn qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của chi nhánh.

Các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cạnh tranh như sản phẩm thẻ, thanh toán lương qua tài khoản doanh thu phí còn thấp; các sản phẩm mới như chuyển tiền Western Union, Homebanking, Phonebanking, Internet Banking, Directing Banking, thẻ Visa, POS, VNTopup...Chi nhánh đã triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đối với dịch vụ này còn thấp nên hiệu quả của các sản phẩm chưa cao.

2.1.4.2 Kết quả hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, Agribank - Chi nhánh thị xã Cửa Lò luôn coi huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Vì vậy, nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh thị xã Cửa Lò đạt được sự tăng trưởng qua các năm. Điều này đã tạo điều kiện cho Agribank - Chi nhánh thị xã Cửa Lò mở rộng khả năng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Nhìn vào bảng 2.1 về kết quả huy động vốn của Agribank - Chi nhánh thị xã Cửa Lò, ta thấy diễn biến tình hình huy động vốn có chiều hướng tăng qua 3 năm, mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới nói chung cũng như trong nước nói riêng gặp rất nhiều khó khăn bất lợi nhưng huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng tốt (một phần do tình hình kinh tế không ổn định người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư vào các lĩnh vực khác) cụ thể là: Năm 2014 huy động vốn tăng 93.697 triệu, tương ứng tăng 21,87% so với năm 2013, Năm 2015 huy động vốn tăng 59.511 triệu, tốc độ tăng trưởng tương ứng là 11,4% so với năm 2014, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có vẻ chững hơn so với năm trước đó.

Trong ba năm qua, công tác huy động vốn có được tốc độ tăng trưởng khá như trên là nhờ chính sách áp dụng trần lãi suất của NHNN và một số biến động lớn trong hoạt động của khối ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh nên với uy tín của mình, khả năng cạnh tranh trong thu hút tiền gửi của Agribank - Chi nhánh thị xã Cửa Lò so với các ngân hàng khác - đặc biệt là khối ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh trên địa bàn được nâng cao.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Agribank - Chi nhánh thị xã Cửa Lò giai đoạn (2013 - 2015)

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng Nguồn vốn huy động 428.494 100 522.191 100 581.702 100 93.697 21,87 59.511 11,40

1. Phân theo thành phần kinh tế

1.1. Huy động từ dân cư 363.100 84,74 462.845 88,64 524.336 90,14 99.745 27,47 61.491 13,29 1.2. Huy động từ tổ chức kinh tế 21.837 5,10 24.011 4,60 31.076 5,34 2.174 9,96 7.065 29,42 1.3. Huy động từ các ĐCTC 43.557 10.17 35.335 6,77 26.290 4,52 -8.222 -18,88 -9.045 -25,60

2. Phân theo thời hạn

2.1. Kỳ hạn < 12 tháng 406.414 94,85 367.302 70,34 472.702 81,26 -39.112 -9,62 105.400 28,70 2.2. Kỳ hạn ≥ 12 tháng 22.080 5,15 154.889 29,66 109.000 18,74 132.809 601,49 -45.889 -29,63

3. Phân theo loại tiền

3.1 VND 406.799 94,94 492.675 94,35 546.871 94,01 85.876 2,11 54.196 11

3.2 Ngoại tệ 21.695 5,06 29.516 5,65 34.831 5,99 7.821 36,05 5.315 18,01

- Về cơ cấu nguồn vốn

+ Theo thành phần kinh tế

Nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn đóng vai trò chủ đạo chiếm từ 80% - 90% trên số vốn huy động được. Có thể nhận thấy, trong những năm qua, tổng nguồn vốn huy động có tăng trưởng nhưng thiếu tính ổn định, sự tăng trưởng không đều. Năm 2014 tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng trưởng 9,96% sang năm 2015 nguồn vốn của tổ chức kinh tế tăng 29,42% so với năm trước, tỷ trọng nguồn vốn huy động thấp nhất, chỉ chiếm xấp xỉ 5% và chủ yếu là tiền gửi thanh toán, điều này phần nào phản ảnh đúng thực trạng khó khăn về nguồn vốn của các doanh nghiệp. Tiền gửi ĐCTC có sự sụt giảm đáng kể năm 2014 giảm xấp xỉ 19% so với năm 2013, sang đến năm 2015 giảm 25,6% so với năm 2014.

363.100 21.837 43.557 428.494 462.845 24.011 35.335 522.191 524.336 31.076 26.290 581.702

Biểu đồ 2.2: Tình hình HĐV NHNo&PTNT Cửa Lò 2013-2015 phân theo thành phần kinh tế

2013 2014 2015

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Chi nhánh Agribank Cửa Lò, 2016

+ Theo kỳ hạn huy động

Nguồn vốn có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% qua các năm. Nguồn vốn dài hạn, trên 12 tháng chỉ chiếm khoảng trên dưới 30% tổng nguồn vốn huy động, cá biệt năm 2013, nguồn vốn huy động có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng chỉ chiếm tỷ trọng tỷ lệ 5,15% trong tổng nguồn vốn huy động. Sự tăng trưởng vượt trội của nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn và sự giảm sút của nguồn vốn trung và dài hạn năm 2015 so với năm 2014 là do trong năm 2015 tâm lý người dân không ổn định, lo sợ đồng tiền mất giá, cộng thêm giá vàng biến động liên tục, làm cho tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn lớn.

Như vậy, tuy tăng trưởng cao nhưng nguồn vốn huy động chưa thực sự bền vững, trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn để xây dựng nền vốn ổn định hơn.

Nguồn:Tính toán từ số liệu của Chi nhánh Agribank Cửa Lò, 2016

+ Theo loại tiền

Qua số liệu trên ta thấy công tác huy động vốn ngoại tệ và nội tệ có mức tăng trưởng rõ nét, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của nội tệ nhanh hơn so với ngoại tệ, nội tệ chiếm vị trí chủ đạo trong nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2013 nguồn vốn huy động từ nội tệ là 406,799 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 94,94%. Năm 2014 nguồn vốn huy động từ nội tệ đạt 492,675 tỷ đồng, chiếm 94,35% trong tổng nguốn vốn, năm 2015 tăng 54,196 tỷ đồng tương đương 11% so với năm 2014.

Nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, chỉ chiếm không đến 6% nguồn vốn huy động qua các năm; 2 năm 2014, 2015 có tăng tuy không đáng kể là do thời gian này chi nhánh đã có những chính sách huy động vốn bằng ngoại tệ để thu hút lượng vốn ngoại tệ còn trôi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó với sự biến động của vàng, bất động sản... nên các nhà đầu tư thường cất giữ dưới dạng ngoại tệ và gửi ngân hàng cho an toàn, ổn định.

Nguồn:Tính toán từ số liệu của Chi nhánh Agribank Cửa Lò, 2016

- Đánh giá về chính sách huy động vốn của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn:

+ So với các ngân hàng trên địa bàn: chi nhánh có các sản phẩm tiền gửi đa dạng, phong phú về kỳ hạn và tiện ích, lãi suất hấp dẫn phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

+ Công tác tiếp thị, marketing triển khai khá chuyên nghiệp, đồng bộ, thống nhất. Công tác điều hành huy động vốn linh hoạt, nhạy bén với thị trường, tuân thủ sự chỉ đạo của NHNN và Agribank Việt Nam.

+ Tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực chăm sóc khách hàng, nên trong công tác chăm sóc khách hàng của chi nhánh không được “quyết liệt” như các NHTMCP khác.

Như vậy qua 3 năm, nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng nhờ vào việc huy động dưới nhiều hình thức phong phú với các biện pháp tích cực như mở rộng mạng lưới các bàn tiết kiệm, kết hợp bàn huy động tiết kiệm với dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, thu hút tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, thanh toán trả lương và một số dịch vụ qua hệ thống máy ATM.

Số liệu bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Cửa Lò những năm gần đây vẫn tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động của Agribank Chi nhánh Cửa Lò có dấu hiệu tốt, tạo thế chủ động hơn trong việc cho vay, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi, góp phần tích cực trong việc phát triển

kinh tế. Ngoài ra, Agribank Chi nhánh Cửa Lò đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh. Nhìn chung chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của Agribank Việt Nam trong việc điều hành kinh doanh, nắm bắt quan hệ cung cầu trên thị trường vốn để có bước điều chỉnh lãi suất huy động vốn phù hợp, triển khai đồng bộ nhiều sản phẩm huy động vốn, tích cực quảng bá tiếp thị, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy động vốn, giao chỉ tiêu huy động và mức khen thưởng cho các phòng; từ đó cũng hạn chế được tình trạng khách hàng rút tiền gửi sang ngân hàng khác và thu hút thêm khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)