Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến các doanh nghiệp và ngành. Các ngân hàng sẽ dựa trên những yếu tố này để đưa ra những chính sách hoạt động kinh doanh phù hợp (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2003; Trịnh Quốc Trung, 2008).
Yếu tố vĩ mô
Kinh tế: Điều kiện kinh tế cũng rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán, chi trả của khách hàng trong việc mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Cuối cùng, những điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và kết quả kinh doanh của mọi ngân hàng (Porter, 2009).
Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của cá nhân. Khi thu nhập của dân cư thấp, không ổn định, chỉ vừa đủ để đáp ứng chi tiêu thiết yếu hàng ngày thì không phát sinh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Như vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế.
Khả năng cung ứng dịch vụ phụ thuộc khá lớn vào trình độ dân trí. Dịch vụ ngân hàng khác biệt so với các dịch vụ khác là dựa trên những đòi hỏi cao về điều kiện kỹ thuật và pháp chế. Vì vậy, trình độ dân trí thấp, thích sử dụng tiền mặt phù hợp với buôn bán quy mô nhỏ. Nhu cầu tiếp cận dịch vụ ngân hàng phát sinh trong một xã hội tồn tại hệ thống thương mại dịch vụ với quy mô lớn như các siêu thị có khả năng chấp nhận các phương tiện thanh toán khác nhau. Thiếu hiểu biết về dịch vụ ngân hàng và các lợi ích mà các sản phẩm, dịch vụ mang lại cho bản thân cũng như toàn xã hội khiến người dân không sẵn sàng chấp nhận sử dụng.
Kinh tế phát triển sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro phát sinh từ nguy cơ lạm phát. Điều này cũng cản trở lớn đến hoạt động của ngân hàng thương mại.
Chính trị - Chính phủ: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh
doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp nói chung và Agribank Chi nhánh Cửa Lò nói riêng phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Do đó ngân hàng luôn thuộc đối tượng quản lý đặc biệt của bất kỳ chính phủ nào. Chính phủ quản lý thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách. Một sự thay đổi về chính sách sẽ có những tác động nhất định đến hoạt động của các ngân hàng, cũng như các sản phẩm dịch vụ của họ.
Luật pháp tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngân hàng, đó là những quy định bắt buộc các ngân hàng phải tuân theo, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động của ngân hàng. Khi đó, luật pháp sẽ có tác dụng tích cực trở thành động lực giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu các quy định của luật pháp không đầy đủ, không rõ ràng và thiếu tính đồng bộ, nhất quán thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động ngân hàng.
Xã hội: là môi trường đầu tiên có lợi cho hoạt động Marketing nói chung và Marketing ngân hàng nói riêng. Các thông tin số lượng dân cư, sự phân bố địa lý, mật độ dân số, độ tuổi trung bình, trình độ văn hóa, vấn đề thu nhập…là các thông tin quan trọng để các nhà làm Marketing xác định cơ cấu nhu cầu từng thời kỳ, dự đoán mức biến động cho từng giai đoạn trong tương lai.
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Đặc biệt, kiến thức về dịch vụ ngân hàng được xem là yếu tố quan trọng nhất trước hết vì tính vô hình của sản phẩm tài chính đã làm cho khách hàng khó nhận thức, nắm bắt được về dịch vụ ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho cả các ngân hàng và khách hàng khi ngân hàng cảm thấy khó khăn hoặc không tìm ra cách làm hữu hình hóa yếu tố vô hình của sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong khi khách hàng lại không thể có những thông tin bên ngoài trước khi mua, sử dụng sản phẩm do ngân hàng cung cấp.
Tự nhiên: Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên khoáng sản…tác động của các yếu tố tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đời đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Trong rất nhiều trường hợp, chính các yếu tố tự nhiên trở thành một yếu tố quan trọng hình thành nên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ.
Tuy nhiên, yếu tố tự nhiên thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch... Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các doanh nghiệp thường phải tiên đoán, dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để từ đó có những phản ứng kịp thời, đề ra các biện pháp phòng ngừa hay đề xuất những giải pháp khắc phục...
Khoa học kỹ thuật công nghệ: Yếu tố công nghệ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và vẫn sẽ còn tiếp diễn. Đây là một yếu tố khá năng động, chứa đựng rất nhiều cơ hội và đe dọa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những áp lực và đe dọa có thể là sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm hiện hữu. Hay sự bùng nổ của công nghệ mới là công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi ngân hàng phải đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh.
Khoa học kỹ thuật công nghệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển về khoa học công nghệ đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới và hoàn thiện các danh mục sản phẩm.
Mặt khác, khoa học kỹ thuật công nghệ được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý công việc, xử lý giao dịch với độ an toàn cao hơn do giảm bớt sự can thiệp chủ quan, thủ công và vì vậy nâng cao chất lượng dịch vụ, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Yếu tố vi mô
Khách hàng: Một ngân hàng có thể có nhiều loại khách hàng khác nhau bao gồm:
thể có trong nước và quốc tế. Khách hàng là trung tâm của hoạt động marketing. Việc hiểu được khách hàng muốn gì và làm thế nào để chuyển giao sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là nguyên tắc cơ bản của bất kỳ chiến lược sản phẩm nào.
Khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu của ngân hàng, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản giá trị nhất. Sự tín nhiệm đó đạt được khi ngân hàng biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh (Porter, 2009; Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, 2010).
Đối thủ cạnh tranh: Khi số lượng các ngân hàng ngày càng tăng và danh mục sản
phẩm dịch vụ của các ngân hàng đa dạng, phong phú thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng diễn ra gay gắt và quyết liệt. Nhà quản trị ngân hàng cần chú ý đến các đối thủ cạnh tranh. Theo dõi các đối thủ cạnh trạnh, thu thập những thông tin về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho các ngân hàng có thể dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Từ đó, ngân hàng có thể tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ cạnh tranh có điểm mạnh và giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh.
Và cạnh tranh trên thị trường sẽ là động lực thúc đẩy các ngân hàng ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm mới đa dạng, phong phú đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần thiết phải biết rõ giá cả của các đối thủ cạnh tranh để có những điều chỉnh phù hợp. Trong một chừng mực nào đó, khách hàng không phải lúc nào cũng có thể thay đổi nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng do vấn đề giá cả cạnh tranh, nhưng ngân hàng cũng cần phải biết các tác động có thể đối với khách hàng do thay đổi giá cả.
Người cung cấp: Người cung cấp có thể gây áp lực cho hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, vì vậy việc nghiên cứu các nhà cung cấp là không thể bỏ qua. Các nhà cung cấp có ýu thế có thể gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ đính kèm. Các yếu tố làm tăng thế mạnh của nhà cung cấp có thể là số lượng cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ mới tham gia hoạt động kinh doanh với mong muốn dành được thị phần có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của các ngân hàng là các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã và đang thành lập hoạt động kinh doanh trên thị trường với những sản phẩm liên quan, sử dụng các công nghệ có liên quan, cùng chung phân khúc thị trường nhưng với các sản phẩm dịch vụ khác hoặc tương tự.
Sản phẩm thay thế: Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng và lợi
nhuận do mức giá bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, ngân hàng có thể bị tụt hậu lại với các thị trường bé nhỏ. Phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Muốn đạt được thành công, các ngân hàng cần chú ý dành nguồn lực thích hợp để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về marketing huy động vốn trong ngân hàng thương mại bao gồm khái niệm cơ bản về marketing ngân hàng, hoạt động marketing trong huy động vốn của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong huy động vốn của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, chương 1 còn đề cập đến các nội dung marketing trong huy động vốn của NHTM như nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm dịch vụ và phối thức marketing trong huy động vốn của NHTM.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CỬA LÒ – NGHỆ AN 2.1. Tổng quan về Agribank- Chi nhánh Cửa Lò - Nghệ An
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thị xã Cửa Lò là vùng đất ven biển, cách thành phố Vinh 20 km về phía Đông Nam; phía Bắc và phía Tây giáp huyện Nghi Lộc; phía Nam giáp huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh; phía Đông giáp biển Đông. Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, có sông, có biển tạo thành vị trí chiến lược quan trọng về quân sự và kinh tế. Với bờ biển dài 10,2 km, bãi biển rộng, cát trắng mịn, bằng phẳng, nước biển có độ mặn vừa phải, khí hậu trong lành, cảnh quan đẹp - là nơi nghỉ mát lý tưởng thu hút hàng vạn lượt khách trong nước và quốc tế hàng năm. Thị xã Cửa Lò gồm 7 phường, xã với 71 khối, xóm, diện tích tự nhiên 2.812 ha, hơn 10.000 hộ dân, dân số hơn 50.000 người. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào du lịch, dịch vụ và khai thác hải sản, nông nghiệp phát triển không mạnh, trong một vài năm lại đây thị xã Cửa Lò là địa phương thứ 2 sau TP Vinh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Tỉnh Nghệ An. Bộ mặt của Cửa Lò không ngừng thay đổi làm ngạc nhiên nhiều du khách đã có lần ghé thăm.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thị xã Cửa Lò tiền thân là Ngân hàng Nông nghiệp Huyện Nghi Lộc, được tách ra từ ngày 26/02/1995 sau khi có quyết định thành lập Thị xã Cửa Lò, lúc mới thành lập đơn vị đóng tại Số 56, Đường Bình Minh và hiện nay đã chuyển về Khối 3, Phường Nghi Hương, Thị xã Cửa Lò. Toàn đơn vị có 35 cán bộ CNV, gồm 18 cán bộ nam và 17 cán bộ nữ, cán bộ có trình độ Thạc sỹ, Đại học là 30/35 cán bộ chiếm tỷ lệ 86%. Về cơ cấu tổ chức : Đơn vị có ba phòng là Phòng Kế hoạch - kinh doanh, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Hành chính - nhân sự. Về mạng lưới: Đơn vị có điểm giao dịch tại trụ sở chính và hai phòng giao dịch là Phòng giao dịch Cảng Cửa Lò và Phòng giao dịch Cảng Cửa Hội. Sau khi Thị xã Cửa lò thành lập, ngày 26/02/1995 Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã Cửa Lò chính thức được thành lập và tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Nghi Lộc. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Nghệ An, Ngân hàng Nông nghiệp Thị xã Cửa Lò đã triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ
chức bộ máy trên tinh thần khẩn trương, tập trung hoàn tất những công việc cần thiết về tổ chức, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ. Đến ngày 15/11/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Cái tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được duy trì từ đó đến nay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Cửa Lò đã thực sự trở thành NHTM đóng trên địa bàn Thị xã, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với phương châm đi vay để cho vay và thực hiện tốt các dịch vụ Ngân hàng trong cơ chế thị trường, ngay từ đầu Ngân hàng đã chú trọng đến công tác huy động vốn và mở rộng đầu tư tín dụng.
Mặc dù đã có những thành quả nhất định trong thời kỳ đầu xây dựng, tuy nhiên tập thể cán bộ công nhân viên luôn cố gắng phát huy hết khả năng của mình để xứng đáng với danh hiệu thi đua cao quý Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Thời kỳ này, mạng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Cửa Lò đã trải khắp trên địa bàn Thị xã. Ngoài trung tâm còn có hai phòng giao dịch là PGD Cảng Cửa Hội và PGD Cảng Cửa Lò nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiện