Phân tích kịch bản

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI TÍNH XÁC SUẤT CỦA MỘT BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thanh Hoành (2015) (Trang 106 - 107)

5. Nội dung nghiên cứu

3.4.3. Phân tích kịch bản

Tiết dạy của chúng tôi xoay quanh bài tập trong phiếu 1. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp công cụ tần suất và sơ đồ cây cho học sinh. Hai công cụ trên không được trao cho học sinh vận dụng trong tính xác suất của một biến cố ngẫu nhiên. Mặc dù thời gian cung cấp hai công cụ đó cho học sinh trong tiết dạy này chưa đầy 10 phút nhưng hiệu quả của chúng thì rất cao. Tiết học chúng tôi thiết kế 50 phút nhiều hơn 5 phút so với những tiết học bình thường.

 Ở hoạt động 1: Chúng tôi đã huy động tất cả cách thức làm việc theo thứ tự là: làm việc cá nhân, làm việc nhóm rồi sau đó làm việc với tập thể lớp. Làm việc cá nhân trước giúp học sinh chuẩn bị tốt các vấn đề của bài toán để thảo luận ở pha 2. Ở pha này, chúng tôi chuẩn bị sẵn giấy A1 để trình bày bài giải. Phương tiện dạy học truyền thống được chúng tôi huy động ở pha này. Nó giúp rút ngắn thời gian và thể hiện được đây là ý kiến của mỗi nhóm. Ở pha 3, HS cả lớp thảo luận về lời giải của mỗi nhóm. Sau đó, các nhóm có thể thay đổi lời giải của nhóm mình. Điều này, giúp cho chúng tôi biết những khó khăn nào ảnh hưởng đến lời giải của các nhóm.

 Ở hoạt động 2: Chúng tôi trình bày xác suất thực nghiệm, cho HS thống kê mô tả thực nghiệm gieo ba đồng xu và giới thiệu biểu đồ tần suất trong Excel.

 Ở hoạt động 3: HS làm việc trên phần mềm giả lập gieo ba đồng xu trong Excel đã cài sẵn trên các máy. Chúng tôi viết phần mềm tích hợp trong Excel vì những lý do sau:

 Excel thuộc bộ Microsoft office mà tất cả HS THPT trong cả nước đều được học.  Khi cài phần mềm tích hợp vào Excel thì tên phần mềm sẽ hiển thị là một thanh

công cụ như các thanh công cụ khác giúp HS rất dễ sử dụng.

 Biểu đồ tần suất đã có sẵn trong Excel mà phần mềm chúng tôi đã tận dụng nó giúp học sinh phát hiện kết quả của xác suất thực nghiệm.

Giáo viên cho HS các nhóm trình bày lại lời giải trên giấy A1 và giải thích các lời giải sai. Điều này giúp kiểm chứng môi trường phản hồi của phần mềm và ý nghĩa của xác suất thực nghiệm.

 Ở hoạt động 4: Giáo viên cung cấp công cụ liệt kê sơ đồ cây và giải thích các lời giải sai của các nhóm.

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI TÍNH XÁC SUẤT CỦA MỘT BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thanh Hoành (2015) (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)