s Tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ thông qua đào tạo và đào tạo lại.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.
Cho vay đầu tư phát triến của Nhà nước là một nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính công, chịu sự điều hành của nhiều cấp cơ quan quản lý Nhà nước. Quá trình vận hành tại các Sở Giao dịch, chi nhánh NHPTVN có thế cho thấy được những khiếm khuyết, những bước cần điều chỉnh. Những đề xuất từ các Chi nhánh sẽ giúp cho chính sách cho vay đầu tư dần hoàn thiện, qua đó cũng giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại các Chi nhánh quả hơn. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, xin đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của Nhà nước tại Sở Giao dịch I nói riêng và các Chi nhánh NHPTVN nói chung như sau:
3.3.1. Đối với NHPTVN.
- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ quản lý cho vay đầu tư của Nhà nước.
NHPTVN cần nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ khoa học theo phương châm tránh gây phiền hà cho khách hàng, như:
- Chủ dự án chỉ phải liên hệ với một đầu mối duy nhất, không phải đi lại nhiều lần và qua nhiều Phòng, Ban tại Chi nhánh và Quỹ TW.
- Tổ chức quy trình nghiệp vụ khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng thấm định với các phòng nghiệp vụ đế đảm bảo tính chính xác và khách quan của các chỉ tiêu đánh giá về tính khả thi của dự án đầu tư và năng lực vay vốn của chủ dự án.
- Thực hiện tốt công tác công khai quy trình nghiệp vụ đế khách hàng năm rõ thủ tục và các bước công việc khi giao dịch tại hệ thống NHPTVN.
- Tích cực tìm hiếu và học hỏi từ các mô hình tài chính phát triển tương tự ở các nước trên thế giới và trong khu vực, từ đó nắm bắt được kinh nghiệm và vận dụng thực tiễn trong hoạt động của mình.
84
Bên cạnh đó, cần tăng cường phân cấp cho Chi nhánh NHPT trong việc thấm định, quyết định cho vay. Cùng với sự trưởng thành của NHPTVN, năng lực chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ các Chi nhánh NHPT đã được nâng cao thêm một bước. Vì vây, việc đẩy mạnh phân cấp cho Chi nhánh NHPT trong việc thâm định, quyết định cho vay sẽ tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư tiếp cận nhanh và xử lý cơ hội kinh doanh được thuận lợi hơn, đồng thời giảm thiếu được thời gian và thủ tục đầu tư.
Đẩy mạnh phân cấp nhưng không có nghĩa là phân cấp tràn lan. Phân cấp cần gắn liền với năng lực và khả năng huy động vốn của từng Chi nhánh NHPT và phải đảm bảo có sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của cơ quan Trung ương, phải thực hiện nghiêm túc các quy chế và quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự an toàn về vốn và tài sản của Nhà nước và của đội ngũ cán bộ trong hệ thống NHPTVN.
- cần xây dựng hệ thống công cụ hô trợ cho công tác quản lỷ rủi ro trong cho vay đầu tư.
NHPT Việt Nam cần sớm nghiên cúu, ban hành hệ thống chấm điếm và cếp hạng doanh nghiệp. Hiện nay, rất nhiều ngân hang thương mại Việt Nam đã áp dụng hệ thống này, sẽ là cơ sở để NHPT Việt Nam tham khảo và lựa chọn hệ thống phù họp với đặc điếm hoạt động của mình. Nó là cơ sở đế NHPT Việt Nam có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
- Tăng cưòĩĩg công tác hô trợ xử lý nợ và thu hồi nợ với các Chi nhánh.
Cần phân định rõ trách nhiệm trong công tác thu hồi và xử lý nợ vay đối với tùng cấp (cơ quan Quỹ TW và các Chi nhánh Quỹ HTPT các tỉnh, TP)
+ Thường xuyên rà soát toàn bộ kế hoạch thu nợ của từng dự án, đế giao đúng, giao đủ kế hoạch thu nợ cho các Chi nhánh NHPTVN.
+ Đối với các dự án có nguồn trả nợ tù’ Ngân sách Trung uơng, cần chủ động làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đế bố trí bố sung nguồn trả nợ đủ cho NHPTVN theo họp đồng tín dụng.
+ Theo dõi chặt chẽ tình hình nợ quá hạn, lãi treo, nên tổ chức các đoàn đốc thu tại các Chi nhánh NHPTVN có nợ tồn đọng nhiều hoặc mới phát sinh mà Chi nhánh NHPTVN chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
+ Phối hợp chặt chẽ với các co quan chức năng đế triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp xử lý nợ vay vốn đầu tư phát triến đế đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ.
+ Cần sớm tiến hành xây dựng quy chế, quy trình về xử lý nợ vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; xây dựng chế tài xử lý trách nhiệm trả nợ vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với các chủ đầu tư chây ỳ, cổ tình chiếm dụng vốn của Nhà nước.
+ Nghiên cứu áp dụng thí điếm hình thức thu hồi nợ thông qua Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính đối với một số dự án.
+ Cần xây dựng cơ chế gắn chặt hơn kết quả thu hồi nợ vay với quỹ lương được hưởng của từng Chi nhánh.
Tăng cường chức năng cho Trung tâm xử lý nợ. Hiện nay, Trung tâm xử lý nợ của NHPT Việt Nam được thành lập chỉ với chức năng chính là xử lý nợ các dự án đúng quy định của Nhà nước. Như vậy, Trung tâm này mới chỉ thực hiện chức năng xử lý các khoản nợ đã bị rủi ro. Trong thời gian tới, cần phải tăng cường thêm chức năng dự báo sớm các dấu hiệu rủi ro có thế ảnh hưởng đến hoạt động của ngành.
86
3.3.2. Kiến nghị với Chính phù và các cơ quan ban ngành liên quan.
- Tăng cường chế tài trong quản lý cho vay đầu tư.
Đặc điểm cho vay đầu tư là chỉ cho vay đối với tài sản cố định của dự án, nên thông thường sau khi vay đầu tư tài sản cố định ban đầu tại NHPT Việt Nam, các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ với NHPT trong thời gian dài sau đó, nhưng lại tiếp tục phải đặt quan hệ với các ngân hàng thương mại đế thực hiện vay vốn lưu động; đồng thời cho vay đầu tư tại NHPT có nhiều ưu đãi về lãi suất (lãi suất nợ trong hạn thấp hơn so với bình quân chung trên thị trường, lãi suất nợ quá hạn chỉ bằng 150% lãi suất trong hạn tính cho khoản nợ vay chuyển quá hạn), thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, sổ vốn vay lớn. Do những đặc điểm trên, nên sau khi vay vốn xong, chủ đầu tư thường có tư tưởng chây ỳ không thực hiện trả nợ đặc biệt là các doanh nghiệp cố phần, doanh nghiệp tư nhân.
Do vậy, đế hoạt động cho vay đầu tư hiệu quả đảm bảo thu hồi được nợ, Nhà nước bên cạnh những ưu đãi cần phải có những chế tài mạnh đế đảm bảo ràng buộc tránh hiện tượng chây ỳ của chủ đầu tư:
+ Áp dụng lãi suất phạt cao hoặc lãi suất phạt trên toàn bộ số dư nợ gốc nếu chủ đầu tư chây ỳ không trả nợ trong một khoảng thời gian. Với chế tài như trên sẽ đảm bảo bên cạnh việc tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp xúc được nguồn vốn ưu đãi đế đầu tư dự án sẽ phải tính toán cụ thế và nghiêm túc trả nợ.
+ Có những quy định cụ thế trong việc yêu cầu các cấp, các ngành, chính quyền địa phương có liên quan có những hồ trợ, can thiệp đế giúp đỡ NHPT trong việc thu nợ.
- Xây dựng chỉnh sách ưu đãi phù họp và linh hoạt hơn
về đổi tirọTĩg ưu đãi, với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chính phủ nên tập trung vào những đối tượng thực sự đem lại hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Để đạt được mục đích này, Chính
phủ nên tập trung ưu tiên cho các đối tượng thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành kỹ thuật công nghệ cao, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khấu và các dự án sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có khả năng thu hồi vốn trục tiếp thuộc đối tượng cần được khuyến khích đầu tư. Các dự án mang tính xã hội nhiều hơn tính kinh tế nên chuyến sang cho ngân sách thực hiện cho đúng với chức năng của nó. Việc qui định các đối tượng ưu đãi cần có sự ốn định tương đổi trong một thời gian dài đế các doanh nghiệp có định hướng chính xác trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư.
Tự do hoá lãi suất tuân theo quy luật thị trường: Từ bài học kinh
nghiệm của các nước, trong thời gian tới cần thay đối chính sách lãi suất cho vay. Cho vay với điều kiện ưu đãi so với ngân hàng thương mại không nhất thiết là cho vay với lãi suất quá thấp, hoặc thấp hơn ngân hàng thương mại. Điều kiện ưu đãi có thế là không đỏi hỏi tài sản cầm cố hoặc thế chấp, tư vấn miễn phí, đào tạo miễn phí. Lựa chọn này được xây dựng trên cơ sở cho phép NHPT Việt Nam được quyền xác định mức lãi suất phù hợp với tòng khách hàng. Với mục tiêu là cho vay đối tượng chính sách song đế tồn tại và phát triển cần phải thực hiện tự do hoá lãi suất cho vay đầu tư tuân theo quy luật thị trường nhằm xoá bở những rủi ro tiềm ẩn đế người cho vay, người vay không còn ỷ lại vào Nhà nước dẫn đến giảm cấp bù ngân sách hàng năm, tạo điều kiện cho NHPT Việt Nam mở rộng cho vay, khuyến khích nhiều đối tượng sử dụng vốn có hiệu quả.
88
KÉT LUẬN
Phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn của công cuộc phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập là một chủ trương đúng đắn của chính phủ nhằm đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khâu của Nhà nước.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch I - NHPT Việt nam trong những năm qua đã được chú trọng. Đế hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả, công tác nghiên cứu rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế là việc làm cấp bách, cần thiết.
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề cập tới những vấn đề sau:
1. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư: đưa ra khái niệm về cho vay đầu tư qua NHPT Việt Nam, khái niệm về rủi ro tín dụng, đặc điểm của rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như các biện pháp nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng; khái niệm, nội dung, quy trình quản lý rủi ro tín dụng và kinh nghiệm về vấn đề rủi ro tín dụng ở một số nước trên thế giới.
2. Tác giả nghiên cứu thực trạng về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam, thông qua số liệu tài chính qua nhiều năm có so sánh đã đưa ra được những nhận xét xác thực, phù hợp với thực tế hoạt động của Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam và tù’ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích tài chính đế phân tích tình hình tín dụng, rủi ro tín dụng cũng như nguyên nhân dẫn đến rủi ro của Sở
Giao dịch I qua các năm để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Ket quả nghiên cứu sẽ là tư liệu có ích đế Sở Giao dịch I xây dựng các CO' chế phù hợp đế hạn chế, phòng ngừa quản lý rủi ro.
Tuy nhiên, việc quản lý rủi ro tín dụng đối với Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam là một vấn đề mang tính đặc thù; trong phạm vi của một bản luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp đế bản luân văn đưoc hoàn thiên hơn.
90
MỤC LỤC
MỎ ĐẦU ... 1Chưong 1