Quy trình xử ỉỷ rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 42 - 43)

Những khoản vay gặp rủi ro nguyên nhân khách quan, đúng đổi tượng theo quy định của Nhà nước được NHPT Việt Nam thực hiện xử lý rủi ro thông qua các biện pháp: gia hạn nợ, khoanh nợ, xoá nợ, bán nợ.

Các dự án thuộc đối tượng xử lý rủi ro là những dự án gặp khó khăn về tài chính do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch hoạ, thay đổi chính sách, ... hoặc khó khăn về tài chính khi chuyển đổi sở hũư như cổ phần hoá, chia tách, sáp nhập.

Theo quy định, hiện nay Sở Giao dịch I chỉ được phân cấp quyết định gia hạn nợ đối vói các dự án vay vốn do Sở Giao dịch I được phân cấp quyết định cho vay và thời gian gia hạn nợ không quá 1/3 thời gian vay vốn, không vượt khung thời gian theo quy định của Nhà nước. Các trường hợp khác phải trình lên NHPT Việt Nam xem xét, xử lý.

Những năm trước đây, công tác xử lý nợ tại Sở Giao dịch I chủ yếu là dựa trên cơ sở chính sách về xử lý rủi ro của Nhà nước đế thực hiện xử lý nợ cho các dự án đúng đối tượng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Sở Giao dịch I đã chủ động phân loại dự án, trên cơ sở đó chủ động đề xuất với NHPT Việt Nam kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để xử lý dứt điểm các khoản nợ khó có khả năng thu hồi vốn.

2.3.4. Phân loại nợ và trích lập rủi ro.

Công tác phân loại nợ hiện nay tại Sở Giao dịch I được phân loại thành các nhóm: Nợ bình thường, nợ có khó khăn tạm thời, nợ khó thu, nợ không có khả năng thu. Trong đó có nêu được các nguyên nhân cơ bản phát sinh các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan (do thiên tai, hoả hoạn,...); nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách làm dự án mất thị trường,...;

50

nguyên nhân do chủ đầu tư chuyển đối hình thức sở hữu (chia, tách, sáp nhập, giao bán, khoán cho người lao động); nguyên nhân khác. Hàng quý, Sở Giao dịch I thực hiện phân loại nợ theo hướng dẫn trên của NHPT Việt Nam.

Bảng 2.4: Phân loại nọ’ theo chất lưọng tín dụng qua các năm

(Nguồn: Bảo cáo CN Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch - Quỹ HTPT năm 2005; Sở Giao dịch I - NHPT năm 2006,2007)

51

Bảng 2.5: Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân phát sinh

(Nguồn: Báo cảo CN Quỹ HTPT Hà Nội và Sở Giao dịch - Quỹ HTPT năm 2005; Sở Giao dịch I - NHPTnăm 2006,2007)

Công tác phân loại nợ do cán bộ tín dụng trực tiếp phân loại có sự kiểm soát của Lãnh đạo Phòng và theo quy định của NHPT Việt Nam. Hiện nay, các dự án được phân loại thành: dư nợ bình thường, dư nợ có khó khăn tạm thời, nợ khó thu, nợ không có khả năng thu. Tuy nhiên, các khoản nợ chỉ được coi là nợ có vấn đề khi nó thực sự phát sinh nợ quá hạn.

Mức trích Quỹ dự phòng rủi ro hàng năm tối đa bằng 0,5% trên dư nợ bình quân cho vay đầu tư, cho vay tín dụng xuất khẩu, nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng.

Cuối năm nếu không sử dụng hết thì khoản dự phòng này được đế lại bù đắp rủi ro cho những năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các khoản tốn thất, NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính đế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 42 - 43)