ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHPT VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 56 - 58)

s Nguyên nhân tù'phía doanh nghiệp

3.1.ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHPT VIỆT NAM.

Trong giai đoạn tới, tín dụng ưu đãi của Nhà nước vẫn được xác định là công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ đế thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng và giảm đói nghèo. Tuy vậy, cần đối mới chính sách tín dụng ưu đãi theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, giảm bao cấp, bền vững về tài chính và tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết gia nhập tố chức thương mại thế giới.

Hướng chính trong đối mới chính sách tín dụng ưu đãi là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế. Chú trọng đến chất lượng tín dụng đầu tư, giảm hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước. Đối mới hoạt động của các tổ chức thực hiện tín dụng chính sách theo hướng tăng tính tự chủ, từng bước bền vững về tài chính, giảm bao cấp trực tiếp từ Nhà nước. Điều chỉnh mức vay và thời hạn cho vay, tạo điều kiện đế phát triển sản xuất - kinh doanh.

Phát huy mọi nguồn lực đế phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành và lĩnh vục mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế đất nước ta đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, đế nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước trước khi phải thực hiện các cam kết quốc tế, chúng ta cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho các ngành, các doanh nghiệp, các mặt hàng sản xuất trong nước mà đất nước

có lợi thế. về lâu dài việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hoạt động sản xuất trong nước cũng như xuất khấu hiện nay sẽ không còn phù hợp do Việt Nam phải thực hiện cam kết theo các hiệp định song phương và đa phương.

Trong điều kiện hiện nay, việc kết họp giữa hỗ trợ trực tiếp với các hình thức hỗ trợ gián tiếp trong chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển của Nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế đang đến gần. Do đó, cần phải giảm dần hình thức hỗ trợ trục tiếp và mở rộng các hình thức hồ trợ gián tiếp.

- Thu hẹp đối tượng vay vốn trực tiếp từ NHPTVN, tăng cường hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, không ưu đãi tràn lan, chỉ ưu đãi đổi với những dự án, mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì không phát triển được, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực quan trọng trong chuyến dịch cơ cấu kinh tế, thúc đấy tăng trưởng kinh tế và những dự án cấp thiết thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vục y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, các chương trình thuộc diện ưu đãi này cũng phải quy định cụ thể thời hạn được hưởng ưu đãi và thu hẹp mức lãi suất ưu đãi.

- Trong quá trình triến khai thực hiện cần bám sát văn kiện, Nghị quyết của Đảng, tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ.

- Hoạt động của NHPTVN cần hướng tới khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực kinh tế có vai trò quan trọng trong việc tạo ra GDP, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua các hoạt động của NHPTVN cần có trọng tâm, trọng điểm, có điều kiện, có thời hạn cho những chương trình, dự án, sản phấm đặc biệt quan trọng của nền kinh tế nhằm đảm bảo cho công nghiệp hoá, tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vũng và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự’ chủ; tránh hỗ trợ tràn lan, ỷ lại vào Nhà nước, đồng thời phù hợp với nguồn lực tài chính của Nhà nước hàng năm.

68

- Có phương án huy động vốn, đáp ứng được yêu cầu giải ngân của các dự án vay dở dang, các dự án chuyến tiếp và các dự án nhóm A được Chính phủ giao hàng năm .

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 56 - 58)