Nguyên nhân s Nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 49 - 54)

s Nguyên nhân chủ quan.

- Năng lực thâm định dự án còn hạn chế

Năng lực thấm định dự án, quản lý tín dụng của Sở Giao dịch I - NHPTVN mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế do đó chất lượng thẩm định chưa cao, có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu như sau :

60

+ Việc phân tích phương án tài chính, phương án trả nợ vay của dự án chủ yếu trên cơ sở lý thuyết, chưa căn cứ vào thực tiễn nên độ tin cậy thấp.

+ Trong phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm chưa đề cập đến yếu tố trượt giá do lạm phát, những ảnh hưởng tác động của cơ chế, chính sách. Do đó, việc so sánh giữa các năm bị giảm ý nghĩa, cũng vì vậy việc dự tính trong tương lai sẽ có độ tin cậy thấp. Đây là nguyên nhân làm tăng độ sai lệch giữa kết quả tính toán khi thực hiện thấm định với kết quả thu được khi đưa dự án đi vào khai thác sử dụng.

Trình độ, năng lực cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ làm ảnh hưỏng đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư và quản lý tín dụng. Sở Giao dịch I - NHPTVN với khoảng gần một nửa lực lượng cán bộ viên chức là cán bộ trẻ, bên cạnh những ưu điểm của tuổi trẻ cũng có những mặt hạn chế về kinh nghiệm công tác và còn chưa cập nhật được đầy đủ các thông tin, kiến thức về xã hội, khoa học kỹ thuật ở trong và ngoài nước.

- Năng lực kiêm tra, kiêm soát nội bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Theo quy định hiện nay, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ trong Sở Giao dịch I được giao nhiệm vụ cho bộ phận chính là Phòng Kiếm tra. Cán bộ phòng kiếm tra thực hiện kiểm tra toàn bộ các hoạt động của Sở Giao dịch I : kế toán, cho vay đầu tư, ODA, ... có chức năng tham mưu giúp Giám đốc kiếm tra giám sát nội bộ các hoạt động của Sở Giao dịch I trong việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thế lệ nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả và phòng ngừa những rủi ro có thế xảy ra trong hoạt động của Sở Giao dịch I.

Trong thời gian qua, mặc dù công tác kiếm tra, kiếm soát được chú trọng. Tuy nhiên, cán bộ phòng phần lớn không được đào tạo chuyên ngành pháp luật, mới chỉ tham gia làm một sổ công việc, nên đôi khi không hiếu hết các nghiệp vụ được giao đế kiểm tra, nên chất lượng kiểm tra không cao.

- Hệ thống thu thập, xử lý thông tin còn yếu:

NHPT Việt Nam chưa xây dựng được một hệ thống thông tin đế phục vụ cho công tác thấm định phương án tài chính, phương án trả nợ cũng như phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro.

Nguồn thông tin mà cán bộ sử dụng trong quá trình thẩm định, quản lý, theo dõi dự án chủ yếu do khách hàng cung cấp, việc khai thác thông tin của cán bộ qua các kênh như: bạn hàng của khách hàng, từ các cơ quan có liên quan, phương tiện thông tin đại chúng,... là rất hạn chế, dẫn đến thông tin cập nhật còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ đầu tư, thiếu thông tin đa chiều trong việc ra quyết định. Do vậy, rủi ro về đạo đức của khách hàng là rất cao. Thực tế tại Sở Giao dịch 1 cho thấy, việc phát hiện ra các khoản vay có vấn đề rất hạn chế, nếu chủ đầu tư trả nợ bình thường thì cán bộ thường không có sự sát sao trong việc kiếm tra về thông tin của doanh nghiệp và thường biết rất chậm về hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, mặc dù đã xây dựng được các chỉ tiêu bình quân ngành áp dụng cho toàn hệ thống, nhưng những chỉ tiêu còn quá chung chung chưa đánh giá được cho tùng quy mô hoạt động của dự án, hoặc các ngành cụ thế hơn.

V Nguyên nhân khách quan.

- Các công cụ quản lỷ rủi ro tín dụng chưa được áp dụng dầy đủ.

Hiện nay, hệ thống NHPT Việt Nam chưa ban hành các quy định về

việc áp dụng đánh giá khách hang vay vốn thông qua hệ thống chấm điếm và xếp hạng khách hàng. Cán bộ tín dụng thẩm định tình hình hoạt động của khách hang thông qua các chỉ tiêu quy định tại quy trình thẩm định. Điều này, dẫn đến việc cán bộ tín dụng thẩm định sót, thấm định không kỹ các chỉ tiêu.

- Cơ chế, chính sách của cho vay đầu tư của Nhà nước:

Hiện nay cơ chế, chính sách cho vay đầu tư của Nhà nước có nhiều ưu đãi như: thời hạn cho vay dài, mức cho vay cao lên đến 70% tổng mức đầu tư

62

(không kể vốn lưu động), lãi suất cho vay thấp, chủ đầu tư được sử dụng tài sản hình thành tù' vốn vay đế đảm bảo tiền vay,... Tuy nhiên, sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, chủ đầu tư không được vay vốn lưu động nếu không thuộc đối tượng vay vốn tín dụng xuất khấu. Do đó, công tác quản lý tín dụng gặp nhiều rủi ro khi chủ đầu tư gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc chây ỳ trong trả nợ. Do lãi suất vay vốn thấp, lãi suất nợ quá hạn vẫn thấp hơn so với lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại nên nhiều chủ đầu tư thường ưu tiên trả nợ các ngân hàng thương mại và không thực hiện trả nợ NHPT. Ngoài ra, sau khi chấm dứt vay vốn, chủ đầu tư không tiếp tục thanh toán thông qua NHPT nên NHPT khó khăn trong việc quản lý dòng tiền của dự án và của chủ đầu tư, do vậy công tác quản lý rủi ro tín dụng gặp khó khăn.

- Thời hạn cho vay đầu tư đối với dự án thường rất dài, trung bình từ 5 - 1 0 năm, thậm chí có những dự án được vay vốn với thời hạn lên đến 12 - 15 năm. Do vậy có rất nhiều yếu tố biến động trong quá trình thực hiện dự án không thê lường trước được.

- Các dự án thuộc đổi tượng cho vay đầu tư có thể được NHPT cho vay với số lượng vốn rất lơn theo ý chí của Nhà nước mà không bị ràng buộc bởi các giới hạn về tỷ lệ an toàn như các tố chức tín dụng thông thường, do đó có thể dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPT vì tập trung quá nhiều vốn vào một số ít khách hàng. Có thế thấy qua việc các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng về cầu, đường được chỉ định cho vay với số vốn rất lớn, nguồn trả nợ tù' Ngân sách Nhà nước, nhưng việc bố trí vốn trả nợ của Ngân sách Nhà nước thường không đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng làm tăng các khoản nợ quá hạn đối với NHPT.

- Tài sản thế chấp ban đầu của các dự án vay vốn có giá trị rất nhỏ so với giá trị khoản vay, thậm chí có những dự án không có tài sản thế chấp, còn

tài sản hình thành từ vốn vay thường có tính thành khoản thấp, do đó khó đảm bảo khả năng thu nợ tù' nguồn thế chấp tù' tài sản hình thành tù' vốn vay cho NHPT khi người vay không trả được nợ.

- Lãi suất cho vay thường thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại và không đổi trong suốt thời gian vay vốn của dự án, nhiều dự án hoặc nhiều thời điểm lãi suất dư nợ quá hạn của NHPT vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại. Do vậy, dẫn đến nhiều chủ đầu tư không có ý thức trả nợ, khả năng gặp rủi ro đạo đức tù' phía khách hàng tăng cao.

Tất cả những chính sách trên gây ra cho NHPT thường bị đưa vào thế không có được những ràng buộc chặt chẽ trong việc thu nợ dự án, phụ thuộc nhiều vào ý thức trả nợ của người vay.

Cơ chế xử lý rủi ro trong cho vay đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa tạo ra sự chủ động cho NHPTVN. Các trường hợp khoanh, xoá nợ vốn vay tín dụng đầu tư, NHPTVN phải trình Bộ Tài chính chấp thuận. Đối tượng xử lý không sát với thực tế. Nhiều dự án không còn khả năng thu nợ như các dự án do Ngân hàng Đầu tư và phát triến chuyến giao có thời gian vay quá dài (có dự án vay từ năm 1978), chưa đi vào hoạt động, chưa trả nợ nhưng không thuộc đối tượng được xử lý nợ.

- Công tác quy hoạch phát triến tông thế còn nhiều bất cập

Số lượng chương trình của Chính phủ được đầu tư 0 ạt trong khi chưa làm tốt công tác quy hoạch, công tác nghiên cứu thị trường, đầu tư dàn trải, không có hoặc không tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, đầu tư thiếu đồng bộ.

Công tác dự báo phát triển còn yếu, một phần do năng lực nghiên cứu còn hạn chế, chưa có tầm nhìn chiến lược, một phần do thiếu tính khách quan, chưa bắt kịp xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế.

64

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w