ĐÁNH GIÁ CỒNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 45 - 49)

VAY

ĐẦU Tư TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHPT.

2.4.1. Những mặt tích cực trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

V Nghiêm túc chấp hành các quy trình, quy chế của ngành và quy định của Nhà nước về cho vay đầu tư.

Trong thời gian qua, Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam đã tạo lập được môi trường cho vay có hiệu quả, thực hiện chỉ đạo, điều hành công tác cho vay đầu tư một cách chặt chẽ. Công tác cho vay đầu tư được triến khai thực hiện theo đúng quy chế, quy trình và các quy định của NHPT Việt Nam và pháp luật Nhà nước.

Trong quá trình hoạt động, hàng năm NHPT Việt Nam thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động của Sở Giao dịch I, trong đó, có hoạt động cho vay đầu tư. Qua kết quả kiểm tra hàng năm của NHPT Việt Nam, nhìn chung hoạt động của Sở không có những sai phạm lớn, vi phạm nghiêm trọng tới việc thực hiện quy chế, quy trình cho vay đầu tư và quy định của Nhà nước. Đồng thòi, Sở Giao dịch I cũng thường xuyên, kịp thòi chấn chỉnh những sai sót đó.

V Công tác đôn đốc thu hổi nợ thường xuyên được tăng cường.

Công tác đôn đốc, thu hồi nợ vay, đặc biệt là các dự án có nợ quá hạn luôn được chú trọng thực hiện, cùng với việc đôn đốc Chủ đầu tư trả nợ, Sở Giao dịch I đã chủ động, tích cực phối họp với các Bộ, ban ngành, các Sở, cơ quan, UBND thành phố Hà Nội trong việc thu hồi nợ vay. Do vậy mặc dù còn nợ quá hạn và lãi treo nhưng công tác thu hồi nợ gốc và lãi vay của Sở so với kế hoạch Trung ương giao luôn đạt kết quả cao và là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn ngành về công tác cho vay đầu tư của Nhà nước. Năm 2006 thu nợ gốc cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt 101% kế hoạch Trung ương giao, năm 2007 đạt 97% kế hoạch Trung ương giao.

55

'C Công tác rà soát các dự án và xử lỷ nợ khó đòi được tăng cường.

Song song với việc đề ra các biện pháp đôn đốc chủ đầu tư trả nợ, Sở Giao dịch I đã thực hiện rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án có nợ quá hạn, tìm nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, trên cơ sở đó phân loại chi tiết từng dự án theo biện pháp thu hồi nợ.

Trong năm 2007 và 2008, Sở Giao dịch I đã và đang thực hiện rà soát lại toàn bộ các dự án cho vay đầu tư, đặc biệt là các dự án có nợ quá hạn. Qua đó, Sở Giao dịch I đã thực hiện trình NHPT Việt Nam các biện pháp nhằm xử lý các khoản nợ khó đòi.

Qua quá trình rà soát một sổ nhóm dự án được tập họp như: nhóm các dự án tín dụng 06 - là những dự án tín dụng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triến thực hiện cho vay và chuyến giao cho Cục Đầu tư phát triến từ năm 1995, nay được tiếp tục chuyển giao cho Sở Giao dịch I quản lý. Hiện nay, toàn Sở có 07 dự án tín dụng 06, với số nợ gốc, lãi treo không lớn nhưng đây là các dự án đến nay hầu như đã không còn hoạt động, tài sản cũ nát, có nợ quá hạn trong nhiều năm, không có khả năng trả nợ. Sở giao dịch I đang trình các cấp có thấm quyền thực hiện tận thu thông qua thanh lý tài sản, và xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng trên.

Đối với một sổ dự án hạ tầng giao thông, trong năm 2006, 2007 Sở đã trình NHPT Việt Nam, các Bộ ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nợ cho các dự án gặp khó khăn về nguồn trả nợ, đến năm 2007, tổng số nợ được khoanh là 173 tỷ đồng. Nhưng bên cạnh đó, Sở vẫn phổi hợp với chủ đầu tư trình các cấp các ngành tìm nguồn trả nợ cho các dự án trên.

Một số dự án chủ đầu tư không tích cực trong việc trả nợ, nhằm chiếm dụng vốn, bên cạnh việc đôn đốc chủ đầu tư trả nợ, Sở Giao dịch I đã và đang phối hợp với các ngân hàng thương mại cho vay vốn luư động, trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước (C1C), các cấp chính quyền địa phương đế

Nợ quá hạn (triệu đồng) 88.231 269.159 249.681

Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) 2,43 7,12 6,72

Nợ khoanh (triệu đồng) 173.093

yêu cầu chủ đầu tư trả nợ vốn vay. Đối với một số dự án, Sở Giao dịch I đang tiến hành thực hiện các bước đế thanh lý tài sản hoặc khởi kiện chủ đầu tư.

V Công tác kiếm tra, kiếm soát được tăng cường.

Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay ngày càng được tăng cường, do đó việc cập nhật thông tin về hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng hơn, hồ sơ, thủ tục theo dõi vốn vay được hoàn chỉnh. Hàng năm, Sở Giao dịch I thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra lại các dự án, đặc biệt là các dự án có nợ quá hạn, các dự án vay vốn mới. Tính đến năm 2007, hầu hết các dự án được kiếm tra nội bộ.

V Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác cán bộ.

Công tác đào tạo và đào tạo lại được chú trọng: 100% cán bộ mới được tập huấn tiền viên chức, hầu hết các lãnh đạo cấp phòng được tham gia tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng Phát triến Việt Nam tô chức, nhiều cán bộ được cử tham dự các khoá đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ.

2.3.1. Hạn chế và nguyên nhân.

2.3.2.1. Hạn chế.

V Nợ quả hạn tăng.

Công tác thu hồi nợ vốn vay đã có nhiều biện pháp tích cực, tuy nhiên chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở việc đôn đốc, nhắc nhở, phối hợp với cơ quan, chính quyền địa phương có liên quan nhờ giúp đỡ; những biện pháp chế tài cao hơn chưa được sử dụng hiệu quả như: xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện, ... Do vậy, nợ quá hạn ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối.

Bỉếu 2.6: Chất lượng tín dụng qua các năm

Trong số dư nợ quá hạn nói trên, chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông, tống số nợ quá hạn của dự án hạ tầng giao thông năm 2007 là 156 tỷ đồng; chiếm 62% so với tổng dư nợ quá hạn; nhưng 100% nợ khoanh là dư nợ quá hạn được khoanh thuộc các dự án hạ tầng giao thông. Các dự án tín dụng trung ương có nợ quá hạn chủ yếu do khó khăn của dự án, khó khăn về nguồn trả nợ của chủ đầu tư.

Dư nợ quá hạn của các dự án tín dụng địa phương chủ yếu là các dự án thuộc thành phần kinh tế tư nhân, mặc dù về dư nợ quá hạn so với tống dư nợ quá hạn chỉ chiếm khoảng 16% năm 2006 và 22% năm 2007 nhưng đây là thành phần có số dự án có nợ quá hạn cao với trên 20 dự án có nợ quá hạn, chiếm khoảng 50% sổ dự án có nợ quá hạn. Các dự án có nợ quá hạn thuộc khối tín dụng địa phương chia đều cho các lĩnh vục sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các dự án trường học, dự án y tế,...

Nhiều dự án sau khi đầu tư gặp phải khó khăn như tiến độ đầu tư chậm, khó khăn về thị trường đầu ra của sản phẩm, khó khăn về nguồn lực lao đồng dẫn đến dự án chưa có hiệu quả, không có nguồn đế trả nợ theo cam kết. Bên cạnh đó, nhiều dự án có nợ quá hạn không chỉ xuất phát từ những khó khăn của dự án mà còn xuất phát tù’ rủi ro đạo đức của chủ đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

58

s Công tác xử lý nợ khó đòi còn chậm.

Công tác xử lý nợ quá hạn đã được đẩy nhanh sau khi Thông tư 89/2004/TT-BTC ngày 03/09/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển ra đời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc, lúng túng trong công tác xử lý nợ. Các dự án được trình xử lý nợ chủ yếu là các dự án có chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cố phần hoá, chia, tách, sáp nhập, giao, bán. Nhiều dự án không còn khả năng thu nợ nhưng chưa có co chế đế thực hiện xử lý nợ như các dự án do Ngân hàng Đầu tư và phát triến chuyến giao, đây là các dự án được thực hiện tù’ rất lâu, hoạt động không hiệu quả hoặc chưa đi vào hoạt động nên không có nguồn trả nợ, nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

•C Công tác định giả và định giả lại tài sản bảo đảm tiền vay còn yếu.

Như đã phân tích ở trên, căn cứ vào quy định cho vay đầu tư, các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp. Do vậy, khoảng trên 95% các dự án tại Sở Giao dịch I không có tài sản thế chấp hoặc sử dụng tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, chỉ có một số ít dự án có tài sản khác làm tài sản thế chấp.

Hiện nay, công tác đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay chưa được thực hiện thường xuyên. Việc định giá tài sản thế chấp các dự đã vay vốn chủ yếu vẫn chỉ thực hiện trên co sở giá trị số sách theo hạch toán của chủ đầu tư. Nhiều dự án tài sản thế chấp đã xuống cấp hoặc không còn khả năng thanh lý để thu hồi vốn, như một số dự án tài sản thế chấp là các đầm nuôi tôm được xây dựng trên đất thuê của Nhà nước. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đế thu hồi vốn vay gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, với chính sách ưu đãi, các dự án đầu tư được vay vốn lên đến 85% (theo các Nghị định trước đây) và 70% (theo quy định hiện nay của Nhà nước) tổng mức đầu tư dự án, do vậy tài sản sau đầu tư chủ yếu được

hình thành từ vốn vay. Việc tài sản đảm bảo không còn đủ giá trị đế bảo đảm cho khoản vay dẫn đến nhiều chủ đầu tu’ không có ý thức tụ’ giác trong việc trả nợ, thường xuyên chiếm dụng vốn của Nhà nước.

V Công tác phân loại nợ chưa được kiêm soát chặt chẽ.

Trong thời gian qua, mặc dù đã tích cực trong việc rà soát, phân loại các dự án đưa ra các nhóm biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, công tác phân loại nợ vẫn chủ yếu tập trung vào các dự án có nợ khó thu lâu ngày.

về công tác thực hiện báo cáo phân loại nợ định kỳ hiện chưa được thực hiện theo đúng quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các khoản dư nợ được phân thành nợ bình thường, nợ có khó khăn tạm thời, nợ khó thu và nợ không có khả năng thu. Tuy nhiên, công tác phân loại nợ chủ yếu vẫn chỉ mang tính chất báo cáo, việc phân loại nợ vẫn mang tính chất chủ quan của cán bộ tín dụng là chính. Việc căn cứ trên báo cáo phân loại nợ để xử lý thông tin không được chú trọng.

Công tác phân loại nợ chưa có tính dự báo, mới phụ thuộc vào việc các khoản dư nợ có phát sinh nợ quá hạn hay không, thời gian phát sinh; nhưng khoản nợ có dấu hiệu rủi ro chưa được đánh giá để phân loại cho đúng.

Một phần của tài liệu Quản lỷ rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng phát trỉến việt nam (Trang 45 - 49)