6. Kết cấu của luâ ̣n văn
3.3. Chính sách dân cư xã hội
Cũng giống như Nam Bộ, các tỉnh biên giới Tây Nam là địa bàn cư trú của nhiều tộc người di cư đến sớm muộn khác nhau vì nhiều lý do lịch sử, chính trị, kinh tế. Vì sự đa dạng của các tộc người, lại nằm ở vị trí “nhạy cảm” về chính trị, quân sự, nên triều đình nhà Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mệnh duy trì chính sách “phủ biên” - vỗ yên biên giới đối với dân cư, xã hội nơi đây.
95 Đối với các dân tộc thiểu số khu vực này, chủ yếu là người Miên (Khmer) và người Chàm (Chăm), triều đình nhà Nguyễn tiến hành đồng thời cả chính sách “phủ dụ” và “giáo hóa”.
Những người Chăm xiêu dạt từ vùng Nam Trung Bộ được triều đình chiêu tập đến khu vực thượng du Quang Hóa, cấp cho vay tiền công để làm ăn, sinh sống, không trả lại được thì khoan miễn với mong muốn họ “làm dân biên giới lâu dài”, sau đó “xét những chỗ đất đã có dân ở, tùy theo số người, số ruộng nhiều ít, liệu chia ra làm huyện, tổng, ấp, làng, có giới hạn nhất định, đặt người làm đầu mục, để họ cai quản lẫn nhau” [138, 104]. Triều đình nhà Nguyễn tận dụng mọi điều kiện để có thể thiết lập các đơn vị hành chính cơ sở ở miền biên viễn, không phân biệt tộc người miễn là họ chấp nhận trở thành thần dân lâu dài của Đại Nam.
Trong chính sách về văn hóa, Minh Mệnh thể hiện rõ ràng tư tưởng “dụng hạ biến di”, mong muốn dùng văn hóa của người Việt để cải biến văn hóa của các dân tộc thiểu số. Năm 1828, Án sát Vĩnh Long Hà Thúc Giao hiến kế chọn người Việt học tập chữ người Khmer và cho con em người Khmer đến học tập tiếng Việt từ các viên huấn đạo, giáo thụ, để từ đó họ dần “thấm phong hóa người Kinh”. Minh Mệnh cho rằng làm như vậy là trái ngược, chỉ dụ cho quan lại các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên phải bảo ban con em người Khmer học tập tiếng Kinh, hạn chế chức năng giáo dục của các ngôi chùa Tiểu thừa. Đồng thời, treo thưởng các chức vụ “tổng trưởng, lý mục” cho những người tích cực học tập. Sau chữ viết, lần lượt cho người Khmer học tập tiếng nói, ăn mặc, phong tục của người Việt, nhưng “không nên gấp quá”. Sau đó, chọn một số người Việt học chữ Khmer để làm thông ngôn, tiện việc quản lý, kiểm soát. Thực hiện đúng trình tự đó sẽ có tác dụng “giáo hóa”, thay đổi dần dần “văn tự và luân lý” của người Khmer cho giống với người Việt.
96 Sau khi thành lập Trấn Tây thành, Minh Mệnh chủ trương đổi đặt các phủ huyện ở hai tỉnh An Giang và Hà Tiên. Để triệt để tiến hành “đồng hóa”, Minh Mệnh đi ngược lại với chính sách “hán di hữu hạn” mà Gia Long đặt ra từ đầu bản triều. Bố chính An Giang Lê Quang Huyên đề nghị chia tách dân Kinh, dân Thổ đang ở lẫn lộn cùng nhau để dễ bề quản lý. Minh Mệnh gạt đi vì cho rằng: “Toàn hạt Trấn Tây đã lệ thuộc vào bản đồ [nước nhà], đã đặt phủ huyện, bổ lưu quan. Nếu Kinh riêng ra Kinh, Thổ riêng ra Thổ, thì sao cho thay đổi phong tục mà đồng hoá được? ” [139, 617]. Sau đó, cho chia đặt các phủ, huyện của người Việt và người Thổ xen kẽ nhau. Đồng thời, ban tên họ và cấm ngặt người Việt lợi dụng người Thổ thật thà, chất phác mà lấn áp.
Đồng thời với chính sách dân tộc, để củng cố, tăng cường nền tảng xã hội cho biên giới Tây Nam, Minh Mệnh hạ lệnh cho các viên quan Trấn thủ, Tổng đốc hoặc bảo hộ Chân Lạp phải khéo léo phủ dụ, chiêu tập dân xiêu tán, dân buôn đến khai phá đất đai, định cư tại các vị trí xung yếu. Triều đình nhà Nguyễn luôn thi hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế khóa, lao dịch, binh dịch… để khuyến khích dân cư đến làm ăn, sinh tụ với mục đích gây dựng một khu vực biên giới ngày càng đông đúc, trù mật và thịnh vượng. Minh Mệnh ý thức được việc xác lập chủ quyền bằng đường biên giới, khu vực chịu ảnh hưởng chỉ là bước đầu, việc đưa dân tới sinh sống, biến vùng đất thành nơi cư ngụ, sản xuất mới là yếu tố quyết định chủ quyền quốc gia, lãnh thổ lâu dài đối với vùng đất đó. Bởi khi dân cư đã đến sinh sống đông đúc, gắn bó lâu dài sẽ tự hình thành ý thức về chủ quyền lãnh thổ, tự bảo vệ vùng đất của mình trước các thế lực ngoại bang.
Bên cạnh đó, Minh Mệnh cũng tiến hành nhiều chính sách nhằm “khoan thư sức dân” để làm “kế sách lâu dài”. Năm 1823, nhân việc đào kênh Vĩnh Tế, quan thành Gia Định tâu xin bắt thêm dân phu để lấy đá xây thành, Minh Mệnh chỉ cho lấy dân để khai sông bởi “Phương chí hai việc cùng làm một lượt, liên tiếp
97 làm nhọc sức dân thì công việc làm sao mà thành tựu được” [127]. Năm 1833, sau khi thiết lập tỉnh An Giang, Minh Mệnh ra lệnh cho Lê Đại Cương - Tổng đốc An - Hà, huy động nhân dân các huyện tiến hành xây đắp thành tỉnh mới. Đến mùa hè, thành xây sắp xong nhưng gặp phải thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều, Minh Mệnh liền hạ dụ: “Việc đắp thành An Giang cùng các thành Quảng Nam, Hà Tĩnh và Nam Định đều thuê dân làm việc, đương lúc mùa hạ này, hoặc giả có người cảm nhiễm đến ốm. Ra lệnh cho mua nhiều các vị thuốc, sai lương y điều trị. Nếu có kẻ nào chết thì mỗi người được cấp 1 tấm vải và 3 quan tiền” [137, 585]. Công trình đang dở dang thì phải đình lại vì cuộc tấn công của quân Xiêm La. Đến năm 1834, khi quân Xiêm bị đánh bại, Tổng đốc Trương Minh Giảng tấu xin triều đình cho huy động dân để tiếp tục xây đắp. Minh Mệnh lập tức ra chỉ dụ quở trách: “mới bình được giặc Xiêm, kho tàng chưa đầy đủ, nhân dân vừa mới được yên nghỉ, há nỡ đem việc không cần kíp lại bắt dân phải lao lực nữa sao?” [138,431]. Những sự kiện trên cho thấy, triều đình nhà Nguyễn nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực ở khu vực biên giới Tây Nam. Chỉ những việc biên phòng cần thiết (như đào kênh Vĩnh Tế hay chiến tranh) mới huy động sức dân triệt để, còn những việc công khác thì phải lựa chọn thời điểm thích hợp để điều động dân binh.
Nhìn chung, hệ thống chính sách của triều đình Minh Mệnh đối với dân cư ở khu vực biên giới Tây Nam được áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt. Mục đích cơ bản là nhằm xây dựng được nền tảng xã hội vững chắc, cộng đồng cư dân biên giới ổn định để làm “phên dậu” cho đất nước. Mặt khác, những chính sách này đã tạo nên một diện mạo mới cho khu vực biên giới Tây Nam, biến nơi đây từ một vùng hoang sơ, lầy lội, vắng vẻ thành một địa bàn trù phú, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển.
98
Tiểu kết chƣơng 3
Bên cạnh chính sách quân sự, hệ thống chính sách chính trị - kinh tế - xã hội đã góp phần củng cố vững chắc nền tảng an ninh - quốc phòng cho khu vực biên giới Tây Nam. Bằng nhiều bước đi thận trọng, Minh Mệnh đã từng bước thâu tóm quyền lực chính trị ở Nam bộ nói chung và các tỉnh biên giới Tây Nam nói riêng. Sự ra đời của tỉnh An Giang đã tạo nên một địa bàn chiến lược ở Nam Bộ, chốt chặt con đường thủy - bộ từ Đại Nam sang Chân Lạp, Xiêm La. Các viên quan Tổng đốc An - Hà (An Giang, Hà Tiên) đều là những võ tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, vừa có trách nhiệm bảo vệ biên giới Tây Nam, vừa kiêm quản việc “bảo hộ” Chân Lạp.
Trong chính sách kinh tế, triều đình nhà Nguyễn đề cao nông nghiệp, khuyến khích khẩn hoang. Triều đình tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể khai phá, mở rộng đất đai, định cư sinh sống lâu dài ở khu vực này. Bên cạnh đó, Minh Mệnh còn cho xây dựng những đồn điền do binh lính trực tiếp khai khẩn, trồng trọt, để đẩy nhanh hơn nữa quá trình làm chủ vùng đất phía Tây Nam. Thương nghiệp mặc dù không được triều đình khuyến khích nhưng vẫn có điều kiện phát triển thuận lợi, đặc biệt đối với các mặt hàng lâm thổ sản và lúa gạo.
Chính sách dân cư - xã hội của triều đình Minh Mệnh ở biên giới Tây Nam được thực hiện mềm dẻo, kết hợp giữa “phủ biên” và “giáo hóa” nhằm tạo nên nền tảng xã hội ổn định, tụ cư đông đúc. Nhận thức được tầm quan trọng của dân cư đối với vùng đất “phên dậu” của đất nước, Minh Mệnh không khuyến khích các nhóm cộng đồng người, không phân biệt dân tộc đến định cư và phát triển khu vực này. Nhờ đó, vùng biên giới Tây Nam ngày càng trở nên đông đúc, trù mật, cho thấy hiệu quả của “kế sách biên phòng lâu dài” của triều đình nhà Nguyễn dưới thời Minh Mệnh.
99
KẾT LUẬN
Minh Mệnh lên ngôi mang theo nhiều trọng trách mà vua cha để lại. Trong đó có vấn đề xác định rõ ràng biên giới lãnh thổ, củng cố an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới Tây Nam.
Thuộc địa phận các tỉnh: Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên, khu vực biên giới Tây Nam dưới thời Minh Mệnh nói riêng và đối với nhà Nguyễn nói chung luôn giữ một vị trí chính trị - quân sự chiến lược. Đặc biệt, trong thế giằng co của mối quan hệ Đại Nam - Chân Lạp - Xiêm La thì khu vực này là phên dậu cơ bản để bảo vệ một Nam Kỳ trù phú, giàu tiềm năng. Chính vì vậy, triều đình nhà Nguyễn dưới thời Minh Mệnh đã tiến hành hàng loạt các chính sách chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh ở đây.
Mục tiêu cao nhất của nhà Nguyễn đối với khu vực này là duy trì sự ổn định trật tự, củng cố phòng ngự biên cương và xác lập chủ quyền lãnh thổ. Theo đó, các chính sách “mộ dân lập ấp”, “ngụ binh ư nông”, phòng bị biên cương, phủ dụ, giáo hóa đều hướng đến mục đích tối thượng ấy. Đặc biệt, khi biên giới quốc gia bị xâm phạm, triều đình nhà Nguyễn lập tức cương quyết đáp trả như trường hợp của Xiêm La. Chính sách an ninh - quốc phòng có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế - xã hội nhằm ngăn ngừa nguy cơ xâm chiếm từ bên ngoài và củng cố nền tảng từ bên trong.
Từ Gia Long đã có mong muốn nắm bắt quyền kiểm soát Nam Bộ nói chung và khu vực biên giới Tây Nam nói riêng. Mười năm đầu thời Minh Mệnh, chính sách “quyền nghi tạm đặt” đối với Gia Định thành đã khiến cho triều đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận và cai quản trực tiếp khu vực biên giới Tây Nam. Sự tồn tại của các đơn vị hành chính - quân quản “đạo” dọc theo biên giới cho thấy nhà Nguyễn đặt nặng tính chất quân sự đối với vùng đất này. Tuy nhiên, sau
100 cải cách Minh Mệnh năm 1832, sự ra đời của tỉnh An Giang đã chứng tỏ quyết tâm nắm quyền kiểm soát phía Tây Nam của triều đình. Ý thức được vai trò quan trọng của dân cư đối với vùng biên viễn, Minh Mệnh đẩy mạnh hơn nữa chính sách “mộ dân lập ấp”, nhằm xây dựng những địa bàn trù mật, làm nền tảng cho kế sách quốc phòng.
Nhìn chung, hệ thống chính sách Minh Mệnh thực hiện ở khu vực biên giới Tây Nam vừa nằm trong hệ thống chính sách chung của nhà Nguyễn đối với vùng biên viễn, vừa mang những đặc điểm riêng phù hợp với địa phương. Minh Mệnh đã có những bước tiếp nối Gia Long để khẳng định một cách vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc bất khả xâm phạm. Đồng thời, Minh Mệnh cũng đóng góp không nhỏ trong việc hình thành một vùng đất Tây Nam trù mật, dân cư đông đúc, binh lực dồi dào làm cơ sở để thực thi có hiệu quả chính sách an ninh - quốc phòng, bảo vệ biên giới quốc gia.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách, triều đình nhà Nguyễn cũng vấp phải những sai lầm. Sự thiết lập Trấn Tây thành trên đất Chân Lạp năm 1835 gây nên nhiều tranh cãi, cũng khiến cho nhà Nguyễn hao tổn binh lực, tiền tài, nhưng sâu xa hơn là mong muốn có được một lá chắn phòng ngự từ xa đối với người Xiêm La. Nhưng chính sách của Minh Mệnh đối với Trấn Tây thành đã phạm sai lầm khi không tính toán đến việc xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia lân bang, khiến người Chân Lạp phản kháng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sau khi Minh Mệnh băng hà, vương triều Nguyễn dần mất đi sức mạnh chính trị - quân sự, trước áp lực nhiều phía, Thiệu Trị đã phải giải thể Trấn Tây thành, quay lại vị trí đồng bảo hộ Chân Lạp cùng Xiêm La.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abel Beouf, Lịch sử cuộc đánh chiếm xứ Nam Kì 1858-1861, Tư liệu tại thư viện khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Ký hiệu: LS - TL/00701.
2. Đào Duy Anh (2010), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Phan An (1980), Vài khía cạnh dân tộc học về người Khmer ở Việt Nam và Cămpuchia, Hội nghị khoa học về quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử, Tp Hồ Chí Minh.
4. Phan An (1987), “Văn hóa Khơ me trong bối cảnh đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí dân tộc học, số 2.
5.Phan An, Nguyễn Xuân Nghĩa (1984), Dân tộc Khmer, in trong Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Lửa thiêng, Sài Gòn.
7. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nxb Văn học.
8. Nguyễn Tuấn Anh (2009), Nam Bộ trong mối quan hệ giữa chúa Nguyễn với Chân Lạp và Xiêm từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, In trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội.
9. Lê Văn Anh, Đặng Văn Chương (2008), Chính sách đối ngoại của triều Nguyễn với Xiêm (Thái Lan) về vấn đề Lào và Campuchia trong 30 năm đầu thế kỷ XIX, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội.
10. Dương Duy Bằng (2006), “Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Xiêm giai đoạn 1802 - 1834”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4
102 11. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
12. Đỗ Bang (chủ biên), Nguyễn Minh Tường (1996), Chân dung các vua Nguyễn, tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế.
13. Đỗ Bang (Chủ biên), Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802- 1884, Nxb Thuận Hóa, Huế.
14. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 15. Charles B. May bon, Lịch sử hiện đại xứ An Nam 1592-1870.
16. Charles B. Maybon, Nước An Nam từ 1764 đến 1775: Nhà Trịnh ở Bắc Kì, Nhà Nguyễn ở Nam Kì và Cao Miên, người dịch: Trịnh Minh Nguyệt, Tư liệu tại thư viện khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Ký hiệu: LS - TL/00111/00112.
17. Nguyễn Khắc Cảnh (1996), Vấn đề nguồn gốc và sự hình thành cộng đồng người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, Tập san Khoa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
18. Lâm Minh Châu (2007), “Quan hệ kinh tế của triều Nguyễn với Chân Lạp hồi nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 8.