6. Kết cấu của luâ ̣n văn
1.2.3. Điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội
Dưới thời Nguyễn, khu vực biên giới Tây Nam là nơi có địa hình tương đối phức tạp, hoang vu, rậm rạp, núi non trồi hụp, bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi chằng chịt. Điều kiện tự nhiên của khu vực này không đồng nhất mà có sự da dạng, tùy theo điều kiện địa hình, vị trí địa lý. Chẳng hạn như phủ Tây Ninh nằm ở vị trí cao ráo, nhiều rừng rậm, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có nhiều nét của vùng đồng bằng. Vùng Châu Đốc chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang, đất trũng, nước ngập khá sâu, lầy lội, nhiều thú dữ. Thời tiết chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa gây nên tình trạng ngập úng, mùa khô thì nắng gay gắt, khiến hoạt động canh tác nông nghiệp ở khu vực này gặp nhiều khó khăn. Vùng hữu ngạn Hậu Giang, phía biên giới hầu như không có người ở, đây là vùng ngập lụt quá sâu nên không canh tác lúa được, lại bị đe dọa thường trực bởi nạn lụt khi nước sông dâng cao [94,21].
Đặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ khi những vùng đất đai màu mỡ chưa được khai thác ở Nam Kỳ còn nhiều, thì khu vực biên giới Tây Nam là nơi khó khai khẩn, nhiều nguy hiểm rình rập như thú dữ, sơn lam chướng khí hay nạn
43 binh đao… Vì vậy, dân cư sinh sống ở đây khá thưa thớt, gồm người Việt, người Miên (người Khmer), người Hoa và người Chăm.
Những lưu dân người Việt đặt chân đến đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVI và đẩy mạnh công cuộc khai phá đất đai, dựng nên thôn ấp và xác lập chủ quyền suốt các thế kỷ XVII, XVIII. Từ thời các chúa Nguyễn đến những năm cuối thời Gia Long, cư dân người Việt chủ yếu khai khẩn những khu vực phù sa đất tốt, đất giồng ven sông, đất cù lao bởi nhu cầu phát triển xứ Đàng Trong, phục quốc và củng cố quốc gia. Đến thời Minh Mệnh, xuất phát từ nhu cầu xác định, bảo vệ vùng biên giới Đại Nam - Chân Lạp, triều đình đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích người Việt đến khu vực biên giới Tây Nam như Tây Ninh, An Giang, Hà Tiên để mở đất, lập làng, định cư. Người Việt đến khu vực biên giới Tây Nam có nguồn gốc đa dạng: dân nghèo xiêu tán, dân buôn bán, binh lính đồn điền và tù phạm phát vãng. Đặc biệt, sự ra đời của kênh Vĩnh Tế đã khơi dậy tiềm năng kinh tế của khu vực này, thu hút số lượng đông đảo lưu dân người Việt đến sinh nhai lập nghiệp.
Tộc người Khmer đại diện cho lớp cư dân cư trú lâu đời ở Nam Bộ nói chung và biên giới Tây Nam nói riêng. Vào thế kỷ XII, để trốn tránh sự bóc lột hà khắc của vua chúa phong kiến thuộc các triều đại Ăngkor, những người nông dân Khmer nghèo khổ đã tìm cách di cư đến đồng bằng sông Cửu Long mầu mỡ. Khi đế quốc Ăngkor sụp đổ, đời sống của cư dân Khmer càng lâm vào bần cùng với sự áp bức của phong kiến trong nước và phong kiến ngoại tộc Xiêm La. Chính vì thế, họ di cư đến Nam Bộ ngày càng nhiều và hình thành ba vùng dân cư tập trung của người Khmer là: Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau (chủ yếu là Sóc Trăng, Vĩnh Châu, Vinh Lợi); An Giang - Kiên Giang (chủ yếu là Vọng Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, Tây Bắc Hà Tiên); Trà Vinh - Vĩnh Long [67]. Từ khi chúa Nguyễn kiểm soát vùng Biên Hòa - Gia Định, Hà Tiên (1620-1780), người Khmer ở Nam Bộ đã dần tách ra khỏi đồng tộc của mình ở Chân Lạp để trở
44 thành một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mặc dù cư dân Khmer Nam Bộ và người Khmer ở Chân Lạp cùng chung chủng tộc, nhưng có sự khu biệt về đặc điểm văn hóa cũng như ý thức tộc người. Từ đầu thế kỷ XIX, một số tổ chức Phum của người Khmer đã sống xen cư và hòa nhập vào tổ chức làng xóm của người Việt và người Hoa. Tuy nhiên, dưới thời nhà Nguyễn nền tảng kinh tế và đời sống của người Khmer còn khá thấp kém và lạc hậu.
Người Chàm (Chăm) có nguồn gốc từ khu vực Nam Trung Bộ, thuộc vương quốc Chiêm Thành trước đây. Trải qua các biến cố lịch sử, chiến tranh, người Chăm xiêu tán khắp nơi. Một bộ phận người Chăm đến sinh sống tại khu vực An Giang, Tây Ninh của Nam Bộ và có đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựng các đồn điền, khai khẩn đất đai của vùng biên giới Tây Nam.
Người Hoa đến cư trú ở Nam Bộ từ khoảng thế kỷ XVII, dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Thuật ngữ “Khách nhân” thường dùng để chỉ hai bộ phận người Hoa là Minh hương và Thanh nhân. Cuối thế kỷ XVII, những người Hoa đầu tiên đặt chân đến đất Nam Bộ bởi không chấp thuận sự thống trị của triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc. Một bộ phận quan lại, binh lính nhà Minh đã vượt biển đến Đàng Trong. Những cư dân này được gọi là người Minh hương. Họ đến sinh sống và lập nghiệp tại các địa bàn Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên. Đặc biệt, một bộ phận người Minh hương mà đứng đầu là Mạc Cửu đã có công rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình khai phá lãnh thổ Đàng Trong đến khu vực trấn Hà Tiên. Bên cạnh cộng đồng người Minh hương, một bộ phận người Hoa khác định cư ở Nam Bộ được gọi là Thanh nhân. Họ có nguồn gốc từ người Mãn Châu - tộc người thống trị triều đình Trung Hoa lúc bấy giờ. Cộng đồng người Hoa với sự nhạy bén và năng động của mình đã nhanh chóng nắm bắt những vị trí quan trọng trong mắt xích giao thương, buôn bán ở Nam Bộ. Theo thời gian, người Hoa có xu hướng hòa mình vào cộng đồng người Việt ở Nam Bộ, trang phục, ngôn ngữ, sinh hoạt theo phong
45 cách người Việt. Nhiều người Hoa như Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức… có vị trí quan trọng trong chính quyền Gia Định. Bên cạnh đó, người Hoa vẫn duy trì những bản sắc văn hóa riêng biệt trong nếp sống, tổ chức gia đình, nghi lễ…
Sự đa dạng tộc người ở khu vực biên giới Tây Nam xuất phát từ nhiều lý do chính trị, quân sự, kinh tế khác nhau trong lịch sử. Dưới thời Minh Mệnh, khi vùng đất biên giới Tây Nam ngày càng đông đúc, đặt ra bài toán quản lý xã hội phức tạp cho triều đình. Cộng đồng các tộc người ở khu vực biên giới Tây Nam đã có những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng, xác lập lãnh thổ quốc gia dưới thời Minh Mệnh và trong cả tiến trình lịch sử của đất nước. Chính vì vậy, nhà Nguyễn phải tìm cách dung hòa, cân bằng giữa mục đích xác lập, bảo vệ chủ quyền biên giới với việc xây dựng, ổn định nền tảng kinh tế, xã hội, tránh những mâu thuẫn sắc tộc có thể nảy sinh.
46
Tiểu kết chƣơng I
Bắt đầu từ thời Gia Long và được hoàn thiện dưới thời Minh Mệnh, nhà Nguyễn lựa chọn con đường xây dựng một thể chế quân chủ tập quyền đỉnh cao, độc tôn Nho giáo, đề cao pháp trị. Trong khi Gia Long chưa đủ tiềm lực, khả năng, thì Minh Mệnh lại hội đủ điều kiện để đạt được khát vọng tạo nên một Đại Nam thống nhất, hùng mạnh. Chính vì vậy, Minh Mệnh đã thực hiện hàng loạt các chính sách chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao để vừa nhất thể hóa “nội trị”, vừa xác lập, củng cố, giữ vững các khu vực biên cương. Trong đó, vùng biên giới phía Bắc với mối đe dọa từ phía Trung Hoa và vùng biên giới Tây Nam với sự phức tạp của mối quan hệ “tay ba” Đại Nam - Chân Lạp - Xiêm La, trở thành những mối quan tâm hàng đầu của triều đình nhà Nguyễn. Khu vực biên giới Tây Nam thuộc 4 trấn Vĩnh Thanh, Định Tường, Phiên An, Hà Tiên (đến năm 1832, nằm trên địa bàn 4 tỉnh Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên) là vùng đất mới được sáp nhập vào nước ta, dân cư thưa thớt, thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng lại là địa đầu xung yếu, “phên dậu” của Đại Nam khi đối mặt với một Xiêm La nhiều tham vọng. Đặc biệt, biên giới Tây Nam mặc dù là nơi “cương vực mới mẻ”, nhưng lại là tấm “bình phong” cho cả một Nam Bộ rộng lớn, trù phú, là đất hưng nghiệp của nhà Nguyễn. Do đó, triều đình nhà Nguyễn phải tiến hành kết hợp các chính sách quốc phòng, an ninh, chính trị với chính sách phát triển kinh tế, xã hội để duy trì, củng cố khu vực biên giới Tây Nam. Trong đó, chính sách an ninh - quốc phòng là nền tảng cơ bản, được các chính sách kinh tế - xã hội hỗ trợ đắc lực.
47
Chƣơng 2: CHÍNH SÁCH AN NINH - QUỐC PHÒNG 2.1. Chính sách quân sự
2.1.1. Củng cố lực lượng quân đội
Kế thừa thành quả của Gia Long, quân đội nhà Nguyễn dưới thời Minh Mệnh không ngừng được xây dựng, củng cố với số lượng đông đảo, tinh nhuệ, tổ chức bài bản, trang bị vũ khí, kỹ thuật tốt. Đối với các tỉnh khu vực biên giới Tây Nam, lực lượng quân đội ngày càng được tăng cường, đặc biệt là sau sự biến Lê Văn Khôi và cuộc chiến với người Xiêm.
Dưới thời Gia Long, chế độ tuyển binh đối với các trấn, đạo của Gia Định thành nhẹ hơn so với Bắc thành và các trấn triều đình trực tiếp quản lý. Gia Long quy định, Gia Định thành cứ 8 đinh lấy 1 lính, còn biệt nạp như đồn điền các trại 3 đinh lấy 1 lính. Trong khi đó, Bắc thành thì 7 đinh lấy 1 lính, các trấn từ Quảng Bình đến Bình Thuận cứ 3 đinh lấy 1 lính. Tuy nhiên, do dân số Bắc thành và Gia Định thành có sự chênh lệch, nên số lượng lính tuyển của cả hai khu vực Đàng Trong và Đàng Ngoài có sự cân bằng nhất định. Chế độ tuyển binh này tiếp tục được duy trì cho đến những năm đầu thời Minh Mệnh. Đến năm 1834, Minh Mệnh quyết định áp dụng chính sách tuyển binh cứ 5 đinh lấy 1 lính ở Nam Kỳ (Bắc Kỳ là 7 đinh lấy 1, Quảng Bình - Bình Thuận là 3 đinh lấy 1). Chính sách này của Minh Mệnh nhằm tăng cường lực lượng quân sự cho Nam Kỳ nói chung và các tỉnh biên giới Tây Nam nói riêng. Bởi sau sự biến Lê Văn Khôi ở Phiên An và cuộc tấn công của quân Xiêm vào Nam Kỳ, Minh Mệnh nhận thấy vì số lượng binh lính ít ỏi, các tỉnh không kịp ứng cứu, dẫn đến việc An Giang, Hà Tiên nhanh chóng thất thủ.
Trong điều động binh lính, nhất quán thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, Minh Mệnh cho áp dụng quy chế chia ban, phiên đối với binh lính các tỉnh. Theo đó, lính thuộc các cơ, đội chia thành 2-4 ban, luân phiên nhau trực,
48 còn lại về quê làm ruộng. Biền binh đóng ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Hà Tiên, An Giang chia làm 3 ban, 1 ban tại ngũ, 2 ban về quê, 1 tháng thay đổi 1 lần. Đồng thời, để tăng cường lực lượng quân sự cho khu vực biên giới Tây Nam, Minh Mệnh tiến hành phân phái binh lính các tỉnh từ Quảng Nam trở vào, luân phiên đi thú tại các địa bàn quan trọng: Gia Định là đất yếu địa - chọn cử 1 vệ lính Kinh, 1 cơ Quảng Nam đóng thú. Trấn Tây thành thì trong đánh, ngoài chống là then chốt quan trọng - cử lính Kinh 2 vệ, Phú Yên 1 vệ, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang 1 cơ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Biên Hòa 300 biền binh đóng thú. An Giang giáp Trấn Tây - phái lính Kinh 1 vệ, Vĩnh Long 1 cơ đi thú. Hà Tiên là địa đầu quan yếu - phái quân Gia Định, Vĩnh Long, An Giang mỗi tỉnh một cơ đi thú. Lính đến đóng thú vào tháng Giêng, 6 tháng đổi một lần [114, 438].
Tổ chức quân đội tại các tỉnh cơ bản chia làm 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh. Ngoài ra, Hà Tiên và An Giang còn có thêm Ty hành nhân (trước gọi là đội thông ngôn), gồm những người am hiểu tiếng Chân Lạp, Xiêm La, Trung Quốc, sử dụng vào các mục đích ngoại giao, quân sự. Bên cạnh đó, lực lượng quân sự của Nam Kỳ còn có một số lượng dồn bổ từ các đội quân An Thuận, Thanh Thuận, Bắc Thuận và Hồi Lương. Về cơ bản, đây là những tù phạm có xuất thân ở Nghệ An, Thanh Hóa.
Đồng thời, triều đình Huế không ngừng nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng bị trước những nguy cơ đe dọa từ phía Xiêm La. Sau sự kiện đàn áp cuộc khởi nghĩa của Chậu A Nụ (1827-1828), gạt bỏ ảnh hưởng của triều đình nhà Nguyễn khỏi tiểu quốc Vạn Tượng, triều đình Xiêm La nung nấu ý định mở rộng quyền lực ở Chân Lạp và chiếm cả khu vực Hà Tiên của nước ta. Nền an ninh biên giới phía Tây của Đại Nam bị đe dọa nghiêm trọng. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), sau khi nghe Lê Văn Duyệt báo cáo về tình hình do thám cho thấy nước Xiêm đang dòm ngó, Minh Mệnh nhận định: Binh lính có thể trăm năm không dùng
49 đến nhưng không thể một ngày không phòng bị. Nếu có dự bị thời gặp việc không phải lo mấy [132,60]. Sau đó, ông ra lệnh cho binh lính ở Gia Định phải tạm dừng mọi hoạt động, tập trung vào tập luyện. Quan thành Gia Định cũng phải trù tính quân nhu để chuẩn bị chu đáo. Đồng thời, Minh Mệnh tiến hành điều động quân binh từ các tỉnh đến hỗ trợ phòng bị cho những khu vực biên giới quan yếu như An Giang, Hà Tiên, Quang Hóa: “lệnh cho Tổng đốc An - Biên là Nguyễn Văn Quế, Thự đốc Long - Tường là Lê Phúc Bảo đều phái 1 Lãnh binh, 2 Quản cơ, 1.000 biền binh chuẩn bị đủ thuyền, súng và khí giới, thủy, lục cùng tiến đi (An Giang) trú phòng” [137,565].
Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi biến ở Gia Định, sau đó cho người sang cầu cứu Xiêm với lời hứa “dâng đất và thần phục”. Mượn cớ đó, Ra ma III đã huy động 5 đạo quân đồng thời tấn công cả Chân Lạp và Nam Kỳ. Hai đạo quân theo đường bộ tấn công Chân Lạp, đạo thứ ba theo đường biển tấn công Hà Tiên, hai đạo khác tấn công vùng biên giới hai tỉnh Nghệ An, Quảng Trị. Mặc dù có sự phòng bị, song quân đội nhà Nguyễn đang phải tập trung để đàn áp cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi nên không đủ lực lượng để kháng cự. Chỉ trong vòng vài tháng cuối năm 1833 đầu năm 1834, lần lượt các tỉnh Hà Tiên, An Giang thất thủ. Tuy nhiên, sau những thất bại bất ngờ, triều đình nhà Nguyễn đã nhanh chóng xốc lại đội ngũ, chỉnh đốn binh tướng, huy động một lực lượng lớn quân đội, vũ khí để đáp trả đích đáng cuộc tấn công của quân xâm lược. Bên cạnh số lượng Kinh binh, 500 hương dõng, vũ khí, thuyền bè cấp cho các tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long, Định Tường để chủ động đánh giặc từ những ngày đầu cuộc chiến. Minh Mệnh còn huy động hơn 10.000 quân thủy bộ, tàu chiến, voi chiến, súng đạn từ kinh thành và các tỉnh khác tới hỗ trợ cuộc chiến ở Gia Định. Quân đội nhà Nguyễn phản công, đánh bật quân Xiêm ra khỏi Nam Kỳ và truy kích đến tận biên giới Chân Lạp - Xiêm La.
50
2.1.2. Củng cố và xây dựng hệ thống thành lũy, đồn bảo
Cùng với chính sách xây dựng lượng quân sự, Minh Mệnh cũng chú trọng đến xây dựng hệ thống đồn, bảo đóng tại các địa điểm xung yếu dọc theo tuyến biên giới Tây Nam.
Năm 1831, Minh Mệnh sai Lê Văn Duyệt xem xét địa hạt tỉnh Hà Tiên có những nơi xung yếu, giáp giới Chân Lạp, Xiêm La thì đặt pháo đài để phòng bị. Năm 1833, sau khi thành lập tỉnh An Giang, Minh Mệnh nhấn mạnh đến vị trí xung yếu của An Giang đối với khu vực biên giới Tây Nam. Chính vì vậy, Minh