Khái lược lịch sử vùng đất Nam Bộ

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với vùng biên giới tây nam dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 27 - 31)

6. Kết cấu của luâ ̣n văn

1.2.1. Khái lược lịch sử vùng đất Nam Bộ

Vùng đất Nam Bộ ngày nay là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của nước ta . Từ hàng chu ̣c va ̣n năm v ề trước Nam Bô ̣ đã có người cổ sinh

28 sống. Đến đầu công nguyên , quốc gia cổ đa ̣i đầu tiên xuất hiê ̣n ở Nam Bô ̣ với tên go ̣i Phù Nam . Trong quá trình phát triển và mở rô ̣ng của mình , từ thế kỷ III đến VI , Phù Nam đã vươn lên thành một đế chế biển hùng ma ̣nh . Phù Nam tồn ta ̣i với tư cách là mô ̣t quốc gia đô ̣c lâ ̣p với trung tâm là vùng Nam Bô ̣

ngày nay , chủ thể là người Mã Lai - Đa Đảo có truyền thống hàng hải và thương nghiê ̣p khá phát triển [52,19]. Cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII , Phù Nam bước vào quá trình tan rã . Nước Chân La ̣p của người Khmer được hình thành ở khu vực trung lưu sông Mekong và phía bắc Biển Hồ , vốn là mô ̣t thuô ̣c quốc của Phù Nam . Nhân sự suy yếu trên , Chân La ̣p đã tấn công Phù Nam, chiếm lấy khu vực ha ̣ lưu sông Mekong . Từ đó đến thế kỷ XVI , Nam Bô ̣ phu ̣ thuô ̣c vào Chân La ̣p . Tuy nhiên , trong suốt gần 10 thế kỷ thuô ̣c về Chân La ̣p , Nam Bô ̣ là vùng đất ít được triều đình quan tâm kiểm soá t, quản lý do điều kiê ̣n tự nhiên khắc nghiê ̣t , dân cư thưa thớt .

Từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII , dướ i sự bảo hô ̣ của các Chúa Nguyễn, những lưu dân người Viê ̣t đã từng bước tiến hành khai phá vùng đất Nam Bô ̣. Từ đầ u thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII , bằng nhiều chính sách ngoại giao , chính trị , quân sự, xã hội, các Chúa Nguyễn vừa bảo vệ thành quả khẩn hoang của dân chúng , vừa xác lâ ̣p chủ quyền hợp pháp của mình đối với Nam Bô ̣.

Từ đầu thế kỷ XVII , đã có những lưu dân người Viê ̣t đến Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hòa ) khai khẩn đất hoang , lâ ̣p nên những làng người Viê ̣t đầu tiên trên vùng đất Nam Bô ̣ . Nửa đầu thế kỷ XVII , Nam Bô ̣ trở thành nơi tranh chấp ảnh hưởng và quyền bính giữa triều đình Chúa Nguyễn với vương triều Chân La ̣p . Tuy nhiên , vai trò của các Chúa Nguyễn ngày càng đươ ̣c củng cố , khẳng đi ̣nh , trong khi quyền lực của vương triều Chân La ̣p dần mờ nha ̣t . Năm 1674, triều đình Chân La ̣p bi ̣ phân tán thành hai nơi, chính vương đóng ta ̣i U đ ông và phó vương đóng ta ̣i Sài Gòn , đều thần phục và

29 triều cống cho Chúa Nguyễn . Khi phó vương Nă ̣c Ông Nô ̣n (Ang Non ) qua đời năm 1691, đa ̣i diê ̣n củ a vương triều Chân La ̣p không còn tồn ta ̣i ở Nam Bô ̣. Sau chuyến kinh lươ ̣c của thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào vùng đất Đồng Nai năm 1698, các xứ Đồng Nai - Sài Gòn được sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Đàng Trong và chi ̣u sự quản l ý của triều đình Chúa Nguyễn . Sự kiê ̣n này đánh dấu mô ̣t bước đi quan tro ̣ng trong quá trình xác lâ ̣p và thực thi chủ

quyền của triều đình Chúa Nguyễn đối với vùng đất Nam Bô ̣ .

Vì biến động chính trị tại Trung Quốc , Mạc C ửu (ngườ i xã Lôi Quách , huyê ̣n Hải Khang , phủ Lôi Châu , tỉnh Quảng Đông ) đã cha ̣y sang phương Nam. Sau một thời gian làm quan ta ̣i triều đình Chân La ̣p , gây dựng đươ ̣c tiềm lực kinh tế , Mạc Cửu đã biến toàn bộ vùng đất Hà Tiên - Long Xuyên - Bạc Liêu - Cà Mau (gọi chung là Hà Tiên ) thành địa bàn cát cứ của dòng họ mình, chia cắt khỏi nhà nước Chân La ̣p [52,30]. Là một người nhạy bén và thức thời , Mạc Cửu nhận thấy cần phải dựa vào triều đình Chú a Nguyễn nếu muốn tiếp tu ̣c duy trì và mở rô ̣ng thế lực ta ̣i Hà Tiên . Vì vậy, năm 1708, Mạc Cửu đã đem dâng toàn bô ̣ vùng đất Hà Tiên sáp nhâ ̣p vào lãnh thổ Đàng

Trong. Nhờ đó , đến đầu thế kỷ XVIII , chủ quyền của Việt Nam đã mở rô ̣ng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau , gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vi ̣nh Thái Lan .

Năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vương , tổ chức la ̣i bô ̣ máy hành chính thống nhất , chia toàn bô ̣ Đàng Trong thành 12 dinh và 1 trấn phu ̣ thuô ̣c. Riêng vùng đất Nam Bô ̣ lúc ấy gồm dinh Trấn Biên , dinh Phiên Trấn , dinh Long Hồ và trấn Hà Tiên [52,35]. Thời điểm này , những mâu thuẫn trong nô ̣i bô ̣ triều đình Chân La ̣p ngày càng gay gắt , chia thành ha i phe . Mô ̣t phe dựa hẳn vào Chúa Nguyễn , phe còn la ̣i thì cha ̣y theo triều đình Xiêm La . Để có được sự ủng hộ của triều đình các Chúa Nguyễn , năm 1756, vua Chân La ̣p

30 là Nặc Nguyên đã “xin hiến đất hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp” đ ược Chúa Nguyễn chấp thuâ ̣n và cho đă ̣t lê ̣ vào châu Đi ̣nh Viễn .

Năm 1757, Nă ̣c Nguyên qua đời , triều đình rối loa ̣n , cháu của Nặc Nguyên là Nă ̣c Ong Tôn (Outey II ) chạy sang Hà Tiên . Được sự giúp đỡ của triều đình Chúa Nguyễn , sau khi lên ngôi Nă ̣c Ong Tôn dâng đất Tầm Phong Long1 để tạ ơn . Triều đình Chúa Nguyễn cho dời dinh Long Hồ qua xứ Tầm Bao, xứ Sa Đéc đă ̣t thành đa ̣o Đông Khẩu , xứ Cù Lao Giêng (Tiền Giang ) đă ̣t làm đạo Tân Châu , xứ Châu Đốc làm đa ̣ o Châu Đốc , điều binh lính đến đóng giữ. Đồng thời , Nă ̣c Ong Tôn cũng cắt đất 5 phủ Vũng Thơm , Cần Bô ̣t , Chân Sâm, Sài Mạt và Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ . Mạc Thiên Tứ hiến lại cho triều đình và xin đă ̣t xứ Ra ̣ch Giá là m đa ̣o Kiên Giang , xứ Cà Mau làm đa ̣o Long Xuyên , cử quan trông coi , chiêu mô ̣ dân cư , mở rô ̣ng đất đai cho Hà Tiên [49,8]. Những sự kiê ̣n trên đánh dấu thời điểm phần đất còn la ̣i của khu vực Tây Nam Bô ̣ chính thức thuô ̣c lãnh thổ Vi ệt Nam , hoàn tất quá trình xác lâ ̣p chủ quyền của Chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bô ̣ .

Năm 1802, khi nhà Nguyễn thành lâ ̣p, Nam Bô ̣ được chia thành các trấn thuô ̣c Gia Đi ̣nh Thành. Sau cải cách của vua Minh Mê ̣nh năm 1832, Gia Đi ̣nh Thành đươ ̣c chia thành 6 tỉnh, gồm có: Phiên An (sau đổi thành Gia Đi ̣nh ), Biên Hòa, Vĩnh Long, Đi ̣nh Tường, An Giang và Hà Tiên trực thuô ̣c trung ương.

Do đă ̣c điểm li ̣ch sử của mình , Nam Bô ̣ là đi ̣a bàn tiếp nhâ ̣n nhiều lớp cư dân từ nhiều nguồn gốc đa da ̣ng đến khai phá và sinh sống . Đại diê ̣n cho lớp cư dân lâu đời là người Ma ̣ , người Xtiêng , rồi đến người Khmer , người Chăm , người Viê ̣t , người Hoa [52,67]. Trải qua nhiều thế kỷ , bằng xương máu , mồ hôi, công sức và cả tính ma ̣ng của mình , cô ̣ng đồng các dân tô ̣c Nam Bô ̣ đã

1Tầm Phong Long trước thế kỷ XVIII là vùng đất rộng lớn từ biên giới Việt - Campuchia, chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ Hà Tiên sang đến đất Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến Tầm Bào (Vĩnh Long), Trấn Giang (Cần Thơ) [85].

31 biến vùng đất này thành khu vực trù phú , năng đô ̣ng về kinh tế , đa da ̣ng , đă ̣c sắc về văn hóa . Đặc biệt , yếu tố cô ̣ng cư , đoàn kết chinh phu ̣c tự nhiên , đan cài văn hóa đã giúp các tộc người ở Nam Bộ hình thành nên ý thức dân tộc

quốc gia lâu bền , gắn bó với mảnh đất thiêng liêng , gắn liền với vâ ̣n mê ̣nh của Tổ quốc thống nhất .

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với vùng biên giới tây nam dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)