6. Kết cấu của luâ ̣n văn
2.1.2. Củng cố và xây dựng hệ thống thành lũy, đồn bảo
Cùng với chính sách xây dựng lượng quân sự, Minh Mệnh cũng chú trọng đến xây dựng hệ thống đồn, bảo đóng tại các địa điểm xung yếu dọc theo tuyến biên giới Tây Nam.
Năm 1831, Minh Mệnh sai Lê Văn Duyệt xem xét địa hạt tỉnh Hà Tiên có những nơi xung yếu, giáp giới Chân Lạp, Xiêm La thì đặt pháo đài để phòng bị. Năm 1833, sau khi thành lập tỉnh An Giang, Minh Mệnh nhấn mạnh đến vị trí xung yếu của An Giang đối với khu vực biên giới Tây Nam. Chính vì vậy, Minh Mệnh yêu cầu xây dựng thành tỉnh An Giang phải được xây dựng ở chỗ đất quang đãng, trấn được cả Tiền Giang, Hậu Giang, giữa các ngả đường đi lại. Cuối cùng chọn thôn Long Sơn là nơi có địa thế cao ráo, nằm giữa Tiền Giang và Hậu Giang, tiện việc canh giữ ngoài biên [132, 67].
Sau cải cách Minh Mệnh năm 1832, sự ra đời của các tỉnh cũng đòi hỏi phải xây dựng hệ thống thành tỉnh, thành phủ huyện với số lượng lớn. Những thành này không chỉ đóng vai trò là đầu mối chính trị, hành chính mà còn mang ý nghĩa quân sự trọng yếu. Qua các tài liệu thư tịch, chúng ta có thể thấy được hệ thống thành của các tỉnh khu vực biên giới Tây Nam được xây dựng như sau [133]:
- Thành tỉnh Hà Tiên có chu vi 96 trượng, cao 7 thước 2 tấc. Chân thành dày 1 trượng 5 tấc, xây bằng đá, hào sâu 3 thước 5 tấc, mở 3 cửa trước và tả, hữu. Trước kia, thành nằm ở xã Mĩ Đức, huyện Hà Châu. Năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) dời đến thủ sở Giang Thành. Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) lại dời về Mĩ Đức. Năm 1834, xây bảo Trấn Biên, nhân đó lấy làm thành tỉnh.
- Thành tỉnh Định Tường: thành đất, chu vi 320 trượng, cao 9 thước 5 tấc, mở 4 cửa, hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước 5 tấc. Thành xây năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), nằm ở địa phận hai thôn Điều Hòa và Bình Biên, huyện Kiến Hưng.
51 - Thành tỉnh An Giang: Chu vi 262 trượng, cao 9 thước, mở 3 cửa tiền, tả và hữu. Mặt ngoài trồng tre, bốn mặt đào hào sâu 6 thước, phía ngoài hào đắp đê gọi là đê Hộ Hà, cao 2 thước, 7 tấc. Thành thuộc địa phận huyện Tây Xuyên, trước là bảo Châu Đốc. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) đặt làm lỵ sở của tỉnh, năm thứ 15 (1834) đắp thành đất ở phía đông bảo.
- Thành tỉnh Gia Định: Chu vi 429 trượng, cao 10 trượng 3 tấc, hào rộng 11 trượng 4 thước, sâu 7 thước, mở 4 cửa. Thành xây dựng năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), bằng đá, nằm ở thôn Nghĩa Hòa, huyện Bình Dương.
Bên cạnh các thành tỉnh, dưới thời Minh Mệnh, hệ thống thành phủ, huyện cũng được xây dựng với số lượng lớn ở khu vực biên giới Tây Nam:
- Thành phủ Tây Ninh (tỉnh Gia Định): xây dựng năm Minh Mệnh thứ 19 (1838). Chu vi 188 trượng, 8 thước, 4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước, mở 3 cửa. Thành nằm ở địa phận thôn Khang Ninh, huyện Tân Ninh.
- Thành huyện Quang Hóa (tỉnh Gia Định): Năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) đắp bảo Quang Hóa ở địa phận thôn Cẩm Giang. Đến năm 1836, đổi bảo Quang Hóa làm thành huyện Quang Hóa.
- Thành phủ Kiến Tường (tỉnh Định Tường): Xây dựng từ năm Minh Mệnh thứ 19 (1838). Chu vi 56 trượng, lũy tre, thuộc địa phận thôn Mĩ Trà, huyện Kiến Phong.
- Lỵ sở phủ Tân Thành (tỉnh An Giang): Chu vi 50 trượng, rào chông chà, nằm ở địa phận thôn Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh An. Trước là lỵ sở huyện Vĩnh An, năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) đổi làm lỵ sở của phủ.
- Thành phủ Ba Xuyên (tỉnh An Giang): Chu vi 20 trượng, cao chừng 3 thước, mở 3 cửa, bốn mặt có hào, đắp bằng đất. Thành xây dựng năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), thuộc địa phận thôn Hòa Mĩ, huyện Phong Nhiêu.
52 - Lỵ sở phủ An Biên (tỉnh Hà Tiên): Chu vi 50 trượng, rào chông chà, thuộc địa phận thôn Mĩ Đức, huyện Hà Châu. Dựng đặt từ năm Minh Mệnh thứ 15 (1834).
Tại những phủ, huyện có địa bàn giáp ranh với Chân Lạp, Xiêm La hay án ngữ trên con đường giao thông thủy, bộ chiến lược, Minh Mệnh chủ trương xây dựng hệ thống tấn, bảo, thủ và pháo đài. Trong đó, các tấn, bảo, thủ bên cạnh nhiệm vụ phòng giữ, bảo vệ biên giới còn kiêm thêm việc thu thuế và kiểm soát hoạt động giao thương, buôn bán với nước ngoài. Theo thống kê từ Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam nhất thống chí, hệ thống tấn, bảo, thủ, pháo đài ở các tỉnh thuộc khu vực biên giới Tây Nam như sau:
Bảng 2.2: Hệ thống tấn, bảo, thủ, pháo đài các tỉnh biên giới Tây Nam
Tỉnh Tấn1 Bảo Thủ2 Pháo đài
Gia Định Cần Giờ, Đồng Ninh, Lôi Lạp
Quang Hóa, Tây Hóa, Lộc Giang
Quang Phong Hữu Bình Định Tường Đại Hải, Tiểu Hải,
Ba Lai, Thông Bình
Hùng Ngự, Tuyên Uy, Thông Bình, Trấn Nguyên
Tuyên Uy Tiểu Hải
An Giang Tân Châu, Trấn Di, Mĩ Thanh, Di Xuyên
Vĩnh Tế, An Lạc Hà Tiên Kim Dữ, Kiên
Giang, Cửa Lớn, Cửa Bé, Hợp Phố, Tam Giang, Bồ Đề, Ghềnh Hào Phù Anh, Lư Khê, Giang Thành, Tiên Thái, Phú Quốc Bình Xuyên Kim Dữ 1
Tấn: Đồn ở đầu nguồn, cửa biển
53 Hệ thống tấn, bảo, thủ, pháo đài trên được xây dựng khá kiên cố, trang bị vũ khí và lực lượng quân binh phòng giữ nghiêm ngặt. Các tướng lĩnh đứng đầu đồn, bảo được quy định vai trò, trách nhiệm cụ thể và sẽ bị trị tội nặng nếu không hoàn thành. Đặc biệt, những viên quan này còn giữ cả vai trò phát triển đồn điền (đặc biệt là đồn điền do binh lính khai phá), điều hòa mối quan hệ giữa các tộc người, duy trì nền an ninh, ổn định xã hội tại các khu vực xung yếu.
Việc thiết lập hệ thống đồn, bảo được xây dựng ngày càng dày đặc cho thấy thái độ quan tâm, chú trọng đặc biệt của nhà Nguyễn đối với khu vực biên giới Tây Nam. Các đồn, bảo không chỉ đóng vai trò biên phòng, mà làm cả các nhiệm vụ hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội. Quan binh đóng ở đây vừa làm chức năng quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, vừa ổn định dân cư, tảo trừ cướp bóc, thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh. Nhờ có tính chất “linh hoạt” đó, hệ thống các đồn, bảo biên phòng hoạt động hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong chính sách an ninh - quốc phòng của triều đình nhà Nguyễn.
2.2. Vấn đề Trấn Tây Thành
2.2.1. Sự thiết lập Trấn Tây Thành
Dưới thời Minh Mệnh, mối quan hệ giữa Đại Nam - Chân Lạp - Xiêm La có nhiều biến đổi. Những năm đầu, Minh Mệnh tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình, cùng chia sẻ quyền lợi ở Chân Lạp với Xiêm La. Hoạt động đi lại, bang giao giữa hai nước được duy trì đều đặn. Tuy nhiên, năm 1833 nhân cơ hội nước ta xảy ra sự biến Lê Văn Khôi, Xiêm La đã đem quân tấn công Chân Lạp và Nam Kỳ. Đến đây, mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa Đại Nam và Xiêm La chấm dứt. Cuộc chiến tranh Việt - Xiêm kết thúc với thắng lợi nghiêng về triều đình nhà Nguyễn. Quân Xiêm không chỉ bị đánh bật ra khỏi nước ta mà còn phải rút chạy hoàn toàn khỏi Chân Lạp. Để bảo hộ Chân Lạp, Minh Mệnh đã bố trí một lực lượng quân sự thường trực
54 đồn trú tại Nam Vang và Bắc Tầm Bôn. Đồng thời, ban hành những chính sách để lo việc “thiện hậu” cho Chân Lạp sau cuộc tấn công của người Xiêm.
Tháng 12 năm 1834, vua Chân Lạp là Ang Chan đột ngột qua đời, không có con trai nối dõi, chỉ có bốn công chúa là Ang Pen, Ang Mei, Ang Peou và Ang Snguon. Theo truyền thống của người Khmer, trong trường hợp hoàng gia không có hoàng tử kế vị, hàng ngũ quan lại sẽ chọn một vị vua mới trong số những người đứng đầu các ca-bu. Nhưng nhiều quan lại Chân Lạp phản đối vì vẫn còn hai vị vương gia là Ang Em và Ang Đuông đang lưu vong tại Xiêm La [8]. Tình hình trên có thể dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực mới ở Chân Lạp. Nắm lấy cơ hội này, Minh Mệnh quyết định đưa công chúa Ang Mei1 lên làm quận chúa Chân Lạp, đồng thời chính thức sáp nhập Chân Lạp vào nước ta với tên gọi Trấn Tây thành. Tại đây, nhà Nguyễn đã cho thiết lập một hệ thống chính quyền hầu hết do các quan lại nước ta cai quản, bao gồm 10 phủ, 23 huyện với diện tích gần gấp đôi Nam Bộ ngày nay. Trấn Tây thành tồn tại đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) thì giải thể, và trở lại với vị trí là vùng đất được nước ta bảo hộ, tên gọi Trấn Tây thành để chỉ Chân Lạp đến đây cũng biến mất. Trong thời gian tồn tại của mình, Trấn Tây thành trở thành trọng tâm của triều đình nhà Nguyễn trong vấn đề bảo vệ biên cương, lãnh thổ khu vực Tây Nam.
Vấn đề thiết lập Trấn Tây thành dưới thời Minh Mệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, đây là giai đoạn mà triều đình nhà Nguyễn có được quyền lực chính trị tập trung mạnh, với những vị vua tài giỏi, tầm nhìn rộng. Cương vực lãnh thổ rộng lớn nhất từ trước tới nay, quân đội đông đảo, tinh nhuệ hơn so với các nước trong khu vực, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc. Có thể nói, tiềm lực chính trị, quân sự của triều Nguyễn thời kì này đạt đến vị thế hùng cường trong khu vực, có ảnh hưởng tới hầu hết các nước láng giềng. Chính
55 vì vậy, việc thiết lập Trấn Tây thành tại Chân Lạp sẽ tạo ra thanh thế cho triều đình Phú Xuân, ngầm khẳng định sức mạnh của Đại Nam với các nước lân bang.
Bên cạnh đó, phải nhắc đến sự khủng hoảng vương quyền trong nội bộ triều đình Chân Lạp. Giai đoạn này, việc chọn người kế vị ở Chân Lạp luôn chịu sự chi phối mạnh mẽ từ bên ngoài, mà cụ thể là từ triều đình Đại Nam và Xiêm La. Một phần là do sự yếu kém trong tiềm lực kinh tế, quân sự của Chân Lạp. Nhưng mặt khác, là do nội bộ hoàng tộc luôn bất hòa dẫn tới việc cầu viện các thế lực bên ngoài để tranh giành quyền lực. Trong bối cảnh đó, thế lực ngoại bang nào mạnh hơn sẽ có được ưu thế quyền lực chính trị tại Chân Lạp. Đây trở thành một điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn có thể thiết lập Trấn Tây thành tại vùng đất này.
Vấn đề “mở rộng cương vực” được nhiều học giả nhắc đến như một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của Trấn Tây thành. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất trong giới sử học về quan điểm này.
Theo lập luận của Alexander Woodside1 thì triều Nguyễn có tham vọng lớn nhất là duy trì chế độ triều cống theo mô hình Trung Quốc, đến mức ban tước vương cho cả hai vị vua Lửa và vua Nước ở Tây Nguyên [174,211]. Đây là vấn đề xuất phát sâu xa từ hệ tư tưởng Nho giáo - nền tảng đạo đức, tư tưởng chính trị của triều đình nhà Nguyễn. Chính Nho giáo đã dẫn đến cái gọi là “Văn minh trung tâm”, tự coi mình là dân tộc văn minh, những nước nhỏ yếu hơn đều là man di, mọi rợ, việc nước nhỏ thần phục nước lớn là ý trời… Vì vậy, việc duy trì một hệ thống thuộc quốc thần phục, thường xuyên triều cống, nhận bảo hộ là để thể hiện vị thế, tầm ảnh hưởng của triều đại. Ta có thể tìm thấy trong mục Bang giao của Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có phần Nhu viễn ghi chép đầy đủ, cụ thể các quy định về hoạt động triều cống của các nước phiên thuộc [113]. Các sách sử khác của triều Nguyễn đều kể đến
1 Tác giả cuốn “Viet Nam and the Chinese Model” (Việt Nam và mô hình Trung Hoa), Harvard University
56 các thuộc man, thuộc phiên, thuộc quốc như là những bằng chứng thể hiện sức mạnh của quốc gia. Trước năm 1835, Chân Lạp cũng đóng vai trò là một nước phiên thuộc, chịu sự bảo hộ của triều đình nhà Nguyễn. Vậy tại sao đến năm 1835, Minh Mệnh không tiếp tục duy trì chế độ thuộc quốc đối với Chân Lạp mà lại sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Đại Nam?
Trả lời câu hỏi trên, học giả Choi Byung Wook lập luận rằng: Thực tế vua Minh Mệnh không quá đề cao vấn đề duy trì hệ thống triều cống mang phong cách Trung Quốc, mà vấn đề nhà vua quan tâm nhiều hơn là mở rộng cương vực lãnh thổ. Ông cho rằng điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Minh Mệnh sáp nhập Chân Lạp vào nước ta, đổi tên là Trấn Tây thành và đến năm 1838 đổi tên nước ta thành Đại Nam. Đại Nam ở đây theo giáo sư Choi bao gồm “An Nam của người Việt, Việt Thường của Champa và vùng đất vốn của người Chân Lạp” [174,210].
Những nhận định trên khá thuyết phục, nhưng đặt việc thiết lập Trấn Tây thành vào bối cảnh lịch sử cụ thể, chúng ta mới có thể nắm bắt được nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự kiện trên. Rõ ràng, từ cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, mối quan hệ giữa Đại Nam và Xiêm La ngày càng xấu đi. Căng thẳng lên tới đỉnh điểm vào cuối năm 1833, khi triều đình Xiêm La quyết định cho quân đồng thời tấn công Chân Lạp và Nam Kỳ nước ta. Qua sự kiện trên có thể thấy, Chân Lạp không còn là vùng đệm an toàn đối với Nam Kỳ. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân Xiêm đã tiến qua Chân Lạp, đánh thẳng vào An Giang, Hà Tiên, uy hiếp trực tiếp đến Gia Định. Điều này cho thấy sự an toàn của khu vực biên giới Tây Nam nước ta bị đe dọa nghiêm trọng nếu tiếp tục duy trì một chính quyền bấp bênh tại Chân Lạp. Vì vậy, quyết định thiết lập Trấn Tây thành của Minh Mệnh mang ý nghĩa sâu xa về an ninh lãnh thổ, tạo nên một hệ thống phòng ngự từ xa có hiệu quả đối với Nam Kỳ nói riêng và Đại Nam nói chung để đề phòng dã tâm của nước đối địch.
57
2.2.2. Chính sách của Minh Mệnh đối với Trấn Tây thành giai đoạn 1835-1841
Được coi như một tỉnh mới thành lập nên Minh Mệnh tập trung hoàn thiện việc xây dựng Trấn Tây thành trên mọi phương diện từ hệ thống quan lại, kinh tế, văn hóa đến tổ chức xã hội.
Về mặt chính trị, Minh Mệnh thực hiện chế độ trực trị, thiết lập hệ thống quan lại người Việt quản lý về mọi mặt ở Trấn Tây thành. Các quan lại của Chân Lạp (gọi là quan Phiên) được cử cai trị xen kẽ, đồng thời duy trì triều đình Chân Lạp giống như một biểu tượng tinh thần.
Bộ Minh Mệnh chính yếu có ghi chép khá chi tiết về hệ thống quan lại được sắp đặt tại Trấn Tây thành: “Đặt quan lại ở thành Trấn Tây: Trấn Tây tướng quân 1 người; Tham tán đại thần 1 người, quan võ; Đô đốc 1 người, quan văn; Hiệp tán cơ vụ đều 1 người; Lãnh binh và Phó lãnh binh đều 2 người; Đạo binh bị và Đạo lương trừ, đều 1 người; Viên ngoại lang 2 người; Chủ sự 3 người; Tư vụ 4 người; Bát cửu phẩm thư lại đều 8 người; Vị nhập lưu thư lại 60 người; Giáo thụ, Huấn đạo 10 người” [127,194]. Trong đó quy định rõ vai trò, trách nhiệm của từng người: “Trao cho: thự Đông các điện đại học sĩ Trương Minh Giảng làm Trấn Tây thành Tướng quân, cho đeo ấn Trấn Tây tướng quân, vẫn lĩnh chức Tổng đốc An - Hà; Tuần phủ An Giang Lê Đại Cương sung làm Trấn Tây thành Tham tán, vẫn lĩnh chức Tuần phủ An Giang. Phàm toàn hạt thành Trấn Tây đều đặt dưới quyền cai quản của hai người này, không phải mang ấn và hàm Bảo hộ nước Chân Lạp. Đổi bổ thự