Bộ máy hành chính sau cải cách của Minh Mệnh

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với vùng biên giới tây nam dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 84 - 87)

6. Kết cấu của luâ ̣n văn

2.1.2. Bộ máy hành chính sau cải cách của Minh Mệnh

Từ Gia Long cho đến Minh Mệnh đều nhận thức được sự “đe dọa” của việc tồn tại chính quyền Bắc thành và Gia Định thành ở hai đầu đất nước. Chính vì vậy, sau khi ổn định địa vị, Minh Mệnh đã quyết định từng bước tiến hành một cuộc cải cách hành chính nhằm xóa bỏ tình trạng phân quyền đang đe dọa nghiêm trọng đến sự thống nhất thể chế quốc gia. Năm 1831, Minh Mệnh tiến hành giải thể Bắc thành, đổi tên trấn từ Quảng Bình trở ra thống nhất gọi là tỉnh. Sau bước thử nghiệm thành công ở Bắc thành, đến năm 1832, Minh Mệnh quyết định xóa bỏ đơn vị hành chính Gia Định thành ở phía Nam.

85 Tháng 10-1932, triều đình Huế giải thể Gia Định thành, bãi bỏ chức Tổng trấn, lập nên 6 tỉnh: Phiên An (sau đổi thành Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đồng thời, Minh Mệnh cũng tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý hành chính tại các tỉnh ở Nam Kỳ. Các chức vụ Trấn thủ, Hiệp trấn, Tham hiệp được thay thế bằng Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát và Lãnh binh.

Lục tỉnh Nam Kỳ đều áp dụng chế độ liên tỉnh. Viên quan Tổng đốc sẽ đứng đầu hai tỉnh, phụ trách trực tiếp một tỉnh và kiêm hạt một tỉnh khác. Theo đó, Tổng đốc An - Biên thống hạt hai tỉnh Phiên An, Biên Hòa; Tổng đốc Long Tường thống hạt hai tỉnh Vĩnh Long, Định Tường; Tổng đốc An - Hà thống hạt hai tỉnh An Giang, Hà Tiên. Tổng đốc đóng trị sở tại tỉnh nào thì kiêm luôn Tuần phủ tỉnh đó: “Các tỉnh An - Biên, Long - Tường, An - Hà, Tổng đốc kiêm làm việc của Tuần phủ” [137, 394]. Đặc biệt, Tổng đốc An - Hà sẽ kiêm luôn cả chức vụ “Bảo hộ Chân Lạp”. Các tỉnh Biên Hòa, Định Tường, Hà Tiên thì dùng Bố chính quyền giữ ấn và làm việc Tuần phủ. Bố chính trông coi về tài chính, thuế khóa; Án sát trông coi về luật pháp, kiểm tra, giám sát quan lại, kiêm cả bưu chính; Lãnh binh cai quản về binh lính và chịu sự điều động trực tiếp từ Tổng đốc. Theo quy định của nhà Nguyễn, chức vụ Tổng đốc giữ vai trò rất lớn tại địa phương, đặc biệt là đối với các tỉnh biên giới Tây Nam, Tổng đốc là người trực tiếp chăm lo đến vấn đề biên vụ.

Dưới cấp tỉnh, cơ cấu các đơn vị hành chính cấp phủ, huyện, thôn ấp không có sự thay đổi lớn. Hầu hết các phủ, huyện khu vực biên giới Tây Nam đều thuộc hạng trung khuyết hoặc giản khuyết, nên chỉ đặt một viên Tri phủ, một viên Tri huyện hoặc Huyện thừa. Chẳng hạn như: “Tri phủ Kiến An kiêm lý huyện Kiến Hưng, thống hạt các huyện Kiến Đăng và Kiến Hoà. Tri phủ Tân Thành, kiêm lý huyện Vĩnh An, thống hạt huyện Vĩnh Định. Tri phủ Tuy Biên kiêm lý huyện Tây Xuyên, thống hạt huyện Đông Xuyên” [137,439]. Tuy nhiên, với sự thành lập của

86 Trấn Tây thành năm 1835, diên cách các phủ, huyện của hai tỉnh An Giang và Hà Tiên có nhiều biến động theo xu hướng mở rộng về phía Tây.

Đối với khu vực Châu Đốc, đơn vị đạo bị xóa bỏ, thay vào đó Châu Đốc tân cương được gộp với các huyện Vĩnh An, Vĩnh Định của Vĩnh Long để thành lập tỉnh An Giang. Tỉnh An Giang mới thành lập gồm 2 phủ Tân Thành (Vĩnh An, Vĩnh Định) và Tuy Biên (Đông Xuyên, Tây Xuyên). Sự ra đời của tỉnh An Giang tiếp nối những tính toán lâu dài của Gia Long về việc xây dựng một đơn vị hành chính độc lập ở phía Tây, thu hút dân cư, tạo nền tảng vững chắc cho vấn đề biên phòng. Minh Mệnh cũng nhấn mạnh: “An Giang là tỉnh mới đặt, trong thì trấn thủ, vỗ về nước Phiên, ngoài thì khống chế nước Xiêm, sự thể rất quan trọng” [137,427]. Chính vì vậy, các viên quan Tổng đốc An - Hà được giao quyền lực rất lớn, trực tiếp quản lý An Giang, kiêm lý Hà Tiên và giữ chức “Bảo hộ Chân Lạp”. Họ đều là những danh thần của nhà Nguyễn từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, có kinh nghiệm binh đao như Lê Đại Cương, Trương Minh Giảng.

Cải cách của Minh Mệnh tạo nên một nền hành chính quốc gia thống nhất, tăng cường sức mạnh và quyền lực cho triều đình trung ương. Đối với Nam Kỳ, cuộc cải cách này đã xóa bỏ chính quyền Gia Định thành mang xu hướng phân lập, quy định rõ ràng vị trí, vai trò, trách nhiệm của quan lại từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, góp phần củng cố mối liên kết của các tỉnh ở Nam Kỳ. Đặc biệt, đối với khu vực biên giới Tây Nam, sự ra đời của tỉnh An Giang đã thâu tóm những địa bàn chiến lược quân sự - chính trị về một mối, tạo nền tảng cho việc xây dựng một tấm “bình phong” vững chắc để bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia. Sự hình thành một hệ thống đơn vị hành chính thống nhất khẳng định việc thực thi chủ quyền đầy đủ của nhà Nguyễn đối với khu vực biên giới Tây Nam.

87

Một phần của tài liệu Chính sách của nhà nguyễn đối với vùng biên giới tây nam dưới triều minh mệnh ( 1820 1840) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)