- Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ cho
đầu tƣ xây dựng cơ bản vì sự phát triển có chất lƣợng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ƣu tiên. Cần quy định việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó.
- Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết toán phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phƣơng là đúng, nhƣng kèm theo kỷ cƣơng, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tƣ duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thƣởng và kỷ luật nghiêm minh.
- Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tƣ tƣởng cục bộ trong quy hoạch khiến các địa phƣơng (cho dù không có cơ sở) vẫn xin Trung ƣơng cơ chế chính sách “đặc thù” cho mình thay vì khuyến khích các địa phƣơng liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố gây nên sự đầu tƣ dàn trải trong xây dựng cơ bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Trƣớc mắt, mọi dự án đều phải đƣa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tƣ vấn khảo sát thiết kế lập dự án, hạn chế tối đa sự khép kín trong một bộ ngành chủ quản.
- Mọi công trình đều phải đƣợc nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên và mọi sai phạm phải bị xử phạt theo chế tài nghiêm minh của pháp luật.
- Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ và Bộ Tài chính thực hiện đúng luật Ngân sách, cụ thể là hai dòng Ngân sách đầu tƣ XDCB và chi thƣờng xuyên cần đƣợc quản lý thống nhất, quy định rõ bộ nào chịu trách nhiệm cuối cùng trƣớc Chính phủ và trƣớc Quốc hội về hiệu quả sử dụng vốn Nhà nƣớc chi cho XDCB.