3.3.1.1. Quản lý vốn giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Trách nhiệm của chủ đầu tƣ là phải lập dự án đầu tƣ và trình ngƣời quyết định đầu tƣ thẩm định và phê duyệt dự án. Trình tự, thủ tục lập DA đƣợc quy định cụ thể tại Điều 6, Điều 13 Khoản 1 Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ; quy định tại khoản 5 điều 35 và một số Điều của Luật Xây dựng. Việc quản lý vốn ở giai đoạn CBĐT rất quan trọng, quyết định sự thành bại của DA sau này - đó là xác định một cách chính xác TMĐT. Nhƣng đó là một công việc rất khó khăn, bằng chứng là hầu hết cho đến năm 2011, hầu nhƣ các dự án trên địa bàn tỉnh nói chung và các DA do Ban quản lý làm chủ đầu tƣ nói riêng đều phải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT. Lý do, có rất nhiều:
+ Nguyên nhân khách quan: Do tƣ vấn tính sai, thiếu khối lƣợng - năng lực nhà tƣ vấn; do sai giá; do biến động về giá vật tƣ, thiết bị; do tăng lƣơng dẫn đến bổ sung chi phí nhân công...
+ Nguyên nhân chủ quan: Do chủ ý thay đổi thiết kế, bổ sung hạng mục, thay đổi chủng loại vật tƣ; do kéo dài thời gian thi công, mặt bằng; do thời tiết khắc nghiệt...
Nguyên nhân cần lƣu ý là do tổ chức, điều hành hạn chế cũng gây chậm tiến độ công trình, phải bổ sung giá do trƣợt giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4. Một số DA phải duyệt điều chỉnh, bổ sung TMĐT
Đơn vị: Tỷ đồng Dự án TMĐT ban đầu TMĐT sau ĐC, BS Chênh lệch (%) Nguyên nhân
Trụ sở liên cơ quan
số 2 cọc 8 93 158 69
Thay đổi TK, nâng tầng, giá TB tăng Nhà ăn nhà khách
TTTC Hội nghị tỉnh 75 89 19
Điều chỉnh công năng sử dụng, nâng tầng từ 5-6 tầng Hạ tầng KT ngoài nhà Trụ sở liên cơ quan số 2 cọc 8 45 58 29 Do vƣớng GPMB, điều chỉnh, mở rộng Đƣờng ô tô bao núi
Bài Thơ 97 339 349
vƣớng GPMB, thay đổi quy mô, giá tăng Hạ tầng ngoài hàng
rào Trƣờng chuyên Hạ Long
91 123 35 Do giá đất đền bù tăng
Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh năm 2014
Qua thống kê cho thấy, dự án Đƣờng ô tô bao núi Bài Thơ phía biển (đƣợc phê duyệt DA năm 2001) là dự án phải bổ sung TMĐT gấp rất nhiều lần so với TMĐT ban đầu. DA đƣợc điều chỉnh quy mô và TMĐT năm 2004 và đến 2010 phê duyệt lại DA. DA này kéo dài thời gian thi công từ năm 2001 đến 2013 (đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng tháng 01/2013). DA thi công đến năm 2007, bị dừng lại nhiều lần do không giải phóng đƣợc mặt bằng thi công. Riêng chi phí đền bù là 112.000 triệu đồng (tăng so với DA ban đầu là 60.000 triệu đồng), chiếm gần 1/3 vốn ĐT cho công trình. Năm 2008, DA đƣợc chuyển chủ đầu tƣ từ Ban quản lý các công trình Giao thông thuộc Sở Giao thông (thực hiện đền bù đƣợc 78.000 triệu đồng) về Ban quản lý ĐT và XDCT trọng điểm tiếp tục thực hiện. Việc bổ sung TMĐT của DA này vừa do công tác GPMB phức tạp vừa do DA kéo dài nhiều năm nên thiết kế cũ không còn phù hợp, phải thay đổi quy mô dự án.
DA Hạ tầng ngoài hàng rào Trƣờng THPT chuyên Hạ Long (thực hiện 2011- 2014) là điển hình về DA bổ sung TMĐT chỉ vì lý do phải bổ sung chi phí GPMB do giá đất đền bù cho các hộ dân tăng theo giá thị trƣờng.
Đó là những hạn chế trong việc lập, thẩm định và phê duyệt DA, công tác quản lý vốn ở giai đoạn này còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.1.2. Quản lý vốn giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn THĐT, việc quản lý tổng dự toán, dự toán hạng mục là việc quan trọng hàng đầu. Ở giai đoạn này tƣ vấn thiết kế phải xác định các chi phí chi tiết hơn. Tổng dự toán và các chi phí hạng mục, chi phí khác và tƣ vấn đƣợc duyệt là cơ sở để quản lý thanh toán vốn đầu tƣ - mọi khoản thanh toán đều không đƣợc vƣợt dự toán hạng mục và tổng dự toán của dự án.
Thực tế, các DA không lập đƣợc tổng dự toán ngay từ đầu, mà thƣờng duyệt dự toán hạng mục, làm gói thầu nào duyệt dự toán cho gói thầu đó. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu là thẩm quyền của UBND tỉnh, chủ đầu tƣ căn cứ theo mức đầu tƣ để trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu của các gói thầu thuộc toàn dự án. Khi gần hoàn thành công trình, cộng các dự toán từng hạng mục thành tổng dự toán, lúc đó mới xác định đƣợc tổng dự toán vƣợt TMĐT, các hạng mục sau phải chờ duyệt bổ sung TMĐT mới đƣợc thực hiện hoặc quyết toán.
Nhìn chung, giai đoạn THĐT, công tác quản lý vốn là rất quan trọng, xác định thực tế và chính xác khối lƣợng nghiệm thu theo giai đoạn và đúng quy trình có thể giảm bớt và rút ngắn thời gian để duyệt bổ sung phát sinh dự toán của công trình.
Định mức chi phí tƣ vấn nhƣ chi phí lập dự án, lập hồ sơ mời thầu, thẩm tra TKDT và chi phí quản lý DA đƣợc công bố trong quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 là những chi phí lớn, có trong dự toán đƣợc duyệt. Một số chi phí khác (thƣờng có giá trị nhỏ) nhƣ lệ phí môi trƣờng, thẩm định dự án, phƣơng án cấp điện thƣờng bị thiếu không đƣa vào dự toán duyệt gây khó khăn trong công tác giải ngân, thanh toán cho các đơn vị.
Công tác đấu thầu đang thực hiện theo Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 và Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Công tác đấu thầu còn hạn chế, lựa chọn đơn vị trúng thầu căn cứ vào mức giá bỏ thầu (giá thấp là trúng thầu), bỏ qua năng lực thực tế hoặc đánh giá thấp, dẫn đến một số gói thầu thi công kém chất lƣợng, bổ sung phát sinh nhiều làm tăng chi phí, lại phải bổ sung giá trúng thầu. Nhƣ DA Đƣờng ô tô bao núi Bài thơ phía biển, riêng gói thầu thực hiện năm 2003-2007, bổ sung từ 39.000 trđ lên 52.000 trđ. Gói thầu thi công từ 2010-2014, bổ sung từ 121.000 trđ lên 132.000 trđ, do chênh lệch vật liệu và bù giá nhân công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng: Ban trọng điểm đang thực hiện theo Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các DA có sử dụng 30% vốn Nhà nƣớc trở lên.
Quá trình thƣơng thảo và ký hợp đồng kinh tế: Các hợp đồng kinh tế thi công xây lắp và mua sắm thiết bị đƣợc ký kết ở Ban trọng điểm chủ yếu là các hợp đồng theo đơn giá (đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh). Loại hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc hợp đồng trọn gói hầu nhƣ không thực hiện hoặc có rất ít (nhƣ phần chỉ định thầu hạng mục chống mối thuộc DA Trƣờng THPT Chuyên Hạ Long). Do giá cả thị trƣờng biến động liên tục, thông báo giá của liên Sở Tài chính- Xây dựng ra hàng tháng, có thời gian bị chậm một vài tháng. Cộng với cải cách tiền lƣơng, tăng lƣơng liên tục, dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung giá nhân công nên hầu hết các hợp đồng đều phải có vài phụ lục về giá (nhƣ gói thầu số 10 - san nền thuộc DA Đƣờng Bao biển Lán Bè cột Đồng hồ có tới 05 phụ lục hợp đồng và điều chỉnh giá từ 15 tỷ đồng đến 25 tỷ đồng) và phụ lục kéo dài thêm thời gian thi công vì hầu nhƣ các DA đều chậm tiến độ.
Việc quản lý thực hiện hợp đồng là hết sức cần thiết vì đó là cơ sở pháp lý để thực hiện tiến độ thanh toán vốn cho nhà thầu vì từ tháng 8/2011, thực hiện thông tƣ số 86 của Bộ Tài chính, KBNN chỉ kiểm soát chi theo hợp đồng kinh tế, nên các hợp đồng, tùy theo loại hợp đồng, phải quản lý hợp đồng bao gồm: Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng, quản lý về khối lƣợng và giá hợp đồng, quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
Công tác nghiệm thu chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng nhƣ thiết kế, lập dự toán, thẩm tra TKDT đôi khi còn nhầm lẫn nhóm công trình, tỷ lệ nội suy sai, áp sai mẫu đất, đá, tính toán chi phí vận chuyển trong công tác khảo sát... dẫn đến thanh toán vƣợt so với giá đƣợc nghiệm thu, mà chi phí nhỏ rất khó thu hồi.
Công tác nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành ở một số dự án có phần thiếu trách nhiệm của CB giám sát và nhà thầu thi công. Đôi khi, khối lƣợng nghiệm thu thƣờng đƣợc chép khối lƣợng theo bài thầu mà không đo bóc khối lƣợng thực tế từng giai đoạn, dẫn đến cuối cùng quyết toán, khối lƣợng thực tế nhỏ hơn khối lƣợng đã nghiệm thu giai đoạn. Có quyết toán xong đã nhìn thấy số tiền đã cấp vƣợt so với quyết toán, phải thu hồi; có những giá trị quyết toán còn nằm trong tỷ lệ bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hành, chƣa phải thu hồi. Nhƣng nếu quyết toán chậm và trả hết bảo hành theo thời gian quy định, thì lại phải thực hiện thu hồi vốn cấp vƣợt từ nhà thầu - gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ. Ví dụ nhƣ gói thầu san nền và tƣờng kè thuộc DA Trung tâm bảo tàng sinh thái Hạ Long:
-
- Giá trị quyết toán: 3.432 triệu đồng.
- Đã thanh toán cho nhà thầu: 3.814 triệu đồng. - Thanh toán vƣợt cho nhà thầu: 382 triệu đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là do, khi nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành đã bốc vƣợt quá khối lƣợng (vì phải đáp ứng kế hoạch giải ngân cuối năm), khi QT thì khối lƣợng thực tế bị giảm. Vấn đề ở đây là kể từ sau khi dự án đƣợc duyệt QT từ tháng 10/2011 đến nay (vào thời điểm kinh tế khó khăn này) vẫn chƣa thu hồi đƣợc số tiền đã cấp vƣợt cho của nhà thầu.
Hoặc nhƣ trƣờng hợp gói thầu số 11 thuộc DA đƣờng bao biển Lán bè cột Đồng hồ:
- Giá trị nghiệm thu: 30.450 triệu đồng. - Thanh toán trả nhà thầu: 29.000 triệu đồng. - Giữ bảo hành 5%: 1.450 triệu đồng.
- Giá trị quyết toán: 30.000 triệu đồng. - Phải trả nhà thầu: 1.000 triệu đồng.
Nhƣ vậy có nghĩa là Ban trọng điểm đang thanh toán quá từ NSNN là 450 triệu đồng. Từ những lỗi thƣờng gặp nhƣ vậy mà trong quá trình thanh toán ở giai đoạn THĐT, đòi hỏi CB giám sát phải nghiệm thu thực tế KLHT.
Nói chung, quản lý vốn ở giai đoạn THĐT là rất quan trọng, nó quyết định chi phí của từng hạng mục và giá thành công trình, liên quan đến việc sử dụng vốn (ví dụ thanh toán cho khối lƣợng nghiệm thu khống là sai phạm) và ảnh hƣởng khá lớn đến tiến độ giải ngân, lƣợng tiền giải ngân và chất lƣợng đồng vốn đầu tƣ ảnh hƣởng đến tiến độ của công trình. Vậy nên trong các khâu kiểm soát, cần phát hiện kịp thời để điều chỉnh, tránh sử dụng vốn sai mục đích.
3.3.1.3. Quản lý vốn giai đoạn kết thúc đầu tư
Giai đoạn này, xác định đƣợc hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ (chƣa có tiêu chí cụ thể cho từng DA) khi đƣa công trình vào khai thác sử dụng. Vì các công trình sử dụng vốn NSNN thƣờng là các DA không thu hồi hoặc thu hồi rất ít vốn ĐT- là các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DA Hạ tầng kỹ thuật, giao thông, trụ sở, trƣờng học, bệnh viện (thƣờng gọi là điện, đƣờng, trƣờng, trạm). Sau đó là công việc quyết toán dự án hoàn thành - công việc này quyết định chi phí quyết toán, giá thành của dự án. Mặc dù đã có quy định về thời gian quyết toán các DA thuộc nhóm A,B,C của Bộ Tài chính nhƣng gần nhƣ 99% các DA hoàn thành do Ban trọng điểm thực hiện đều chậm về thời gian quyết toán (sẽ đƣợc đánh giá kỹ ở mục quản lý vốn khi quyết toán công trình HT). Điều đó làm cho việc quản lý theo dõi tài sản của các đơn vị sử dụng công trình không kịp thời, kéo dài thời gian tất toán DA và làm dàn trải nợ đọng XDCB. Đối với các DA sử dụng vốn NSNN do Sở Tài chính thẩm tra và quyết toán hầu nhƣ không quy đổi dòng tiền của DA về thời điểm quyết toán. Điều đó làm cho việc xác định hệ số huy động tài sản chỉ là tƣơng đối.