Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách đầu tƣ XDCB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (Trang 47)

2.3.1. Những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả quản lý vốn đầu tư cho XDCB ở tầm vĩ mô

2.3.1.1. Hiệu suất TSCĐ

Hiệu suất TSCĐ biểu hiện sự so sánh giữa khối lƣợng tổng sản phẩm quốc nội đƣợc tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lƣợng giá trị TSCĐ trong kỳ (FA) đƣợc tính theo công thức:

H(fa) = (1)

Chỉ tiêu này cho biết trong thời kỳ nào đó; 1 đồng giá trị TSCĐ sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng sản phẩm quốc nội. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả vốn đầu tƣ còn có chỗ chƣa chính xác vì sự biến động của TSCĐ và tổng sản phẩm quốc nội không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

2.3.1.2. Hiệu suất vốn đầu tư

Hiệu suất vốn đầu tƣ biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trƣởng của GDP và vốn đầu tƣ trong kỳ đƣợc xác định bằng công thức sau:

H=I (2)

Trong đó: H1 : Hiệu suất vốn đầu tƣ trong kỳ. GDP : Mức tăng trƣởng GDP trong kỳ.

I : Mức vốn đầu tƣ trong kỳ.

Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tƣ phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tƣ, nhƣng có nhƣợc điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh đƣợc giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tƣ trong cùng một kỳ, không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn thì nhƣợc điểm càng lộ rõ, việc phản ánh hiệu quả vốn đầu tƣ trong kỳ có phần thiếu chính xác. Nhằm hạn chế nhƣợc điểm này ngƣời ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tƣ biến tƣớng. Dạng phổ biến của hiệu suất vốn đầu tƣ biến tƣớng là hệ số K đƣợc tính bằng cách so sánh mức tăng của GDP năm sau với tổng số vốn đầu tƣ năm trƣớc theo công thức:

K = (3)

Trong đó: K : Hiệu suất vốn đầu tƣ biến tƣớng.

: Mức tăng trƣởng GDP năm t.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.3.1.3. Hệ số gia tăng vốn đầu tư (Hệ số ICOR)

Hệ số gia tăng vốn đầu tƣ (hệ số ICOR) cho biết trong từng thời kỳ cụ thể, muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng VĐT. Hệ số VĐT càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao:

ICOR từ viết tắt tiếng Anh: Incremental capital Output Ratio là tỷ suất vốn đầu tƣ, là phƣơng pháp so sánh giữa việc tăng giá trị GDP lên một đơn vị tiền tệ thì phải tăng vốn đầu tƣ lên bao nhiêu đơn vị tiền tệ (VNĐ hoặc USD)

Theo các nhà kinh tế thì ICOR:

- Hệ số ICOR từ 1- 2,5 đối với những nƣớc nghèo.

- Hệ số ICOR từ 1 - 4 ở những nƣớc có thu nhập trung bình.

- Đối với những nƣớc đạt hệ số ICOR là 2,5 thì vốn đầu tƣ phải bằng 15% GDP, những nƣớc có hệ số ICOR = 3,75 thì vốn đầu tƣ phải bằng 22,5%GDP.

Hệ số ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế. Chính kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể.

2.3.1.4. Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động

Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động (HL) đƣợc xác định bằng tỷ số giữa giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ (FA) và số lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) đƣợc tính theo công thức:

HL = (5)

Trong đó: HL : Hệ số trang bị TSCĐ

FA : Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ.

L : Số lƣợng lao động sử dụng bình quân trong kỳ.

Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT quan trọng vì kết quả VĐT đƣợc biểu hiện ở khối lƣợng TSCĐ, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ biểu hiện kết quả của việc tăng cƣờng cơ giới hoá, tự động hoá và các phƣơng hƣớng phát triển kế hoạch kinh tế khác, là tiêu đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của ngƣời dân.

2.3.1.5. Hệ số thực hiện vốn đầu tư

Hệ số thực hiện VĐT là một chỉ tiêu hiệu quả VĐT rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lƣợng VĐT bỏ ra với các TSCĐ (kết quả của VĐT) đƣợc đƣa vào sử dụng. Hệ số đƣợc tính theo chỉ tiêu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hu = (6)

Trong đó: Hu : Hệ số thực hiện VĐT

FA: Giá trị TSCĐ đƣợc đƣa vào sử dụng trong kỳ. I : Tổng số VĐT trong kỳ.

Theo cách tính trên, hệ số sử dụng vốn đầu tƣ càng lớn thì biểu hiện hiệu quả thực hiện vốn đầu tƣ càng cao. Tuy vậy để chi tiêu này đạt giá trị thông tin cao cần chú ý loại trừ những khác biệt giữa TSCĐ và vốn đầu tƣ nhằm đảm bảo tính so sánh đƣợc giữa tử số và mẫu số.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vi mô

2.3.2.1. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

Thời gian hoàn vốn là khoản thời gian khai thác dự án mà các khoản thu nhập có thể bù đắp đủ toàn bộ vốn đầu tƣ của dự án. Thƣờng có hai cách dựa vào thu nhập để tính thời gian hoàn vốn:

+ Dựa vào lãi ròng (P)

+ Dựa vào lãi ròng và khấu hao (P+D)

Theo cách dựa vào lãi ròng và khấu hao phản ánh chính xác bản chất thời gian hoàn vốn nên đƣợc sử dụng phổ biến. Công thức đơn giản nhất tính thời gian hoàn vốn (T) đƣợc tính nhƣ sau:

T = (7)

Trong đó:

T: Thời gian hoàn vốn bình quân (tính bằng năm). I: Vốn đầu tƣ của dự án.

P+D: Lãi ròng và mức khấu hao bình quân hàng năm trong thời gian khai thác dự án.

T: Thời gian hoàn vốn bình quân (tính bằng năm).

Thời gian hoàn vốn đầu tƣ là chỉ tiêu là hiệu quả vốn đầu tƣ, đƣợc các nhà kinh tế cũng nhƣ các nhà doanh nghiệp quan tâm rất nhiều. Thời gian càng ngắn thì hiệu quả càng cao vì tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh, tránh rủi ro trong việc lƣu chuyển của vốn, đồng thời tạo điều kiện nhanh cho việc tái đầu tƣ. Tuy nhiên, chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu này có nhƣợc điểm đáng chú ý nhất là nó cho biết tình hình hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trong thời gian thu hồi vốn mà không cho biết hiệu quả trong thời gian sau khi vốn đƣợc thu hồi.

2.3.2.2. Chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV)

Hiện giá thuần là hiện giá hiện hành của tổng lãi ròng trừ đi tổng vốn đầu tƣ ban đầu. NPV có thể tính công thức sau:

NPV = - Ik (1+ i)n+1- k (9)

Trong đó: Rt: Là thu nhập ròng thu đƣợc vào cuối năm t (t=1,2,3…m)

i: Là lãi suất triết khấu.

m: Số năm khai thác dự án.

Ik: Là số vốn đầu tƣ dự án năm thứ k (k=1,2…n)

n: Là số năm đầu tƣ của dự án.

Hiện giá thuần là chỉ tiêu hiệu quả đƣợc các nhà đầu tƣ rất quan tâm. Nói chung NPV >0 thì dự án đầu tƣ có hiệu quả và chỉ tiêu này càng lớn hơn 0 thì hiệu quả càng cao.

Nhƣợc điểm của chỉ tiêu này là phải dựa vào lãi suất chiết khấu đƣợc lựa chọn.

2.3.2.3. Chỉ tiêu suất thu hồi nội bộ (IRR) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Suất thu hồi nội bộ (I) là mức lãi suất chiết khấu mà ứng với nó hiện giá thu nhập ròng vừa đúng bằng vốn đầu tƣ ban đầu. Tính suất thu hồi nội bộ theo công thức:

I =R1/ 1 + r + R2 / (1+r)2 + ……+Rt / (1+r)t (10)

Công thức (10) suy ra công thức (9), trong đó (i) đã đƣợc thay bằng (r) là lãi suất chiết khấu mà ứng với nó là NPV = 0.

Suất thu hồi nội bộ là chỉ tiêu hiệu quả thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá các dự án đầu tƣ dựa vào vốn vay. Nếu r = IRR bằng lãi suất vay vốn thì dự án vẫn có lãi nhƣng vừa đủ trả tiền lãi vay, khi đó nhà đầu tƣ chƣa đƣợc thu lợi. Dự án nào có IRR sẽ là dự án tốt nhất. Tuy nhiên IRR chƣa cho biết rõ thời gian hoàn vốn sinh lời,… Vì vậy nó phải dựa vào các chỉ tiêu khác mới đánh giá đƣợc hiệu quả một cách toàn diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.3.2.4. Tỷ suất lợi ích/chi phí (B/C)

Tỷ số lợi ích chi phí là tỷ số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí đƣợc tính theo công thức sau:

B/C = = (11)

Trong đó: Bt: Thu nhập năm t.

Ct: Chi phí năm t.

i: Suất chiết khấu.

n: Tuổi thọ kinh tế hoặc thời hạn của dự án đầu tƣ. Kết quả đƣợc tính bằng công thức (11)

Nếu B/C >1: Thu nhập > chi phí - dự án có lãi (hiệu quả) Nếu B/C =1: Thu nhập = chi phí - dự án không có lãi. Nếu B/C<1: Thu nhập < chi phí - dựa án bị lỗ.

Ƣu điểm của chỉ tiêu B/C cho ta thấy mức thu nhập của một đồng chi phí, nhƣng nhƣợc điểm là không cho biết tổng số lãi ròng thu đƣợc (có dự án B/C lớn nhƣng tổng lãi ròng vẫn nhỏ) và việc tính suất chiết khấu (i) phức tạp.

Trên đây là những chỉ tiêu thƣờng dùng để đo lƣờng và đánh giá hiệu quả vốn đầu tƣ ở tầm vĩ mô và vi mô. Nghiên cứu các chỉ tiêu này ngoài việc sử dụng chúng một cách phù hợp để đo lƣờng, đánh giá hiệu quả, nó cho ta thấy các thành phần cơ cấu của các chỉ tiêu giúp ta tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả vốn đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hƣớng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lƣng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ

20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề

dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dƣơng và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hƣng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đƣờng biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.

Quảng Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chƣa sử dụng 268.158,3 ha.

* Địa hình

Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và ven

biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích gần 3.000 km2, chiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chạy dọc vùng núi phía bắc là cánh cung bình phong Đông Triều - Bình Liêu nối liền với dãy Thập Vạn Đại Sơn (Trung Quốc), có độ cao trung bình trên 500m, trong đó có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m nhƣ Yên Tử (Uông Bí, 1.068 m), Am Vát (Hoành Bồ, 1.094 m), Cao Xiêm (Bình Liêu 1.330 m), Nam Châu Lãnh (Hải Hà, 1.506 m). Từ cánh cung phía bắc, độ cao thấp dần về phía nam rồi đổ ra biển hình thành hệ thống hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ trên biển tạo nên cảnh quan non nƣớc đa dạng.

* Khí hậu

Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình

trong năm từ 21 - 23oC, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82

- 85%. Do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Quảng ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

- Tài nguyên rừng: Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn. Rừng để sản xuất , kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lƣợng

4,8 triệu m3 không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000

ha. Đất chƣa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phƣơng.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là một yếu tố nổi trội của tỉnh, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quảng Ninh khá giàu khoáng sản, nhƣng nổi bật nhất là than đá với trữ lƣợng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 - 40 triệu tấn/năm. Than là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ lực có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó Quảng Ninh còn có các loại nguyên liệu làm vật liệu nhƣ: đá vôi, đất sét, gạch ngói… rất phong phú và phân bố rộng khắp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong tỉnh. Mỏ đá vôi Hoành Bồ trữ lƣợng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng công suất vài triệu tấn/năm. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên có trữ lƣợng 45 triệu tấn có thể khai thác quy mô lớn. Các khoáng sản nhƣ cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng Cái, thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lƣợng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, ngoài nƣớc và xuất khẩu.

- Tài nguyên biển: Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nƣớc với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.

Vịnh Hạ Long, hai lần đƣợc UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị cảnh quan và địa chất, địa mạo; đặc biệt vừa qua đƣợc Tổ chức New

OpenWorld công nhận là một trong bảyKỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đã và

đang sức hút to lớn về phát triển du lịch, dịch vụ, cảng biển, công nghiệp, thƣơng mại. Vịnh Bái Tử Long là quần thể với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt lập với đất liền có cảnh quan đặc sắc, đa dạng; có vƣờn quốc gia Bái Tử Long với trên 200 loài động, thực vật (trong đó có trên 80 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam); là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo, sinh thái, cửa ngõ giao thƣơng quốc tế và kinh tế biển.

Với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng nhƣ: Bãi Cháy, Trà Cổ, Quan Lan, Minh Châu…; nhiều khu du lịch hiện đại tầm cỡ quốc tế, hàng năm Quảng Ninh đã thu hút hàng triệu lƣợt khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan, du lịch, nghỉ dƣỡng và hội thảo.

- Du lịch văn hóa: Bên cạnh các giá trị cảnh quan ngoại hạng, Quảng Ninh còn có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hoá, tâm linh với Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử - Danh sơn linh thiêng, huyền bí - cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm - Phật giáo của Việt Nam cùng các di tích và danh thắng nổi tiếng gắn với lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc và chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (Trang 47)