3.4.1. Những kết quả đạt được
Những năm qua đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của Bộ Công Thƣơng, công tác đầu tƣ phát triển công nghiệp thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung.
+ Công nghiệp, thương mại đạt nhiều thành tựu nổi bật
(1) Tập trung xây dựng, bổ sung các quy hoạch liên quan đến phát triển Ngành: Tham gia điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (quy hoạch 60); Tham gia điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng sơ đồ điện VII; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống kho, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010- 2020; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2030.
(2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng phát triển dịch vụ thƣơng mại đặc biệt thu hút đầu tƣ và khai trƣơng trung tâm thƣơng mại Vincom center Hạ Long của Tập đoàn Vingroup với vốn đầu tƣ trên 1000 tỷ đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(3) Khởi công xây dựng khu công nghiệp Hải Hà giai đoạn 1 trên 643ha với số vốn trên 3 triệu USD trong đó có nhà máy nhiệt điện Hải Hà công suất 2000MW đã đƣợc Bộ quan tâm bổ sung quy hoạch điện VII.
(4) Khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Thăng Long 600MW với tổng mức đầu tƣ 22000 tỷ đồng góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia.
(5) Phấn đấu tháng 11/2014 hoàn thành đầu tƣ và đóng điện lƣới quốc giacho5xã đảo của huyện Vân Đồn.
(6) Phát triển công nghiệp hỗ trợ: đƣa nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và các cụm thiết bị ô tô đi vào hoạt động từ tháng 10/2014 tạo ra sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn đầu tiên của Quảng Ninh với số vốn đầu tƣ trên 35 triệu USD do nhật đầu tƣ.
(7) Cải cách thủ tục hành chính: hoàn thành việc rà soát và công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Quảng Ninh liên quan đến lĩnh công thƣơng. Năm 2013 đƣa 100% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công thƣơng vào giải quyết ở Trung tâm hành chính công của Tỉnh; phân cấp toàn diện quản lý chợ cho các địa phƣơng, bãi bỏ thủ tục hành chính về cấp phép tạm nhập tái xuất tạo điều kiện thuận lợi đồng hành cùng doanh nghiệp.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng so với cùng kỳ
Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 3 năm 2010-2012 tăng 2,7%/năm, trong đó khu vực nhà nƣớc tăng 4,66%/năm; khu vực ngoài nhà nƣớc tăng 0,59%/năm, khu vực có vốn FDI tăng 1,41%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 9 tháng 2013 đạt 21.952 tỷ đồng, tăng 8,6% cùng kỳ; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,39% so với cùng kỳ.
Về thu hút FDI của Quảng Ninh trong lĩnh vực công nghiệp đã có những chuyển biến, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp trọng điểm (nhƣ điện lực, công nghiệp chế biến, phụ trợ, du lịch, dịch vụ...), trong đó lớn nhất là dự án Nhiệt điện Mông Dƣơng II của Hoa Kỳ . Cơ cấu theo ngành nghề của các dự án FDI tiếp tục đƣợc phát triển đúng hƣớng: Ngành công nghiệp chiếm 71,05% số vốn trong tổng số 100 dự án FDI còn hiệu lực (tháng 9/2013) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
FDI cũng thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến và phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhƣ công nghiệp chế biến thực phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, đất hiếm, sản xuất điện... Cụ thể:
Sản xuất kinh doanh than: Có tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp. Sản lƣợng than sạch: Năm 2010 đạt 44 triệu tấn; năm 2011 đạt 39,8 triệu tấn; năm 2012 đạt 39,2 triệu tấn; 9 tháng/2013 đạt 27,8 triệu tấn, tăng 1,4% so cùng kỳ. Than tiêu thụ: Năm 2011 đạt 44,8 triệu tấn; năm 2012 đạt 38 triệu tấn; năm 2013 đạt 38,2 triệu tấn. Than xuất khẩu: Năm 2011 đạt 17,8 triệu tấn; năm 2012 đạt 15 triệu tấn; năm 2013 đạt 12 triệu tấn. Năm 2014 đạt 18 triệu tấn
Sản xuất điện: Các dự án đang phát điện tính đến cuối năm 2012: Tổng công suất 2.350 MW; điện sản xuất năm 2012 đạt 10,6 triệu kWh, tăng 30,6% so cùng kỳ; 9 tháng/2013 đạt 11,5 triệu kWh, tăng 38,4% so cùng kỳ. Các dự án đang xây dựng: Tổng công suất là 3.400 MW. Tổng công suất phát điện đến 2014 dự kiến là 5.150MW, chiếm 15% sản lƣợng điện cả nƣớc.
Sản xuất vật liệu xây dựng: Sản xuất xi măng: trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở sản xuất xi măng, với tổng công suất 7,5 triệu tấn/năm. Sản lƣợng: Năm 2010 đạt 3 triệu tấn; năm 2011 đạt 2,4 triệu tấn; năm 2012 đạt 2,3 triệu tấn; 9 tháng/năm 2013 đạt 1,7 triệu tấn, tăng 7,5% so cùng kỳ. (ii)- Sản xuất gạch, ngói, gạch ốp lát: Trên địa bàn có 21 cơ sở sản xuất.
Đối với ngành đóng tàu: Trong 3 năm qua ngành đóng tàu gặp nhiều khó khăn do Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam tái cơ cấu và thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), song các cơ sở đóng tàu tại Quảng Ninh đang cố gắng vƣơn lên khắc phục khó khăn. Sản lƣợng đóng tàu từ năm 2010, 20121 và năm 2012 lần lƣợt là 272; 233; 271 ngàn tấn; 9 tháng đầu năm 2013 đạt 176 ngàn tấn, bằng 99,6% cùng kỳ.
Công nghiệp chế biến: hầu hết các cơ sở công nghiệp đang họat động trên địa bàn tỉnh là công nghiệp chế biến, chiếm 8/10 ngành nghề sản xuất công nghiệp . Số cơ sở của ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 89,8% tổng số cơ sở công nghiệp của toàn tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp chế biến có xu h-ƣớng không ổn định trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tổng giá trị sản xuất công nghiệp: Năm 2010 chiếm 32%; năm 2011 giảm xuống còn 30,5%; năm 2012 lại tăng lên 49,36%; năm 2013 là 41,25%.
Công nghiệp hỗ trợ: hiện còn phân tán cả trên phƣơng diện ngành nghề lẫn phân bố không gian, hầu nhƣ chƣa có cơ sở sản xuất lớn, kết quả còn thấp. Do vậy thời gian tới cần kêu gọi đầu tƣ xây dựng KCN hỗ trợ làm trọng tâm để tạo liên kết công nghiệp hỗ trợ, đồng thời là tâm điểm kết nối và hội nhập công nghiệp trong toàn Vùng. Đối với Quảng Ninh tập trung vào một số ngành, sản phẩm công nghiệp sản xuất các loại linh kiện bán thành phẩm phụ kiện phục vụ hỗ trợ cho các ngành: ngành điện tử - tin học; ngành sản xuất lắp ráp ô tô; ngành cơ khí chế tạo.
+ Cơ sở hạ tầng thương mại đáp ứng nhu cầu của nhân dân
Đầu tƣ phát triển hệ thống chợ và trung tâm thƣơng mại , siêu thị: Cơ sở ha ̣ tầng thƣơng ma ̣i tƣ̀ng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dƣ̣ng theo hƣớng văn minh, hiê ̣n đa ̣i cơ
bản đáp ứng đƣợc nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân . Góp phần tiếp tục
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, giảm khu vực nông lâm, thủy sản và tăng khu vực công nghiệp, dịch vụ. Đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 136 chợ , 15 siêu thị và 4 trung tâm thƣơng mại đang hoạt động và xây dựng. Vừa qua trên địa bàn thành phố Hạ Long mới khai trƣơng một số Trung tâm thƣơng mại mang tầm cỡ quốc tế, nhƣ: Trung tâm thƣơng mại&siêu thị Big C Hạ Long, Trung tâm thƣơng mại Vincom Center Hạ Long.
Thƣơng mại nội địa: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân trong 3 năm 2011-2013 là 20,3%/năm.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: (i) Về kim ngạch xuất khẩu: Bình quân 3 năm 2011-2013 giảm 2,4%/năm (do ngành than chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn, chủ động giảm sản lƣợng xuất khẩu để tập trung tiêu thụ nội địa nên đã góp phần chủ yếu làm giảm kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là than đá, dầu thực vật, hải sản, cao su sơ chế, quần áo may sẵn... Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì xuất khẩu than chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn; tiếp theo đó là cao su 10-12%; thủy hải sản 3-4%, v.v... ii) Về kim ngạch nhập khẩu: bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 24%/năm; Các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc những mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong nƣớc nhƣ ô tô, linh kiện và phụ tùng ô tô, xe máy, phân bón, hàng tiêu dùng, nội thất và một phần là máy móc công cụ…
3.4.2. Hạn chế
3.4.2.1. Công tác giải ngân tiến độ còn chậm
- Công tác giải ngân chƣa đồng đều, không thƣờng xuyên quan tâm giải ngân ngay từ đầu năm và thời gian trong năm dẫn đến việc giải ngân vẫn tập trung vào những tháng cuối năm;
- Còn tình trạng vốn chờ khối lƣợng; mặc dù có khối lƣợng đủ điều kiện nghiệm thu tại công trình, nhƣng nếu không có kế hoạch vốn thì không tổ chức nghiệm thu. Đến khi có kế hoạch vốn, lại phải chờ KL nghiệm thu dẫn đến làm chậm tiến độ giải ngân, khó khăn trong công tác thực hiện DA.
- Công tác kế hoạch vốn vẫn bị động, bổ sung nhiều lần trong năm. Cơ chế "xin - cho" vẫn còn đâu đó. Năm 2013, tình trạng dự án có KHV nhƣng không có nguồn làm ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án. Có nghĩa là, công tác KHV đƣợc phân bổ và duyệt kế hoạch chi tiết từ Hội đồng nhân dân và UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch, nhƣng do nguồn thu hạn hẹp, việc bố trí nguồn cho các DA là do Sở Tài chính nhập TABMITS dẫn đến dự án có KLHT đủ điều kiện thanh toán (DA Đƣờng ô tô bao Núi Bài Thơ phía biển) lại chƣa có nguồn, còn nguồn lại nhập ở những dự án chƣa có khả năng giải ngân (Đƣờng hành hƣơng từ khu di tích Yên Tử đến di tích Ngọa Vân). Tính đến hết tháng 10/2013, số vốn đƣợc bố trí theo KH chƣa giải ngân của Ban trọng điểm còn tồn là 73.000 triệu/265.000 triệu KHV, trong đó tới 54.000 triệu là chƣa có nguồn.
3.4.2.2. Số dư tạm ứng còn tồn đọng nhiều, thủ tục thanh toán vốn một số dự án còn bất cập
- Số dƣ tạm ứng vẫn còn tồn đọng nhiều; Chi phí đền bù tạm ứng từ nhiều năm trƣớc chƣa thu hồi do DA kéo dài thi công, dân chƣa chịu nhận tiền, đòi hỏi quá mức yêu sách, khó thực hiện.
Có quy định cụ thể về thu hồi tạm ứng là sau 6 tháng quy định trong hợp đồng hoặc tiến độ GPMB mà không thực hiện đƣợc hoặc sử dụng vốn tạm ứng sai mục đích chủ đầu tƣ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với KBNN để thu hồi hoàn trả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vốn đã tạm ứng cho NSNN. Nhƣng trên thực tế, số dƣ tạm ứng kiểu khó thu nhƣ trên sau nhiều năm vẫn chƣa thu hồi đƣợc.
- Công tác thanh toán KLHT còn nhiều bất cập về thủ tục XDCB: Một số DA vừa thiết kế vừa thi công theo chỉ đạo tiến độ của cấp trên, khi có KLHT chƣa đủ thủ tục thanh toán. Thời gian hoàn tất thủ tục không khớp đúng với thời gian thi công thực tế (DA Đƣờng bao biến Lán Bè và mặt bằng Công viên văn hóa Hạ Long - DA hoàn thành phục vụ Lễ hội hoa Anh đào năm 2012);
Đa số các DA chậm tiến độ, phải kéo dài thời gian thi công, thay đổi thiết kế, phải bổ sung nhiều phụ lục hợp đồng, phải bổ sung giá nhiều lần gây khó khăn cho công tác kiểm soát thanh toán dẫn đến bổ sung TMĐT của dự án lại kéo dài thời gian thanh toán.
3.4.2.3. Dự án phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư, thay đổi thiết kế nhiều lần
Viê ̣c lập, thẩm đi ̣nh và phê duyê ̣t dƣ̣ án đối với mô ̣t số dƣ̣ án chƣa tính toán đầy đủ các yếu tố tác đô ̣ng đến dƣ̣ án . Xác định các chi phí để lên TMĐT còn hạn chế, sai sót nhiều; TMĐT còn phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, tăng chi phí gấp nhiều lần so với TMĐT ban đầu.
Công tác đền bù giải phóng mă ̣t bằng mô ̣t số công trình không đƣợc giải quyết triê ̣t để, không đi trƣớc một bƣớc làm không bàn giao đƣợc mặt bằng thi công dẫn đến phải đình hoãn , giãn tiến độ , gây khó khăn cho viê ̣c thi công , phải điều chỉnh, bổ sung dƣ̣ toán, lãng phí vốn đầu tƣ.
Kiểm tra, soát xét xác định các chi phí lên dự toán hạng mục, TDT không chính xác do tƣ vấn tính sai, thiếu khối lƣợng; do tƣ vấn bóc khối lƣợng dự toán từ bản vẽ thiết kế thừa với giá trị lớn. Thƣờng xuyên phải bổ sung, điều chỉnh thiết kế, dự toán do dự án thay đổi, do bổ sung, điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công;
Năng lực của đơn vị tƣ vấn yếu kém công thêm sự phối hợp giữa đơn vị tƣ vấn, nhà thầu và cán bộ của Ban trọng điểm thiếu chặt chẽ. Từ khâu lập TMĐT đã sai sót, đến trƣớc khi thi công không xác định đƣợc thiết kế và dự toán điều chỉnh mà phải chờ đến khi kết thúc thi công mới lập thiết kế, dự toán điều chỉnh bổ sung gây nên việc chậm giải ngân và chậm quyết toán.
Việc lập hồ sơ mời thầu (do Ban trọng điểm tự thực hiện) chất lƣợng còn hạn chế, không quy định đầy đủ việc phải lập đơn giá chi tiết, các công thức điều chỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giá đối với các yếu tố chi phí, áp dụng sai một số định mức, đơn giá dẫn đến khi quyết toán còn nhiều sai sót, giá trị quyết toán gói thầu bị cắt giảm.
Công tác giám sát , thi công, nghiê ̣m thu, quản lý chất lƣợng công trình đối với gói t hầu xây lắp chính và biê ̣n pháp thi công chƣa thƣ̣c hiê ̣n đầy đủ theo Nghi ̣ đi ̣nh số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình (thay thế Nghị định số 209 trên). Công tác nghiệm thu KLHT giai đoạn còn nhiều trƣờng hợp chép khối lƣợng, không nghiệm thu thực tế hoặc yếu kém trong công tác nghiệm thu nên còn sai sót, không chính xác dẫn đến tình trạng thanh toán quá cho nhà thầu. Khi lên KL quyết toán, nhiều giá trị bị giảm nhiều so với giá trị đã nghiệm thu.
Trong quá trình thực hiện: vừa thi công, vừa GPMB làm gián đoạn tiến độ thi công, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, làm tăng chi phí.
3.4.2.4. Tiến độ thi công các dự án chậm so với kế hoạch, công tác quyết toán dự án hoàn thành hầu hết chậm so với thời gian quy định
99% các DA bị chậm quyết toán theo thời gian quy định từ chủ đầu tƣ, nhà thầu và cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán mặc dù đã có quy định cụ thể về thời gian cho từng công việc quyết toán thuộc trách nhiệm của từng cơ quan .
Một số nhà thầu thiếu sự hợp tác trong quyết toán hợp đồng vì lý do các giai đoạn thanh toán đã đƣợc cấp đủ tiền, nếu quyết toán xong sớm, có khi nhà thầu phải nộp lại tiền nên họ chƣa muốn quyết toán.