Quản lý vốn trong công tác giải ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (Trang 78 - 84)

Bảng 3.5. Kết quả nhiệm vụ giải ngân (GN) qua các năm từ 2011-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

KHV GN KHV GN KHV GN KHV GN 1 NSTT 228,0 228,0 194,3 194,3 215.768 215.768 2 Phí Vịnh HL 3 Phí BVMT 11,0 11,0 4,2 4,2 5.6 5.6 7.9 7.9 4 CTMTQG 14,0 14,0 5 Thu cấp QSD đất 6 Hạ tầng KKTCK 7 Vốn QH 3,8 1,4 1,7 0,4 1,9 0,6 2.1 0.8 Cộng. Trong đó: Thanh toán tháng 12 49,9 21,3 34,5 47.6 Thanh toán tháng 1 0 23,2 21,4 19.7

Nguồn: Báo cáo kết quả giải ngân các năm của Ban trọng điểm năm 2014

Qua bảng 3.6 cho thấy tình hình giải ngân của Ban trọng điểm có độ phức tạp trong công tác giải ngân, mặc dù hết năm kế hoạch quy định là vốn XDCB đƣợc thanh toán hết ngày 31 tháng 1 năm sau với khối lƣợng hoàn thành chốt đến ngày 31/12 năm KH, Ban trọng điểm vẫn giải ngân hết kế hoạch vốn (KHV) đƣợc giao. Song vẫn còn tình trạng vốn tập trung giải ngân vào cuối năm với số lƣợng lớn - đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là căn bệnh trầm kha của công tác giải ngân rất khó khắc phục không chỉ ở Ban trọng điểm mà diễn ra thành tình trạng chung của Tỉnh.

Đó là do cuối năm, các DA điều hòa vốn, một số DA đƣợc ghi vốn bổ sung vào cuối năm. Công tác nghiệm thu thƣờng chờ có tiền mới làm nghiệm thu, dẫn đến tình trạng vốn chờ khối lƣợng, chậm giải ngân và dồn vào cuối năm cụ thể năm 2011 là 5.000 triệu đồng, chiếm 14% KHV năm; Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh, giải ngân hết KHV năm trong 6 tháng đầu năm và cuối năm do tăng thu, vốn đƣợc bổ sung nhiều nên tháng 12/2011 giải ngân 49.900 triệu đồng chiếm 22% KHV năm.

Nhƣng đến năm 2012, đã thực hiện theo chỉ thị 1792/NĐ-CP, chủ yếu là các công trình chuyển tiếp, nhƣng vốn thanh toán vẫn dồn vào cuối năm. Đó là tháng 12 giải ngân 21.300 triệu đồng, tháng 1 giải ngân 23.200 triệu đồng, tập trung chủ yếu ở công trình vƣớng GPMB thuộc DA Đƣờng bao biển Lán Bè cột Đồng hồ, do các hộ dân không di dời, đòi tăng giá đất ở thuộc DA Hạ tầng ngoài hàng rào Trƣờng THPT chuyên Hạ Long; công trình thi công gặp địa chất phức tạp thuộc DA Đƣờng ô tô bao Núi Bài thơ phía biển.

Việc để vốn XDCB dồn thanh toán vào cuối năm, cần có biện pháp để khắc phục dần, tuy nhiên cần phải có giải pháp mạnh để chấm dứt.

Cũng trong tình trạng tƣơng tự, vốn năm 2013 đƣợc bố trí 263.700 triệu đồng, theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nƣớc và Ban trọng điểm, đến hết tháng 10/2013 mới giải ngân chiếm 68% KHV, tƣơng đƣơng 179.300 triệu đồng. Số vốn còn lại 32% thực hiện trong 2 tháng cuối năm.

Tuy nhiên, công tác KHV năm 2014 không nhƣ mọi năm: có kế hoạch là có vốn ngay từ đầu năm. Năm 2014 do nguồn thu khó khăn, nên số vốn còn tồn lại 32% thì đến hơn 20% là chƣa có nguồn - chủ yếu là nguồn NS tập trung, còn các nguồn khác nhƣ nguồn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia; Vốn ứng trƣớc; Vốn phí bảo vệ môi trƣờng đều đảm bảo nguồn và đã thực hiện giải ngân khoảng 80%- Đây cũng là một khó khăn trong công tác giải ngân. Hiện nay, đối với một số dự án đã có khối lƣợng song không có nguồn để thanh toán (DA Đƣờng ô tô bao Núi Bài Thơ phía biển còn 5.000 triệu đồng tồn vốn NS tập trung chƣa có nguồn; DA Đƣờng Ngọa Vân - Yên Tử, vốn còn tồn lại là 24.500 triệu đồng, số KH vốn chƣa có nguồn là 22.000 triệu đồng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên đây là những nét chung của quản lý vốn trong công tác giải ngân. Để có thể hiểu sâu hơn về quản lý vốn, cần đánh giá cụ thể hơn về quản lý tạm ứng và quản lý thanh toán khối lƣợng hoàn thành.

Theo hƣớng dẫn tại thông tƣ 86/2011/TT-BTC quy định việc Nhà nƣớc cấp vốn cho chủ đầu tƣ để chủ đầu tƣ thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm:

- Thanh toán tạm ứng.

- Thanh toán khối lƣợng hoàn thành (KLHT).

Vì vậy để việc quản lý vốn theo đúng quy định và đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Ban quản lý cần bám sát thủ tục tạm ứng và thanh toán KLHT.

3.3.2.1. Quản lý vốn tạm ứng

Tại điều 10, thông tƣ 86 trên, có quy định cụ thể về mức vốn tạm ứng đối với hợp đồng xây lắp, thiết bị và hợp đồng tƣ vấn nhƣ sau:

+ Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

- Tạm ứng từ 20% - 50% cho hợp đồng có giá trị dƣới 10 tỷ đồng;

- Tạm ứng từ 15% - 50% cho hợp đồng từ 10 tỷ đồng đến dƣới 50 tỷ đồng; - Tạm ứng từ 10% - 50% cho hợp đồng trên 50 tỷ đồng.

+ Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: - Tạm ứng từ 10% - 50% giá trị hợp đồng

+ Đối với hợp đồng tƣ vấn:

- Tạm ứng từ 25% - 50% giá trị hợp đồng

Đối với các loại hợp đồng trên, trƣờng hợp đặc biệt cần tạm ứng mức cao hơn 50% phải đƣợc UBND Tỉnh cho phép.

+ Riêng đối với công việc GPMB: Mức tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong KH GPMB. Các Bộ và UBND các cấp phải bố trí đủ vốn cho công tác GPMB.

+ Ngoài mức vốn tạm ứng quy định cho các hợp đồng nêu trên, đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong XD có giá trị lớn phải đƣợc sản xuất trƣớc để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tƣ phải dự trữ theo mùa, mức vốn tạm ứng là nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tƣ thống nhất với nhà thầu.

+ Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản quy định trên đây không vƣợt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho DA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, từ năm 2012, thực hiện chỉ thị 1792/2011/CT-TTg, có quy định rõ mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản quy định về tạm ứng hợp đồng không vƣợt quá 30% KHV đã bố trí cho DA. Nhƣ vậy, Ban quản lý và nhà thầu phải tự cân đối, thống nhất, tính toán mức vốn tạm ứng hợp lý cho các hợp đồng, hợp đồng nào cần tạm ứng và tạm ứng bao nhiêu, đảm bảo số dƣ tạm ứng chỉ là 30% KHV năm. Mặc dù quy định này có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác giải ngân kể từ năm 2012, nhƣng đó là chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn nhằm ngăn chặn tình trạng tạm ứng tràn lan từ những năm 2011 về trƣớc. Đó là mức tạm ứng không khống chế, mà chỉ có nội dung thu hồi hết vốn tạm ứng khi thanh toán khối lƣợng đạt 80% giá trị hợp đồng - điều đó có nghĩa là có thể vận dụng tạm ứng đến 78%,79% giá trị hợp đồng. Mà hậu quả của nó, còn chƣa khắc phục xong.

Thu hồi tạm ứng: Bảng 3.6. Tình hình số dƣ tạm ứng đến ngày 31/12/2014 Đơn vị: Triệu đồng STT Tên dự án Số dƣ hết tháng 4/2014 tại KBNN Số dƣ hết tháng 12 /2014 tại Ban Giải trình

1 Đƣờng ô tô bao Núi Bài Thơ 2.500 2.500 Đền bù dân chƣa nhận

2 Đƣờng và Cầu nối Tỉnh ủy 8.200 0 Đã thu hồi từ DA Đƣờng ô

tô Núi Bài Thơ

3 Trụ sở làm việc Ban XD Đảng,

MTTQ và các đoàn thể 215 215 DA bị đình hoãn

4 Đƣờng bao biển Lán Bè 4.683 4.683

4.1 Gói thầu xây lắp 3.778 3.778 Gói thầu XL bị sự cố chƣa

quyết toán xong

4.2 Đền bù 905 905 Dân chƣa nhận tiền bồi

thƣờng

5 Trƣờng Chuyên Hạ Long II 2.477 1.378 Đang thi công

6 Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh 233 233 Kiểm định chất lƣợng

công trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

8 Hạ tầng Trụ sở Liên cơ quan số

2 cột 8 156 156 Đền bù chƣa quyết toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.2.2. Quản lý thanh toán khối lượng hoàn thành

Cũng theo thông tƣ 86 trên quy định: Đối với các công việc thực hiện thông qua hợp đồng (HĐ) xây dựng, việc thanh toán HĐ phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời hạn thanh toán, thời điểm thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải đƣợc quy định rõ trong HĐ.

Các hợp đồng của Ban, nhƣ đã phân tích trên, chủ yếu là các hợp đồng theo đơn giá, đơn giá điều chỉnh nên việc thanh toán trên cơ sở KLHT thực tế (kể cả KL tăng hoặc giảm đƣợc phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có đƣợc nghiệm thu và đơn giá đã điều chỉnh do trƣợt giá theo đúng các thỏa thuận trong HĐ).

Đối với các khối lƣợng phát sinh lớn hơn 20% khối lƣợng công việc tƣơng ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lƣợng phát sinh chƣa có đơn giá trong HĐ thì đƣợc thanh toán trên cơ sở các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho KL phát sinh.

Đối với KL phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lƣợng công việc tƣơng ứng ghi trong HĐ thì áp dụng đơn giá trong HĐ, kể cả đơn giá đã đƣợc điều chỉnh theo thỏa thuận của HĐ (nếu có) để thanh toán.

Trên nguyên tắc quy định về thời gian kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án (trong vòng 3 ngày làm việc đối với trƣờng hợp "thanh toán trƣớc, kiểm soát sau và 7 ngày làm việc đối với trƣờng hợp "kiểm soát trƣớc, thanh toán sau" - đối với thanh toán lần cuối của hợp đồng) và nguyên tắc thanh toán cho từng công việc, HMCT, công trình không vƣợt dự toán đƣợc duyệt, giá gói thầu, tổng số vốn thanh toán cho công tình không vƣợt tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt của KBNN, là những điều quy định khá rõ tạo điều kiện cho Ban trọng điểm giải ngân vốn nhanh chóng, thuận tiện.

Đây là một trong những đổi mới về thủ tục thanh toán tiến bộ hơn so với trƣớc đây là chỉ thanh toán cho các KL trong hợp đồng, các KLHT vƣợt so với HĐ đều phải phê duyệt mới đƣợc thanh toán, mà thủ tục để duyệt bổ sung đƣợc KL phát sinh rất nhiều công đoạn, gây nên sự khó khăn trong công tác giải ngân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu mẫu quy định về thanh toán KLHT theo các mẫu biểu tại thông tƣ 86 trên (các mẫu 03a, 03b, 04) cơ bản rõ ràng và thuận lợi cho các hợp đồng theo đơn giá tổng hợp. Còn đối với hợp đồng theo đơn giá chi tiết (vật liệu, nhân công, máy rồi mới ra tổng hợp, thành tiền) cũng khó khăn trong việc trình bày đúng theo mẫu biểu; Và cả đối với các hợp đồng tƣ vấn nữa - phải có sự vận dụng và thống nhất giữa cơ quan KBNN, chủ đầu tƣ và nhà tƣ vấn. Việc làm đi làm lại biểu mẫu ( nhất là các nhà thầu tỉnh ngoài) kéo dài thời gian thanh toán, ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả KT-XH của DA.

Nhƣ vậy để việc thanh toán KLHT đƣợc thực hiện suôn sẻ, Ban trọng điểm nhất thiết phải chú ý về vấn đề thỏa thuận, ký kết hợp đồng vì KBNN hoàn toàn kiểm soát chi theo HĐ; vấn đề tổng dự toán và dự toán hạng mục; hồ sơ dự thầu ... Đó là việc làm quan trọng, ngoài việc quản lý để có TMĐT và TDT một cách chính xác tƣơng đối, tránh những sai sót nghiêm trọng, không đáng có. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ninh (Trang 78 - 84)