Hoàn thiện các phương pháp phân tích, đề xuất mô hình ra quyết định ngắn

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Trang 84 - 91)

của nhà quản trị, các chỉ tiêu thể hiện cần đầy đủ, không thiếu, không thừa gây khó khăn cho nhà quản trị trong việc sử dụng thông tin.

4.4.2.3 Hoàn thiện các phương pháp phân tích, đề xuất mô hình ra quyết định ngắn hạn. hạn.

Ngoài việc hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy KTQT, quy trình thực hiện công việc, Tổng công ty cần xây dựng và hoàn thiện các phương pháp phân tích số liệu, vận dụng các phương pháp phân tích khoa học của KTQT nhằm đánh giá chính xác hiệu quả các phương án đề xuất, cung cấp thông tin chính xác nhất cho nhà quản trị trong việc ra quyết định.

Không có một quy định bắt buộc nào với các phương pháp phân tích đánh giá thông tin KTQT phục vụ việc ra quyết định ngắn hạn. Trên cơ sở các phương pháp phân tích cơ bản của KTQT, Tổng công ty có thể căn cứ vào đặc thù các loại quyết định của mình để xây dựng các phương phương pháp phân tích phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và chính xác.

Chúng tôi đưa ra một số mô hình phân tích mà Tổng công ty có thể áp dụng để phân tích các tình huống ra quyết định ngắn hạn:

Một trong những nội dung quan trọng của quyết định ngắn hạn là lựa chọn cơ cấu mặt hàng (doanh thu) để có lợi nhuận max, vậy liệu tại TCT có áp dụng được mô hình này ko (thực chất đây là mô hình CVP khi kinh doanh nhiều mặt hàng).

Đối với đặc thù xăng dầu, là nhà nước khống chế giá, vì vậy đơn vị chỉ có thể tác động vào cơ cấu chi phí (định phí, biến phí) hoặc thay đổi cơ cấu sản lượng bán (nếu đề cập đến CVP).

a. Quyết định thay đổi định phí và doanh thu:

Các phương án thay đổi định phí có thể là tăng cường máy móc thiết bị, mở thêm cửa hàng để nâng cao sản lượng tiêu thụ. KTQT cần phân tích cho nhà quản trị biết, khi đầu tư như vậy thì chi phí và lợi ích sẽ thay đổi như thế nào?

Mô hình tổng quát cho việc lựa chọn phương án trong trường hợp này là: Mức gia tăng lãi

trên biến phí do tăng sản lượng tiêu

thụ (A1) = Doanh thu phương án cũ x Tỷ lệ tăng doanh thu x

Tỷ lệ lãi trên biến phí của phương án

Mức tăng định phí phương án mới là (Ao). So sánh:

• Nếu A1 - Ao > 0 thì nên thực hiện phương án thay đổi định phí vì nó làm lợi nhuận của đơn vị tăng lên và ngược lại.

• Nếu A1 - Ao < 0 không nên thực hiện phương án thay đổi định phí vì nó làm lợi nhuận của đơn vị giảm.

b. Quyết định thay đổi biến phí và doanh thu

Các phương án thay đổi biến phí có thể là tăng biến phí bằng cách tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào, khuyến mại giảm giá sản phẩm,…

Mô hình tổng quát cho việc lựa chọn phương án trong trường hợp này là: + Xác định tỷ lệ tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu:

Lãi trên biến phí phương án mới (A1) = Sản lượng tiêu thụ phương án cũ x 100% ± Tỷ lệ tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ x

Lãi trên biến phí đơn vị

PA mới Lãi trên biến phí PA cũ là Ao:

So sánh:

• Nếu A1 - Ao > 0, nên tiến hành phương án mới vì phương án mới làm tăng lợi nhuận cho đơn vị

• Nếu A1 - Ao < 0, không nên tiến hành phương án mới vì phương án mới làm giảm lợi nhuận cho đơn vị

c. Quyết định thay đổi định phí, giá bán và doanh thu

Phương án cần quyết định trong trường hợp này là tăng định phí, giảm giá bán để tăng lợi nhuận:

Mô hình tổng quát lựa chọn phương án trong trường hợp này như sau: - Xác định tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ do tăng định phí và giảm giá bán

Lãi trên biến phí phương án mới (A1) = Sản lượng tiêu thụ phương án cũ x Tỷ lệ tăng sản lượng x

Lãi trên biến phí đơn vị

PA mới - Lãi trên biến phí PA cũ là Ao:

- Mức tăng định phí phương án mới là ∆T So sánh:

• Nếu (A1 - Ao) - ∆T > 0, nên tiến hành phương án mới vì phương án mới làm tăng lợi nhuận cho đơn vị

• Nếu (A1 - Ao) - ∆T < 0, không nên tiến hành phương án mới vì phương án mới làm giảm lợi nhuận cho đơn vị

Chẳng hạn với trường hợp: Quyết định tự vận chuyển hay thuê ngoài khi bán lô hàng cho nhiệt điện OMON.

Giả sử nếu Chi phí thuê ngoài là 45.000 VNĐ, thì theo cách tính toán này, liệu kế toán có tư vấn cho Ban giám đốc lựa chọn phương án thuê ngoài, vì chi phí vận chuyển/10km rẻ hơn 2.000 VNĐ so với chi phí nếu tự vận chuyển. Như vậy, nếu sử dụng phương pháp phân tích như hiện tại rất có thể Kế toán sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin sai lệch.

Giả sử trong trường hợp chi phí thuê ngoài là 45.000 VNĐ/10km. Để cung cấp thông tin một cách chính xác nhất cho nhà quản trị, với loại quyết định này KTQT cần thực hiện như sau:

Bảng 4.1. Các khoản chi phí phát sinh trong từng PA tự vận chuyển và thuê ngoài

TT Khoản mục phí Tự VC Thuê ngoài

1 Chi phí nhiên liệu 20.000 -

2 Chi phí nhân công 15.000 -

3 Chi phí khấu hao 7.000 7.000

4 Chi phí sản xuất chung 4.000 -

5 Chi phí quản lý phân bổ 1.000 1.000

Tổng chi phí/10km vận chuyển 47.000 45.000

1. Xác định thông tin thích hợp cho việc ra quyết định:

 Có thể thấy, các thông tin thích hợp ở đây là Chi phí NVL, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung.

 Các thông tin không thích hợp là Chi phí khấu hao và chi phí quản lý: Vì thuê ngoài hay tự vận chuyển thì khoản chi phí này vẫn sẽ phát sinh.

2. Tổ chức thu thập và xử lý các thông thích hợp cho việc phân tích

Chi phí nhiên liệu tiêu thụ của đội xe được thu thập từ các chứng từ cung cấp nhiên liệu nội bộ của đội xe.

- Chi phí nhân công được thu thập từ phòng Tổ chức lao động tiền lương

- Chi phí khấu hao, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý phân bổ được thu thập từ phòng Kế toán.

3. Lập bảng so sánh chi phí, lợi ích 2 phương án

Bảng 4.2. So sánh chi phí, lợi ích giữa phương án tự vận chuyển và thuê ngoài

TT Khoản mục phí Tự VC Thuê ngoài

1 Chi phí nhiên liệu 20.000 -

2 Chi phí nhân công 15.000 -

3 Chi phí khấu hao - -

4 Chi phí sản xuất chung 4.000 -

5 Chi phí quản lý phân bổ - -

Tổng chi phí/10km vận chuyển 39.000 45.000

Tổng chi phí 5.000 km 1.950.000 2.250.000

Như vậy kể cả khi đơn vị tìm được nhà cung cấp có mức phí vận chuyển 45.000 VNĐ/10km thì DN vẫn nên sử dụng đội xe của công ty để vận chuyển.

Với trường hợp: Có nên bán một lô hàng dầu Fo với giá thấp hơn giá niêm yết trong 3 tháng để tăng sản lượng bán 50%, tăng lợi nhuận - Công ty xăng dầu B12, Với mức giá bán niêm yết: 17.000 đ/l, mức giá bán dự kiến 16.500 đ/l.:

Kế toán cần thu thập và phân tích đầy đủ các thông tin sau:

 Thu thập và phân tích lượng hàng tối đa, đơn vị có thể huy động được  Xác định thông tin thích hợp để phân tích

 Xác định Tổng số dư đảm phí của 2 phương án

1. Thu thập và phân tích lượng hàng tối đa đơn vị có thể huy động được:

Việc này giúp xác định tốt hơn các chỉ tiêu tiếp theo như doanh thu, lợi nhuận vì nếu không có đủ lượng hàng để cung cấp theo dự kiến tăng doanh số thì các thông tin dự báo sẽ trở nên sai lệch.

2. Xác định các thông tin thích hợp để phân tích

Từ các thông tin mà kế toán đang thu thập, có thể loại bỏ các thông tin về các khoản chi phí giống nhau ở cả 2 phương án (Định phí: CPQL, CPKH…)

Bảng 4.3. Các khoản chi phí thích hợp và không thích hợp trong việc quyết định bán một lô hàng dầu Fo với giá giảm

Chỉ tiêu PA 1 PA2 Tổng SL bán đ/kg Tổng tiền Tổng SL bán đ/kg Tổng tiền I. Doanh thu 30.700 17.000 521.900.000 46.050 16.500 759.825.000 II. Chi phí 2.1 Biến phí Giá vốn hàng bán 13.927 427.558.900 13.927 641.338.350 Chi phí bán hàng phân bổ 500 15,350,000 500 23.025.000 Chi phí lãi vay

2.2. Định phí

Chi phí khấu hao phân bổ 20,000,000

Chi phí quản lý 25,000,000

3. Xác định hiệu quả kinh tế của hai phương án

Sau khi xác định được các thông tin thích hợp: Biến phí đơn vị của hai PA, Giá bán, Tổng sản lượng tiêu thụ. Kế toán có thể lập bảng sau để xác định BIến phí đơn vị của 2 phương án làm cơ sở cho việc xác định hiệu quả kinh tế lập bảng.

Bảng 4.4. Tổng hợp các chi phí thích hợp trong việc quyết định bán một lô hàng dầu Fo với giá giảm

Chỉ tiêu PA 1 PA2 Tổng SL bán đ/kg Tổng tiền Tổng SL bán đ/kg Tổng tiền Biến phí 30.700 46.050 Giá vốn hàng bán 13.927 427.558.900 13.927 641.338.350 Chi phí bán hàng phân bổ 500 15,350,000 500 23.025.000

Chi phí lãi vay 2.797.557

Chênh lệch tỷ giá 10.652.435

Chi phí phạt vượt đơn hàng 100 1.535.000

Tổng biến phí 442.908.900 679.348.342

Với PA1

• Biến phí đơn vị = Tổng biến phí/Tổng sản lượng tiêu thụ = 14.427 • Hiệu số gộp = Giá bán PA1 - biến phí đơn vị = 17.000 – 14.427 = 2.573

• Tổng số dư đảm phí PA1 = Hiệu số gộp PA1 x Sản lượng tiêu thụ PA1= 78.991.100

Với PA2

• Hiệu số gộp PA2 = Giá bán PA2 - biến phí đơn vị = 16.500 - 14.752 = 1.748 • Tổng số dư đảm phí PA2 = Hiệu số gộp PA1 x Sản lượng tiêu thụ PA2 =

So sánh lãi của 2 phương án: Lãi PA2 > Lãi PA1 nhưng tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2% không đảm bảo yêu cầu về mức độ tăng lợi nhuận.

Thực ra đề tài còn 1 khía cạnh nữa về tổ chức hệ thống thông tin do đó nếu có đề xuất thêm thì nên tính đến sự phối với giữa các phòng ban (đây là khâu tổ chức) trong cung cấp thông tin phục vụ cho KTQT trong tính toán như các thông tin về: giá, thông tin dự báo, dự toán… để nhằm hoàn thiện kênh thông tin phục vụ cho QĐ ngắn hạn (có thể xây dựng mô hình trong cung cấp thông tin phục vụ KTQT cho QĐ NH)

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w