LỰA CHỌN CÁC CHỈ THỊ (INDICATOR) ĐỂ ĐÁNH GIÁ PTBV TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 58 - 60)

III. Xu thế sử dụng Tài nguyên và bảo vệ Môi trường ở Việt nam.

1. Chính sách của Việt Nam về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

LỰA CHỌN CÁC CHỈ THỊ (INDICATOR) ĐỂ ĐÁNH GIÁ PTBV TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

Chỉ thị môi trường là thước đo trạng thái môi trường tại một thời điểm nhất định ở một vùng hay cả quốc gia.

Các chỉ thị môi trường là phương tiện sắc bén để chuyển tải thông tin một cách cô đọng về hiện trạng môi trường, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu thông tin về trạng thái môi trường một cách tổng quát, có chất lượng và chính xác, làm đơn giản hoá qúa trình thông tin đến người dùng tin.

Việc lựa chọn các chỉ thị môi trường thường dựa trên 3 yếu tố sau: a) Độ tin cậy của dữ liệu, có tính khả thi và có giá trị khoa học

- Các chỉ thị phải dựa trên các dữ liệu có độ tin cậy, được tổng hợp và phân tích đúng đắn, thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề.

- Chỉ thị phải được thiết lập từ các dữ liệu cơ sở dễ thu thập, dễ truy cập và có hệ thống.

- Các dữ liệu hình thành chỉ thị cần phải có chất lượng tốt, chính xác, dựa trên phương pháp đo đạc và phân tích chuẩn mực.

- Các chỉ thị phải là thông tin tổng hợp hơn các thông số được đo đạc, là thông tin đặc trưng của hiện trạng môi trường.

- Quy mô của chỉ thị phải thích ứng với vùng hoặc quốc gia.

- Các chỉ thị phải nhạy cảm đối với các thay đổi theo thời gian và không gian của các yếu tố môi trường.

c) Giá trị sử dụng

- Các chỉ thị phải cung cấp được thông tin thoả mãn các nhu cầu của người dùng tin (người lãnh đạo, quản lý, ra quyết định, cán bộ khoa học hay quần chúng nhân dân).

- Các chỉ thị cần đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu.

- Các chỉ thị phải được gắn liền với các ngưỡng hay các mục tiêu mà chúng có thể so sánh.

- Các chỉ thị phải đưa ra được sự cảnh báo sớm đối với các xu hướng môi trường tương lai có tác động quan trọng đến sức khoẻ của con người, đến nền kinh tế và hệ sinh thái.

- Các chỉ thị phải được trình bày sao cho có thể thực hiện được sự so sánh trong phạm vi quốc gia hay quốc tế đối với các vấn đề cần thiết.

Năm 1999 Bộ KHCN&MT đã ban hành danh mục thử nghiệm 80 chỉ thị môi trường quốc gia.

Bộ chỉ thị này gồm 80 chỉ thị và phân thành 9 nhóm sau: 1. Về môi trường đất, gồm 7 chỉ thị

2. Về môi trường nước lục địa, gồm 5 chỉ thị 3. Về môi trường nước biển, gồm 4 chỉ thị 4. Về môi trường không khí , gồm 6 chỉ thị 5. Về quản lý chất thải rắn, gồm 3 chỉ thị 6. Về môi trường sinh thái, gồm 11 chỉ thị 7. Về sự cố môi trường, gồm 8 chỉ thị

8. Về kinh tế - xã hội, gồm 20 chỉ thị

9. Về quản lý môi trường, gồm 16 chỉ thị

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá diễn biến môi trường 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam” đã đề xuất 40 chỉ thị để đánh giá diễn biến và dự báo về môi trường.

Trong chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 44 chỉ thị PTBV, trong đó có một nhóm chỉ thị về môi trường.

Dựa trên kết quả nghiên cứu và tham khảo các bộ chỉ thị môi trường đã công bố, dưới đây đã lựa chọn các chỉ thị để đánh giá sự phát triển bền vững trong lĩnh vực

tài nguyên và môi trường. Việc lựa chọn các chỉ thị này dựa trên các yếu tố sau đây:

1) Tham khảo những chỉ thị môi trường đã có trong danh mục của Bộ chỉ thị môi trường do Cục Môi trường đã công bố, nhưng chi tiết hoá về nội dung.

2) Có đầy đủ các chỉ thị cơ bản về đặc trưng cho hiện trạng chất lượng của các thành phần môi trường (hay mức độ ô nhiễm môi trường, tác động của ô nhiễm môi trường).

3) Các chỉ thị đặc trưng cho các vấn đề cấp bách và quan trọng về tài nguyên và môi trường có liên quan đến công nghiệp hoá và đô thị hoá.

4) Các chỉ thị phản ánh được qúa trình diễn biến tài nguyên môi trường theo thời gian trên địa bàn nghiên cứu.

5) Các chỉ thị có thể xác định được trên cơ sở các số liệu quan trắc môi trường, hoặc niên giám thống kê của địa phương và quốc gia.

6) Các chỉ thị dễ hiểu, dễ nhận biết, dễ dàng vận dụng trong quản lý môi trường phục vụ phát triển bền vững.

Bộ chỉ thị để đánh giá về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường bao gồm 40 chỉ thị sau đây:

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 58 - 60)