Định hướng sử dụng tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững ở Việt nam.

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 46 - 48)

III. Xu thế sử dụng Tài nguyên và bảo vệ Môi trường ở Việt nam.

3. Định hướng sử dụng tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững ở Việt nam.

ở Việt nam.

Những nội dung chi tiết cho định hướng sử dụng tài nguyên và môi trường bền vững được thể hiện trong đề cương chi tiết “Chương trình nghị sự 21 ngành Tài nguyên và Mụi trường”, tuy nhiên xét về mặt phương pháp luận những vấn đề sau đây cần được cụ thể hóa.

3.1.Đối với tài nguyên có khả năng tái sinh.

- Về đáp ứng cho tăng trưởng kinh tế, tính toán cân đối nhu cầu của nền kinh tế cần đáp ứng nguồn tài nguyên này cho tăng trưởng hàng năm và xét về mặt chiến lược dài hạn. Ví dụ: Nhu cầu đáp ứng về gỗ phục vụ cho tiêu dùng trong nước và đồ gỗ xuất khẩu, dự báo lượng gỗ cần đáp ứng để từ đó có kế hoạch phát triển duy trì vốn rừng, cõn đối với lượng gỗ cần nhập khẩu. Hay đối với nhu cầu nguyên liệu gỗ để sản xuất giấy, phải dự báo được nhu cầu giấy trong tương lai để chuẩn bị phát triển các khu rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu và sản xuất giấy. Trong tính toán cần tính tới yếu tố tăng trưởng sinh học, năng lực khai thác đáp ứng thị trường và chiết khấu xó hội của vốn.

- Về đảm bảo chất lượng môi trường: đối với nguồn tài nguyên này điều quan trọng là phải tính toán cân đối để duy trì được cân bằng hệ sinh thái. Cụ thể như duy trì được độ che phủ, vốn rừng và tính đa dạng sinh học. Ví dụ: Việc mở rộng diện tích cà phê ở Tây nguyên phải cân đối với duy trì vốn rừng ở vựng này để đảm bảo cân bằng nước đặc biệt là về mựa khụ và duy trì đa dạng sinh học vốn có của vùng.

- Liên quan đến thế hệ mai sau, trên cơ sở kế hoạch thời gian đó được vạch ra trong chương trình nghị sự 21, chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhỡn 2020 cũng như kế hoạch phát triển của các ngành liên quan như bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ thủy sản…, cần có một kế hoạch khai thác, sử dụng và phát triển phù hợp đảm bảo đáp ứng cho hiện tại nhưng duy trì vốn cho phát triển tương lai. Chẳng hạn như duy trì các khu bảo tồn rừng và trên biển, kết hợp khai thác và bảo vệ không vượt qua giới hạn của vốn tự nhiên, trữ lượng của sự tăng trưởng sinh học. Kiềm chế và không cho phát triển, tiến tơi loại bỏ các

giống loài có hại cho con người và hệ sinh thái. Ngoài ra để duy trì cho thế hệ mai sau cần phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là trong công nghệ bảo tồn duy trì và phát triển nguồn gen.

3.2. Đối với tài nguyên không có khả năng tái sinh.

- Đáp ứng cho tăng trưởng kinh tế: Để đáp ứng nguồn tài nguyên này cho tăng trưởng kinh tế, trước hết phải cân đối với nhu cầu của các ngành dựa trên cơ sở dự báo ngành, ví dụ như ngành công nghiệp, ngành xây dựng…, cân đối giữa nguồn tài nguyên sẵn có với nhu cầu đáp ứng, khả năng thiếu hụt phải nhập khẩu hay dư thừa dùng để xuất khẩu. Trong tính toán cần xem xét tới trữ lượng tài nguyên, yếu tố thời gian, chi phí khai thác và sử dụng, chiết khấu của vốn đầu tư khai thác. Cuối cùng là xem xét nhu cầu thị trường đối với tài nguyên này.

- Đảm bảo chất lượng môi trường: Liên quan đến đảm bảo chất lượng môi trường trong khai thác tài nguyên không có khả năng tái sinh, những vấn đề cần chú trọng như khuyến khích công nghệ khai thác hạn chế gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Ví dụ đối với khai thác đá vôi cho sản xuất xi măng, thay vỡ công nghệ nổ mỡn trước đây hiện nay có thể dung phương pháp khoan và vận chuyển bằng đường ống. Có những cơ chế tài chính ràng buộc trước khi khai thác cho bảo vệ môi trường như đặt cọc hoàn trả trong khai thác khoáng sản. Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về duy trì chất lượng môi trường.

- Liên quan đến thế hệ mai sau, do đặc tính nguồn tài nguyên này không có khả năng tái sinh, do vậy việc duy trì cho thế hệ mai sau có đặc tính khác với tài nguyên có khả năng tái sinh. Hiện tại sử dụng thỡ thế hệ tương lai sẽ không cũn, chớnh vỡ vậy tiết kiệm tài nguyên là yếu tố hàng đầu để kéo dài tuổi thọ của việc khai thác và sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh, muốn vậy khuyến khích các công nghệ sử dụng hiệu quả tài nguyên, hướng tới mục tiêu sử dụng đơn vị tài nguyên/đơn vị công suất đạt mức nhỏ nhất nhằm hạn chế tối đa lóng phớ các chất có ớch để tiết kiệm tài nguyên. Ngoài ra cần có cơ chế khuyến khích tái chế, tái sử dụng hay hướng tới thực hiện thành công mục tiêu 3R hiện nay đang bắt đầu triển khai thí điểm ở Hà nội. Trong kinh tế, khai thác và sử dụng tài nguyên này phải tính tới chi phí cơ hội.

3.3. Sử dụng môi trường.

- Vấn đề quan trọng nhất trong sử dụng môi trường đảm bảo tính bền vững là giải quyết vấn đề chất thải, bao gồm chất thải rắn, nước thải và khí thải. Để hạn chế tối đa chất thải ra môi trường phải kết hợp đồng bộ các biện pháp từ giáo dục nhận thức đến pháp luật, các biện pháp kinh tế và kỹ thuật và tạo ra một cơ chế đồng bộ được sự đồng tỡnh ủng hộ của người dân.

- Cần sớm đưa lồng ghép quy hoạch môi trường vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xó hội đối với các vùng, đặc biệt là vấn đề quy hoạch vùng cho các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn vùng. trên cơ sở quy hoạch này, các ngành và địa phương làm căn cứ cho quy hoạch phát triển ngành và địa phương phù hợp với quy hoạch chung của quốc gia. Cùng với quy hoạch là những cơ chế thực hiện phù hợp có tính bắt buộc

PHỤ LỤC II

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w