Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hạ

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 25 - 26)

3.7.1. Hiện trạng về công tác quản lý chất thải rắn.

- Năng lực thu gom chất thải rắn ở tất cả các đô thị và khu công nghiệp hiện nay mới đạt 20-40%, riêng ở các thành phố lớn có thể lên tới 50-80%. Xử lý chất thải rắn chủ yếu vẫn là hình thức chôn lấp không hợp vệ sinh.

- Những hạn chế trong quản lý chất thải rắn: Phân công trách nhiệm giữa các ngành chưa rõ, cơ chế thực hiện vẫn mang nặng tính bao cấp, hình thức thu gom chủ yếu vẫn mang tính thủ công, thiếu đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, nhận thức cộng đồng đang ở trình độ thấp. Triển khai chính sách xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải còn thấp, công đoạn phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa thực hiện được, do vậy còn lãng phí chất thải cho tái chế và tái sử dụng.

- Về thể chế, chính sách và pháp luật: Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát ô nhiễm quốc gia do các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại gây ra; Triển khai thực hiện tốt các quy định trong chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp đã được thủ tướng chính phủ ban hành; Xác định cơ chế tăng cường hoàn trả chi phí liên quan đến thu gom, phân loại, thu hồi và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

- Về kinh tế: Từng bước hình thành thị trường dịch vụ chất thải. Trước mắt huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh tại các thành phố lớn và trung bình, về lâu dài đầu tư xây dựng các lò đốt rác hiện đại. Khuyến khích huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia vào thu gom và xử lý chất thải. Đầu tư đẩy mạnh lắp đặt hệ thống lò đốt rác thải ở các bệnh viện. Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cần được đưa ra đấu thầu.

- Về xã hội: Nâng cao đời sống cho những người thu nhặt rác. Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, chú trọng tới đối tượng phụ nữ và trẻ em tham gia trong lĩnh vực này. Triển khai các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng; Hình thành các phong trào quần chúng phân loại rác ngay tại nhà nguồn, tiết kiệm tài nguyên và sản phẩm.

- Về công nghệ: Khuyến khích áp dụng những quy trình công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường, các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến giảm thiểu chất thải, thay đổi thói quen tiêu dùng trong nhân dân. Khuyến khích đầu tư công nghệ chế biến phân vi sinh. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ tái chế chất thải; khuyến khích việc phân loại chất thải tại nguồn. Đối với chất thải nguy hại, cần có những công nghệ thu gom và xử lý phù hợp, không để phát thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w