Hệ thống đánh giá và giám sát phát triển bền vững ngành TN-MT

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 33 - 35)

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PTBV NGÀNH TN-MT 5.1 Tăng cường năng lực lãnh đạo và điều hành

5.7.Hệ thống đánh giá và giám sát phát triển bền vững ngành TN-MT

5.7.1. Xây dựng và công khai Chương trình PTBV ngành TN-MT

Các mục tiêu Chương trình PTBV và các kế hoạch 5 do rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm các Bộ, Ngành liên quan, các cấp địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cộng đồng thực hiện; vì vậy, các kế hoạch 5 năm, các kế hoạch hàng năm phải có sự tham gia xây dựng của các chủ thể nêu trên và được công khai rộng rãi, qua các hình thức tham vấn, lấy ý kiến để có sự điều chỉnh hợp lý.

5.7.2. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình PTBV ngành TN- MT và các Kế hoạch 5 năm

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

- Chính quyền địa phương các cấp kiểm tra, giám sát trên địa bàn. - Cộng đồng xã hội: tham gia kiểm tra, giám sát.

5.7.3. Phương pháp kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình PTBV ngành TN- MT và các Kế hoạch 5 năm

- Khung logic của các Kế hoạch 5 năm sẽ là cơ sở để thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá việc thực hiện.

- Các cơ quan quản lý Ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp theo lĩnh vực mình phụ trách đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo cả 2 hệ thống thu thập số liệu: (1) hệ thống số liệu thống kê báo cáo hàng năm và (2) tổ chức các cuộc điều tra mẫu để đánh giá theo chuyên đề. Cả 2 hệ thống số liệu đánh giá này sẽ hỗ trợ cho nhau, đảm bảo mức độ tin cậy và khách quan trong đánh giá.

- Vụ Kế hoạch- Tài chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phòng Kế hoạch- Tài chính của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chức năng thu thập số liệu, tổng hợp tính toán các chỉ số thực hiện kế hoạch.

- Hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phải được công khai để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Bộ chỉ tiêu ban đầu về PTBV về lĩnh vực tài nguyên và môi trường được trình bày trong Bảng 4 dưới đây.

Bảng 4: Kiến nghị lựa chọn bộ chỉ tiêu phát triển bền vững.

Stt Chỉ tiêu

1 Tiêu thụ năng lượng/GDP hàng năm 2 Tỷ lệ tái chế và tái sử dụng rác thải

3 Dân số được sử dụng nước sạch, tính theo phần trăm (%)

4 Tỷ lệ che phủ rừng, tính theo phần trăm (%)

5 Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích tự nhiên, tính theo phầntrăm (%)

6 Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới, tiêu, tính theo phần trăm (%)

7 Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm, tính theo phần trăm (%)

8 Tỷ lệ khai khoáng (khoáng sản chính)

9 Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải

10 Tỷ lệ khu công nghiệp có hoặc sử dụng chung hệ thống xử lý chất thải rắn,tính theo phần trăm (%) 11 Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001

12 Phát thải các khí nhà kính, tính theo tấn/năm

13 Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép

14 Hệ sinh thái đang bị đe doạ và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, tính bằng sốlượng

15 Sản lượng cá đánh bắt hàng năm, tính bằng nghìn tấn 16 Tổn thất về kinh tế do thiên tai, quy đổi ra tiền

- Hệ thống thống kê theo dõi thực hiện kế hoạch sẽ được đổi mới về phương pháp và nội dung xử lý số liệu để đảm bảo tất cả các chỉ số được theo dõi, đo lường, đánh giá chính xác, kịp thời.

- Các chỉ thị (indicator) để đánh giá PTBV trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường được tóm tắt trong Phụ lục III.

5.7.4. Ngân sách cho việc kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình PTBV ngành TN-MT và các Kế hoạch 5 năm

Việc thu thập số liệu đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch không chỉ nhằm đáp ứng cho việc chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch kịp thời mà nó là cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng nền kinh tế làm cơ sở xây dựng chiến lược cho các kỳ tiếp theo, cần huy động các viện nghiên cứu, các trường phối hợp trong các cuộc điều tra thu thập số liệu đánh giá và cần có khoản ngân sách phù hợp cho việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch.

Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, số liệu một cách rộng rãi thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.

PHỤ LỤC I (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 33 - 35)