Thực trạng những vấn đề khai thác sử dụng Tài nguyên tự nhiên và Môi trường không đảm bảo tính bền vững.

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 43 - 46)

III. Xu thế sử dụng Tài nguyên và bảo vệ Môi trường ở Việt nam.

2.Thực trạng những vấn đề khai thác sử dụng Tài nguyên tự nhiên và Môi trường không đảm bảo tính bền vững.

trường không đảm bảo tính bền vững.

Trong những năm vừa qua, để đáp ứng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xó hội, việc khai thác tài nguyên và mụi trường đó có những biểu hiện không mang tính bền vững ở Việt nam, những vấn đề này đó được nhiều tài liệu đúc kết và chỉ ra trong các tổng kết hàng năm, 5 năm hay phục vụ cho xây dựng “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, “ Định

hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt nam (Chương trình nghị sự 21 của việt nam)”. Những vấn đề nổi cộm được rút ra như sau:

2.1. Đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên có khả năng tái sinh.

- Tài nguyên rừng, mặc dù những năm gần đây độ che phủ của rừng có xu hướng tăng do đẩy mạnh công tác bảo vệ và tái trồng rừng, tuy nhiên do áp lực của mở rộng diện tích đất nông nghiệp và khai thác rừng thiếu kiểm soát nên độ che phủ rừng có tăng nhưng không đảm bảo tính bền vững. Để đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2010 đạt mức 42-43% như nghị quyết đại hội đại biểu đảng lần thứ mười đề ra là vấn đề không dễ thực hiện. Mặt khác chất lượng rừng so với trước đây giảm sút nghiêm trọng, phần lớn rừng trồng lại là rừng sản xuất, rừng nghèo.

- Động vật, xu hướng giảm dần, đặc biệt là các loài động vật hoang gió quý hiếm. Nguyên nhân do diện tích rừng thu hẹp, săn bắt phục vụ thương mại thiếu kiểm soát. Nhận thức người dân cũn hạn chế, đánh bắt có tính hủy diệt không mang tính bền vững.

- Xuất hiện các loài sinh vật, vi sinh vật và vi khuẩn lạ có thể do biến đổi của môi trường ảnh hưởng đến phát triển đe doa tính bền vững như: Hiện tượng ốc biêu vàng, bệnh SAC ở người, Virus H5N1 ở gia cầm, Bệnh lở mồm long mãng ở gia súc…

2.2. Đối với tài nguyên không có khả năng tái sinh.

- Những nguồn tài nguyên tạo tiền đề cho tái sinh.

+ Tài nguyên đất: Việt nam là quốc gia có dân số cao, tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nhỏ hơn 0,1ha/người. Những biểu hiện của khai thác và sử dụng không đảm bảo tính bền vững đó là hệ số quay vũng sử dụng đất cao, đặc biệt là các khu vực đất chật người đông như đồng bằng sông hồng, đồng bằng ven biển miền trung. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu thiếu kiểm soát là nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất. Do độ che phủ rừng giảm là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mũn, rửa trôi bạc màu và sa mạc hóa, đặc biệt là các vùng trung du, miền núi, một sô vùng đất cát ven biển. Diện tích đất tự nhiên giảm nhanh chóng, đặc biệt là những vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu trước đây như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, đất được chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ cho đô thị hóa, phát triển công nghiệp hay xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Tài nguyên nước: Là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa được đánh giá có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, tuy nhiên thực tiễn khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này trong những năm vừa qua chưa đảm bảo tính bền

vững đó là: Khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất thiếu kiểm soát tại các đô thị cũng như một số vùng nông thôn dẫn đến sụt giảm mực nước ngầm nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt và các cơ sở sản xuất không được xử lý, thải trực tiếp xuống các hồ, sông suối gõy ra tỡnh trạng ụ nhiễm nghiờm trọng ở một số lưu vực sông như sông cầu, sông đáy, song sài gũn, Đồng nai. Hiện tượng thiếu nước về mùa khô không đủ cung cấp cho các nhà máy điện hay tưới tiêu trong nông nghiệp diễn ra khá phổ biến nhất là vùng đồng bằng sông hồng, ven biển miền trung và Tây nguyên.

+ Tài nguyên khí hậu: Do biến đổi của khí hậu toàn cầu, những tác động đến Việt nam biểu hiện rừ rệt nhất trong những năm vừa qua hạn chế phát triển bền vững đó là gia tăng số lượng các cơn bóo đổ bộ vào Việt nam, cường độ bóo ngày càng mạnh. Tỏc động của hiện tượng Enino. Tính chất khắc nghiệt của thời tiết gia tăng như mưa đá, gió lốc, nhiệt độ tối cao về mùa hè và tối thấp về mùa đông, Việt nam đó xuất hiện tuyết rơi về mùa đông ở khu vực núi cao phía Bắc, hiện tượng hiếm có trước đây.

- Các nguồn tài nguyên cạn kiệt.

+ Khai thác tài nguyên khoáng sản: biểu hiện cụ thể nhất là không hoàn trả lại đất sau khai thác, phá vỡ môi trường cảnh quan khu vực khai thác, gây ra các hiện tượng bồi lắng các sông suối và hồ chứa nước, ô nhiễm bụi và hóa chất đối với khai thác kim loại màu, bói đổ thải thiếu quy hoạch. Một số khu vực khai thác khoáng sản, đặc biệt là những nơi khai thác khoáng sản quy mô nhỏ, thiếu kiểm soát đó xuất hiện nhiều tệ nạn xó hội, làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương.

+ Dầu khí, dầu khí của Việt nam hiện nay chủ yếu là khai thác trên biển, trong khu vực thềm lục địa của Việt nam, những biểu hiện của khai thác chưa đảm bảo tính bền vững như Phương án phũng chống rũ rỉ tràn dầu, thu hồi khí đồng hành. Thăm dũ điều tra đánh giá chính xác trữ lượng để có kế hoạch khai thác trước mắt và lâu dài mang lại hiệu quả tổng hợp lớn nhất.

2.3. Sử dụng môi trường.

- Vấn đề phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn chưa đảm bảo tính bền vững, phần lớn chất thải rắn vẫn sử dụng hình thức chụn lấp vừa tốn kộm, lóng phớ và gõy ụ nhiễm mụi trường tại khu vực bói chụn lấp.

- Ô nhiễm không khí tại các đô thị và khu công nghiệp thiếu kiểm soát, nguyên nhân do phát thải của các cơ sở sản xuất, xây dựng và các phương tiện giao thông vận tải ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

- Thiếu một quy hoạch tổng thể lồng ghép những vấn đề sử dụng tài nguyên và môi trường cho vùng và ngành là nguyên nhân gây ra những xung đột hiện nay đe dọa đến phát triển bền vững cho địa phương và vùng. Ví dụ: Qui hoạch khu dân cư sát ven biển khu vực Quảng Nam, đà nẵng. Quy hoạch vùng nuôi tôm ven biển. Quy hoạch khu công nghiệp, khu xử lý chất thải, khu dõn cư vùng Đông Nam bộ liên quan đến thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bỡnh dương, Vĩnh long…

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 43 - 46)