Nhìn nhận tổng quan.

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 37 - 38)

II. Phân tích tính bền vững của các xu thế sử dụng Tài nguyên và môi trường.

1. Nhìn nhận tổng quan.

Như chúng ta đó chỉ ra trong cách phân loại tài nguyên, về cơ bản tài nguyên gồm hai nhóm : phục hồi được và không phục hồi được. Những tài nguyên sinh vật là những tài nguyên có thể phục hồi được: chúng lớn lên cùng thời gian theo các quá trình sinh học. Những tài nguyên không phục hồi được là những tài nguyên mỗi khi đó sử dụng là hết, không có cách gỡ hoàn trả lại, không có quy trình nào làm đầy lại được. Ví dụ như các nguồn dầu mỏ và khoáng sản không cung cấp năng lượng. Một số nguồn tài nguyên nhất định như nhiều mạch nước ngầm có tốc độ phục hồi chậm đến mức được coi như là không phục hồi được.

Có một nguồn tài nguyên mà chỉ gần đây mới được con người thừa nhận là đa dạng sinh học. Nguồn tài nguyên này tồn tại không chỉ ở trong một chất, mà trong một tập hợp các yếu tố thành phần. Các nhà sinh học ước lượng rằng, hiện nay trên thế giới có thể có đến 30 triệu giống loài sinh vật, chúng đại diện cho một nguồn rộng lớn và quan trọng của thông tin di truyền hữu ích đối với sự phát triển thuốc men, thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loài thực và động vật có sức đề kháng cao, v.v… Hoạt động của con người đó làm cho tốc độ tuyệt chủng của các giống loài tăng nhanh. Vỡ vậy, giữ gỡn mụi trường sống và bảo tồn giống loài đó trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay.

Một trong những đặc điểm để phân biệt hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên là chúng "phụ thuộc nhiều vào thời gian", điều này có nghĩa là việc sử dụng chúng kéo dài quá thời gian thu hoạch, cho nên tỷ lệ sử dụng trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến sự có sẵn và tỷ lệ sử dụng trong thời kỳ sau. Đối với các tài nguyên không phục hồi, điều này tương đối dễ nhận biết. Chẳng hạn, dầu được hút ra khỏi các mỏ dầu năm nay nhiều bao nhiêu thỡ sẽ càng khó thu được dầu hơn trong những năm sau đó! Mối quan hệ giữa lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai cũng xẩy

ra đối với các tài nguyên có thể phục hồi được. Chẳng hạn, nên tính toán xem có thể đánh bắt bao nhiêu cá hiện nay để không làm ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt trong những năm sau, hay là, nên tính toán xem, khai thác gỗ năm nay hay là chờ một vài năm nữa cho cây đủ lớn, đủ cao rồi mới khai thác.

Rừ ràng, đây là những vấn đề có tầm vóc "liên thời gian" rộng lớn, bao gồm các mối quan hệ giữa hiện tại và tương lai. Một số vấn đề môi trường cũng có đặc trưng tương tự như vậy, đặc biệt là khi giải quyết các chất ô nhiễm đang tích tụ hoặc các chất ô nhiễm cần có thời gian để tiêu huỷ. Trên thực tế, cái đang bị suy giảm đi ở đây chính là "khả năng đồng hoá" của Trái Đất, tức là khả năng của hệ thống tự nhiên có thể chấp nhận được một số chất ô nhiễm nhất định và làm cho chúng trở nên hữu ích hoặc vô hại.

Một đặc điểm của thế giới hiện đại là ranh giới giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường, trong nhiều trường hợp, đang bị xoá nhoà. Nhiều quy trình khai thác tài nguyên như khai thác gỗ, khai thác mỏ có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường. Ngược lại, cũng có nhiều ví dụ về ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường có tác động đến các quy trình khai thác tài nguyên. ễ nhiễm nước ở cửa sông cản trở sự bổ sung nguồn cá hay ô nhiễm không khí làm giảm sản lượng nông nghiệp. Một thứ khác, chẳng hạn như đời sống hoang dó, có thể được coi vừa là tài nguyên thiên nhiên, vừa là thuộc tính của môi trường. Mặc dù khó có thể minh định rạch rũi tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên mụi trường, nhưng các nhà kinh tế cũng đó phân biệt giữa hai dịch vụ của thế giới tự nhiên: là nguyên liệu và mụi trường.

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w