XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH PTBV VỀ TN-MT TẠI VIỆT NAM 4.1 Mô hình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm than

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 28 - 29)

4.1. Mô hình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm than

Quan điểm xây dựng mô hình.

Xác định than là nguồn tài nguyên cạn kiệt, để đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm than cho phát triển bền vững, những yếu tố cần phải tính tới bao gồm: + Về Kinh tế, thứ nhất yếu tố lợi nhuận phải được đặt lên hàng đầu, muốn vậy cần cân đối giữa doanh thu và chi phí trước khi xây dựng mô hình để đảm bảo lãi ròng dương. Thứ hai, tính hiệu quả được xác định trên cơ sở chi phí của đồng vốn bỏ ra khai thác than so với các lĩnh vực khai thác tài nguyên khác. Thứ ba, tính ổn định, trên cơ sở phân tích thị trường phải đảm bảo khai thác và sử dụng đảm bảo lâu dài (mốc thời gian phải được xác định trên cơ sở vốn đầu tư).

+ Về xã hội, Thứ nhất, vấn đề giải quyết lao động, giảm nghèo tại khu vực triển khai mô hình. Thứ hai, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực về mặt xã hội do khai thác khoáng sản tại khu vực thực hiện mô hình. Thứ ba, tạo ra thể chế tốt cho người dân địa phương và những người tham gia thực hiện khai thác khoáng sản. + Về tài nguyên và môi trường, thứ nhất phải đảm bảo khai thác và sử dụng tiết kiệm, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đã khai thác. Thứ hai, hạn chế tối đa tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí và nước, đặc biệt là bụi do khai thác và vận chuyển than. Thứ ba, có kế hoạch hoàn trả đất và phục hồi đa dạng sinh học sau khai thác.

4.2. Mô hình huy động cộng đồng tham gia BVMT

Quan điểm xây dựng mô hình.

Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường gồm có 2 loại là cộng đồng dân cư và cộng đồng doanh nghiệp, đối với mỗi loại cộng đồng này để huy động họ tham gia bảo vệ môi trường, cần phải chú trọng những vấn đề đặc thù.

- Đối với cộng đồng dân cư.

+ Về kinh tế, đảm bảo thu nhập người dân ngày càng nâng cao, hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, đời sống ổn định và họ có nhu cầu được sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp.

+ Về xã hội, nghèo đói bị đẩy lùi, phải duy trì được bản sắc văn hóa lành mạnh vốn có của cộng đồng, tạo ra một thể chế phát triển tốt cho cộng đồng.

+ Về môi trường, người dân có ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn được ô nhiễm và duy trì phát triển đa dạng sinh học vốn có của địa phương.

- Đối với cộng đồng doanh nghiệp.

+ Về kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có lãi, đầu tư phát triển sản xuất của doanh nghiệp hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định lâu dài.

+ Về xã hội, nhận thức về bảo vệ môi trừơng của doanh nghiệp được nâng cao, hiểu biết các quy định, tiêu chuẩn và luật bảo vệ môi trường, đặc biệt là giám đốc và các ban quản lý điều hành doanh nghiệp. Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi phù hợp với phát triển của xã hội, doanh nghiệp luôn giữ được chữ "tín" đối với người tiêu dùng. Có cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp có ý thức tốt về bảo vệ môi trường.

+ Về môi trường, trong khuôn viên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn đảm bảo xanh, sạch, đẹp, hạn chế tối đa phát thải gây ô nhiễm, đảm bảo được các tiêu chuẩn phát thải ra môi trường theo quy định của tiêu chuẩn Việt nam. Doanh nghiệp tích cực tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường quốc gia hay quốc tế.

4.3. Mô hình bảo tồn đa dạng sinh học

Quan điểm xây dựng mô hình.

Để bảo tồn đa dạng sinh học, cần thực hiện theo mô hình sau:

- Về kinh tế, người dân trong khu vực bảo tồn phải có đời sống đảm bảo, thu nhập ngày càng tăng do bảo tồn đưa lại, đời sống ổn định lâu dài.

- Về xã hội, không có hiện tường nghèo đói đối với người dân quanh khu vực bảo tồn hoặc nằm trong vùng bảo tồn. Duy trì được bản sắc văn hóa lành mạnh vốn có của họ từ trước tới nay. Tạo ra được cơ chế phối hợp giữa người dân trong khu vực được bảo tồn với mục tiêu bảo tồn.

- Về tài nguyên và môi trường, duy trì được chất lượng môi trường tại khu vực bảo tồn vốn có, thích ứng cho phát triển đa dạng sinh học . Duy trì được các giống loài động thực vật bản địa. Ngăn chặn các loài ngoại lai.

Chương 5

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 28 - 29)