Xu thế sử dụng tài nguyên và môi trường có tính bền vững.

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 41 - 43)

II. Phân tích tính bền vững của các xu thế sử dụng Tài nguyên và môi trường.

3. Xu thế sử dụng tài nguyên và môi trường có tính bền vững.

Để đạt được mục tiêu khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường có tính bền vững xem xét trong mối liên kết giữa kinh tế, xó hội và mụi trường phải đảm bảo được 3 chỉ tiêu cơ bản sau đây:

3.1.Chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế (EG- Economic Growth).

Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cũng có nghĩa là tối đa hóa thu nhập kinh tế quốc dân, đảm bảo sản lượng hàng hóa và dịch vụ quốc gia liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ tính đến mỗi chỉ tiêu này, chúng ta có thể sẽ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế cũng cho thấy trong một thời gian dài, nhiều quốc gia chỉ chú trọng tới tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến các chỉ tiêu khác là nguyên nhân dẫn đễn làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

3.2. Chỉ tiêu chất lượng môi trường (EQ- Environmental Quality).

Chỉ tiờu chất lượng môi trường là chỉ tiêu nhằm phục hồi, tăng cường và bảo tồn chất lượng tài nguyên tự nhiên và các hệ sinh thái. Trên cơ sở chỉ tiêu này nếu môi trường đó bị ụ nhiễm buộc chúng ta phải đầu tư làm sạch và kiểm soát ô nhiễm, cũn nếu tài nguyên và chất lượng môi trường cũn được duy trì, chúng ta phải có kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và khai thác hợp lý trong khả năng chịu đựng của hệ sinh thái.

3.3. Chỉ tiờu mối liờn quan giữa các thế hệ (IGC-Intergenerational Concern).

Chỉ tiờu về mối liờn quan giữa các thế hệ bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa các thế hệ về nhu cầu sử dụng đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt đối với các nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh, bởi lẽ việc khai thác và sử dụng của thế hệ hiện tại sẽ làm khan hiếm cho thế hệ mai sau, ngược lại thế hệ hiện tại sử dụng tiết kiệm là cơ hội kéo dài tuổi thọ cho các nguồn tài nguyên đối với thế hệ mai sau.

Xem xét mối liên quan giữa hệ thống 3 chỉ tiêu cho thấy, giữa chỉ tiêu EQ và IGC có một mối liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Đó là việc bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường cũng có nghĩa là đảm bảo được tính sẵn có của chúng cho các thế hệ mai sau. Tuy nhiên hai chỉ tiêu này thường mâu thuẫn với chỉ tiêu EG. Chẳng hạn nếu chúng ta quan tâm đến chỉ tiêu EQ, rừ ràng chúng ta phải bỏ ra chi phí, do vậy ảnh hưởng đến chỉ tiêu EG. Nếu chúng ta quan tâm tới chỉ tiêu IGC, chúng ta phải chú trọng tới công nghệ và kỹ thuật trong khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, xét về ngắn hạn chúng ta phải đầu tư vào thu hút chất xám như vậy ảnh hưởng tới EG, xét về mặt dài hạn sẽ có lợi và mang tính ổn định. Chính vỡ những lý do vừa nờu, chúng ta phải xem xột một cách hài hũa giữa 3 chỉ tiờu, tựy theo từng hoàn cảnh cụ thể cũng như từng giai đoạn phát triển kinh tế để chúng ta có sự ưu tiên chỉ tiêu nào cho hợp lý và không nờn loại trừ một chỉ tiêu nào.

Một phần của tài liệu Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w