Công đoàn tham gia giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân

Một phần của tài liệu Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 71)

vật chất và nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân

Muốn công nhân yêu CNXH, phấn đấu cho CNXH, trớc hết phải làm cho CNXH từng bớc đợc hiện thực hóa trong cuộc sống hàng ngày. Mà CNXH, theo Hồ Chí Minh,"Là mọi ngời đợc ăn no, mặc ấm, sung sớng, tự do" [34, tr. 396]. Vì vậy, phải đảm bảo cho công nhân có việc làm,có thu nhập thì mới có thể thực hiện tốt các hoạt động khác, trong đó có hoạt động chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ Công đoàn: "Cán bộ Công đoàn phải tùy khả năng mà cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của công nhân, vì đời sống và văn hóa có khá thì làm việc mới tốt. Cho nên cần chú ý cải thiện sinh hoạt cho công nhân" [35, tr. 371].

Công nhân nớc ta hiện nay vẫn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống bấp bênh. Tính chung trong khu vực nhà nớc, số công nhân có việc làm thờng xuyên khoảng từ 80 - 85 %, thiếu việc làm từ 15 - 20%, cha kể hàng vạn con em công nhân lao động hàng năm đến tuổi lao động nhng không tìm đợc việc làm [42, tr. 50]. Do thiếu việc làm dẫn đến thu nhập thấp, vào thời điểm năm 1999 số công nhân có thu nhập dới 140.000đ/ tháng là 4,1%; 140.000 - 200.000đ/ tháng là 15,7%; 400.000 - 500.000đ/ tháng là 16,91%; 500.000 - 700.000đ/ tháng là 16,56%; 700.000 - 1.000.000đ/ tháng là 16,21%; 1.000.000 - 2.000.000đ/ tháng là 8,2%; trên 2.000.000đ/ tháng là 0,23% [54, tr. 33]. Nh vậy, tỷ lệ công nhân có thu nhập dới mức lơng tối thiểu là cao (10,2%), chủ yếu công nhân có mức thu nhập từ 200.000 - 700.000đ/ tháng. Với mức thu nhập đó, đời sống của công nhân sẽ rất khó khăn, đặc biệt đối với những gia

đình có con em đang độ tuổi đi học hoặc có bố mẹ già. Cho nên, đã có 25,65% công nhân phải làm thêm và 4,2% công nhân tham gia buôn bán ngoài giờ làm việc [26, tr. 93]. Do thiếu thốn và phải bơn trải vì "miếng cơm manh áo", nên đã làm hạn chế về thời gian, điều kiện để công nhân tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần, trong đó có hoạt động chính trị, học tập lý luận... Đồng thời, do thiếu việc làm, đời sống khó khăn nên công nhân nảy sinh tâm lý chán nản, tiêu cực, sa đà vào các tệ nạn xã hội.

Vì vậy, việc Công đoàn tham gia giải quyết việc làm, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, tuy không trực tiếp nhng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức chính trị cho GCCN.Thực hiện nhiệm vụ này, Công đoàn tham gia với chuyên môn xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất - kinh doanh tạo việc làm cho công nhân. Bên cạnh đó, Công đoàn chủ động bàn bạc với chuyên môn để tổ chức đa dạng hóa các loại hình sản xuất, mở thêm các hoạt động dịch vụ, giải quyết việc làm cho lao động dôi d. Công đoàn còn tham gia với chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp cho công nhân để có thể đáp ứng đợc yêu cầu của công việc đòi hỏi kỹ thuật ngày càng cao.

Nhiều cơ sở, Công đoàn đã lập đợc các quỹ hỗ trợ vốn để cho những công nhân nghèo vay phát triển kinh tế gia đình. Nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm. Tính đến năm 2000, cả nớc có 36 trung tâm xúc tiến việc làm của Công đoàn, đã t vấn cho 81.000 ngời, giới thiệu việc làm cho 40.000 ngời [61, tr. 8]. Bằng các phơng tiện thông tin đại chúng, Công đoàn đã hoạt động t vấn, giới thiệu việc làm cho ngời lao động trên báo Lao động, báo Ngời lao động thành phố Hồ Chí Minh, báo Lao động thủ đô. Công nhân còn đợc vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm qua Tổng liên đoàn. Trong hai năm 1999 - 2001, quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã thực hiện đợc 706 dự án cho 24.777 lợt hộ gia đình vay, với số tiền trên 40 tỷ đồng, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 28.902 lợt lao động [45, tr. 44].

Ngoài ra, Công đoàn còn đã có những kiến nghị kịp thời với những cơ quan chức năng về việc thực hiện chế độ phụ cấp trợt giá tiền lơng, trợ cấp khó khăn, tham gia xây dựng các đề án cải cách tiền lơng, cải cách bảo hiểm xã hội.

Nhờ những hoạt động trên của Công đoàn mà ngời công nhân có thêm việc làm, tăng thu nhập và gắn bó hơn với Công đoàn. Trớc đại hội VIII Công đoàn Việt Nam (1999), số công nhân thiếu việc làm từ 15 -20%, nhng đến năm 2001, số công nhân không có và thiếu việc làm giảm xuống còn khoảng 10% [63, tr. 2].

Cùng với hoạt động tham gia giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho công nhân, Công đoàn các cấp còn tích cực tuyên truyền, tham gia với cơ quan nhà nớc, các chủ doanh nghiệp tổ chức các hình thức học văn hóa, nghề nghiệp, ngoại ngữ, quản lý, bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học kỹ thuật cho công nhân hoặc tạo điều kiện cho công nhân đi học nâng cao trình độ. Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã tham mu và đợc ủy ban nhân dân thành phố đa chơng trình học bổ túc văn hóa và đào tạo nghề cho công nhân vào chơng trình hoạt động của Uỷ ban nhân dân thành phố. Thực hiện chủ trơng của Ban thờng vụ tỉnh ủy, Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập trờng bồi dỡng văn hóa Tôn Đức Thắng để bồi dỡng văn hóa cấp 2 và 3 cho công nhân. Theo thống kê của 23 đơn vị thuộc quận, huyện, ngành, sở, khối, tổng công ty, đến năm 2000 đã có 24.629 công nhân lao động học bổ túc văn hóa (trong đó ngoài quốc doanh có 8.720 học viên, chiếm tỷ lệ 35,4%). Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này đã bỏ ra 50% kinh phí, tạo điều kiện về trờng lớp, thời gian cho công nhân đi học [67, tr. 5]. Nhiều tỉnh, thành phố khác cũng tổ chức cho công nhân học bổ túc văn hóa nh Hà Nội, Đồng Nai, Hà Giang, Bạc Liêu, Bình Định, Lâm Đồng.

Ngoài ra, Công đoàn còn chú trọng bồi dỡng tay nghề cho công nhân lao động. ở các trung tâm dịch vụ việc làm của Công đoàn, trong 5 năm (1995 - 2000), đã đào tạo nghề cho 120.933 công nhân, chủ yếu ở các ngành nghề may dân dụng, tin học, ngoại ngữ, sửa chữa cơ khí nhỏ, lái xe, mộc, nấu ăn... Theo số liệu điều tra tại 15 doanh nghiệp trên toàn quốc năm 1998, số lợng công nhân đợc đào tạo là 4.849 lợt ngời, năm 1999 là 2.649 lợt ngời [66, tr. 9].

Bên cạnh đố các cấp công đoàn còn tổ chức các hội thi thợ giỏi để rèn luyện, nâng cao chất lợng tay nghề cho công nhân. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, năm 1999, có 861 lợt cơ sở tổ chức thi thợ giỏi với 94.427 lợt ngời tham gia, trong đó 44.230 ngời đạt thợ giỏi [67, tr. 7].

Qua những số liệu trên có thể thấy hoạt động tham gia giải quyết việc làm, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân của Công đoàn đã đạt đợc những thành tựu lớn. Tuy nhiên, do sức ép về vấn đề việc làm nên nhiều khi Công đoàn chỉ chú ý miễn sao công nhân có việc làm mà không chú ý đến thu nhập, dẫn đến đến tình trạng công nhân có việc làm nhng đời sống vẫn khó khăn vì thu nhập quá thấp, nhiều ngời lại phải bỏ việc. Việc tổ chức nâng cao trình độ văn hóa cho công nhân cha trở thành một phong trào sâu rộng và cha đều ở các địa phơng, các thành phần kinh tế nên vẫn còn tình trạng công nhân mù chữ. Việc tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề, luyện tay nghề, thi nâng bậc thợ mới chỉ thực hiện đợc ở một số doanh nghiệp nhà nớc làm ăn khá, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn. Còn ở một số doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn cha thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề, không quan tâm tham mu cho chuyên môn tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân. Một số trung tâm dịch vụ việc làm của Công đoàn do cha có đủ trang thiết bị dạy các ngành nghề mà xã hội đang cần nên cha đáp ứng đợc nhu cầu, thị hiếu xã hội, rơi vào tình trạng cung cấp cái mình có, cha cung cấp đợc cái xã hội cần.

Một phần của tài liệu Công đoàn trong việc nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w