- Khi trội hoàn toàn, nếu gen mã hoá một enzim, còn alen đột biến sinh r a1 enzim không có hoạt tính hay có hoạt tính rất yếu thì các thể dị hợp chỉ sinh ra khoảng ½ số
4.7.1. Khái niệm về tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
- Tính trạng chất lượng là tính trạng thể hiện rõ, phân biệt nhau một cách rõ ràng, dễ dàng xác định, phân lập bằng trực diện hay bằng phép thử có tính chất định tính.
- Tính trạng số lượng là tính trạng không biểu hiện phân biệt nhau 1 cách rõ ràng, các trạng thái của nó tạo thành dãy biến dị liên tục, được xác định thông qua các phép định lượng như cân, đo, đếm...
- Sự khác nhau :
Tính trạng chất lượng - Do một gen hay 1 số gen kiểm tra
- Di truyền có tính gián đoạn
- Ổn định, ít biến động dưới tác động của môi trường.
-Trong chọn giống, tiến hành chọn lọc các tổ hợp gen mới, thu nhân các gen mới.
Tính trạng số lượng
- Do 2 hay nhiều gen kiểm tra, có các kiểu tương tác để quy định độ lứon của tính trạng. - Di truyền có tính chất liên tục. - Kém ổn định, biến động mạnh dưới tác động của môi trường. - Trong chọn giống, tiến hành chọn lọc các tăng tiến. 4.7.2. Mô hình tác động cộng gộp, hiện tượng tăng tiến a. Mô hình tác động cộng gộp
- Nilsson (1904) nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu sắc hạt lúa mỳ - đưa ra mô
hình đa gen có tác động cộng gộp kiểm tra những trạng thái thể hiện của tính trạng này.
- Ở F2 sự phân ly của 1 số cặp lai khác nhau theo tỷ lệ các hạt có màu và không màu có thể là 15:1 hoặc 63:1.
Tính trạng hạt lúa mỳ có thể do 2 gen hoặn 3 gen kiểm tra.
+ Trường hợp do hai gen kiểm tra F2: 15:1, phân tích kỹ hơn về số hạt có màu – các lớp theo độ thuần của màu sắc tỷ lệ 1:4: 6:4 :1 (giảm dần của độ thẫm).
(Hình 6.1 –tr163)
+ Trường hợp do 3 gen kiểm tra F2: 63:1, tỷ lệ theo độ thẫm giảm dần 1:6: 15: 20: 15: 6:1.
(Hình 6.2 –tr163)
- Qua hai trường hợp trên, khi số lượng các gen (các gen phân ly độc lập) kiểm tra số lượng càng tăng thì ở F2 thu được số lượng các kiểu phân ly càng lớn, tức là sự phân bố về các kiểu phân ly ở F2 càng trở lên liên tục và rộng lớn.
Kết luận: Trong mô hình tác động cộng gộp, mỗi nhân tố di truyền có sựđóng góp như nhau cho sự tích lũy (tăng) cùng hướng để kiểm tra độ lớn của tính trạng số lượng. Như
vậy, mức độ biểu hiện của tính trạng số lượng phụ thuộc vào sự có mặt của ít hay nhiều gen có hiệu quả tác động cộng gộp. Các gen này phân ly độc lập.
b. Hiện tương tăng tiến
- Khái niệm: là hiện tượng ở đời phân ly F2 thu được các dạng thái cực có độ lớn của tính trạng vượt hơn hoặc kém hơn so với mức độ ở bố mẹ.
- Hiện tượng tăng tiến có ý nghĩa lớn trong chọn giống đối với các tính trạng số lượng - chọn lọc ra các dòng cải tiến có độ lớn của tính trạng quan tâm (lớn hơn hay nhỏ hơn) so với dạng bố mẹ khởi đầu.
Ví dụ: Tăng tiến xảy ra khi lai hai giống lúa mỳ khác nhau về dạng bông.
(Hình 6.3 . – tr165 và hình 6.4 – tr166)
- Tăng tiến xảy ra khi ở đời phân ly F2 thu được các kiểu tổ hợp có số lượng các yếu tố trội (tác động cộng gộp) nhiều hơn (tăng tiến +) hay ít hơn (tăng tiến -) so với số lượng các yếu tố này có mặt ở bố mẹ.
- Ở F2 có thể thu được tăng tiến (mô hình 1) không thu được tăng tiến (mô hình 2)
+ Mô hình 1: P đối lập về 3 cặp gen – F1 dị hợp tử về 3 cặp gen – F2 có phổ phân ly rộng – thu được kiểu tăng tiến.
+ Mô hình 2: P đối lập về 1 cặp gen – F1 dị hợp tử về 1 cặp gen - F2 có phổ phân ly hẹp – không thu được tăng tiến.
Như vậy, tùy thuộc vào đặc điểm phân bố về các yếu tố trội tác động cộng gộp có trong kiểu gen bố mẹ mà F2 thu được tăng tiến hay không thu được tăng tiến.