Các yếu tố di truyền di động ở sinh vật nhân chuẩn, đoạn xen, cơ chế xen, các cơ chế chuyển vị

Một phần của tài liệu Bài giảng di truyền thực vật (Trang 32 - 33)

xen, các cơ chế chuyển vị

- Ở sinh vật nhân chuẩn đã phát hiện ra nhiều yếu tố di truyền di động nhưở nấm men, ruồi, ngô...

- Ví dụ: nấm men: gen nhảy Ty-1 ở sachoromyces cerevisiae - Ruồi giấm: yếu tố P, copia, MDG –1. MDG - 3

(Hình 3.15 – tr98)

- Đặc điểm của đoạn xen:

+ Ở hai đầu mút có 2 trật tự bazơ giống nhau, nhưng xếp ngược chiều nhau (9 - 40 đôi bazơ).

+ Hầu hết các đoạn IS chứa gen kiểm tra enzim transposase

+Trong đoạn IS chứa những điểm khởi đầu và kết thúc dịch mã, chứa đoạn ADN gây tín hiệu kết thúc sao mã.

+ Ở điểm xen vào của đoạn IS trên NST, ở 2 phía của nó có 2 trật tự lặp (4- 9 đôi bazơ).

Đầu tiên tại điểm đích (target sequence), nơi gen nhảy sẽ xen vào trên NST, xảy ra các vết cắt zigzag theo cơ chế đặc thù của enzim giới hạn. Gen nhảy xen vào giữa và vết cắt được gắn liền lại theo nguyên tắc bổ sung – 2đầu gen nhảy xuất hiện 2 đoạn lặp cùng chiều. ATTAT TAATA ATTAT TAATA + IR IS IR (gen nhảy) TAATA IR IS IR ATTAT ATTAT IR IS IR ATTAT TAATA TAATA (Gắn liền lại)

- Sự chuyển vị của các yếu tố di động ở sinh vật nhân chuẩn xảy ra theo cơ chế sau: + Yếu tố di truyền di động được tách ra khỏi ADN cho để chuyển đến ADN nhận theo cơ chế tái tổ hợp tương đồng giữa 2 trật tự lặp ở 2 đầu của nó.

+ Xảy ra theo cơ chế sao chép ngược: ADN của yếu tố di động sao ra thành ARN - sao chép tái bản ADN của nó, và chuyển tới chỗ mới.

+ Các yếu tố di động được tái bản, tiếp theo là sự di động của chúng.

Một phần của tài liệu Bài giảng di truyền thực vật (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)