- Nếu gen chỉ tồn tại theo 1 bản ở bộ đơn bội NST thì nó thuộc nhóm các gen đơn bản. - Ở sinh vật bậc cao, các gen tồn tại không tuân theo 1 bản mà theo nhiều bản là chủ yếu, tạo nên gia đình gen. Gia đình gen là tập hợp bao gồm những gen giống nhau,
thực hiện những chức năng tương tự, tức là nó mã hoá những protêin nguồn gốc giống nhau.
+ Kiểu thứ nhất : các gen lặp lại liên tục kế liền tiếp nhau: các bản gen có cấu trúc giống nhau, mã hoá cho một sản phẩm giống nhau được lặp lại nhiều lần. Gồm các gen ARN roboxom, 5S ARN, các gen histon…
Ví dụ 1: các gen histon của nhím biển : số bản sao lặp lại (H1, H4, H2B, H3, H2A): 300 - 600.
Ví dụ 2: ở ruồi dấm n=100 (H1, H3, H4, H2A, H2B)
(Hình 3.9 - tr92)
+ Kiểu thứ 2: trong đó các thành viên gen nằm sát nhau theo một khối ở một khu vực nào đó của genom, nhưng không tạo nên các đơn vị lặp lại đồng nhất như kiểu 1.
Ví dụ 1: các gen β - globin gồm 7 thành viên, chiến khoảng 80000 đôi bazơ của NST số 11.
(Hình 3.10a – tr93)
Ví dụ 2: Gia đình gen α - globin nằm ở NST số 16, 37000 đôi bazơ.
(Hình 3.10b - tr93)
+ Kiểu thứ 3: các thành viên không tạo thành khối nằm liền nhau, mà nằm phân tán rải rác ở genom.
- Cơ chế: ngay sau khi sự nhân bản gen, xảy ra quá trình chuyển đoạn các gen được chuyển tới những chỗ mới.
Ví dụ: thành viên gen actin ở ruồi giấm
+ Siêu gia đình: Một số gia đình gen tạo thành một tập đoàn lớn tới hàng ngàn bản gen, chiếm một khu vực rất lớn của genom tới hàng triệu đôi nuclêotit.
Ví dụ: Siêu gia đình các gen immunoglubulin gồm: Các gen immunoglubulin
Các gen kiểm tra sự dung hợp mô
Các gen kiểm tra các protêin tiếp nhận ở tế bào kiểu T và các gen khác.
-> Đặc điểm cấu trúc của gen cũng như những kiểu tổ chức các gen ở genom nói lên tính chất phức tạp, tính chất tổ chức tinh vi và thống nhất cao trong sự điều hành hoạt động của các gen ở góc độ định tính cũng nhưđịnh lượng, diễn ra trong quá trình phát triển cá thể của sinh vật bậc cao.