Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm phương pháp phân tích di truyền để nghiên cứu bản chất di truyền của tính trạng ở mức cơ thể.
- Cơ sở tế bào học, điều kiện nghiệm đúng, ý nghĩa của các quy luật menđen - Tương tác gen
- Liên kết gen
- Di truyên tế bào chất
4.1. Đặc điểm của phương pháp phân tích di truyền – khái niệm về tính trạng
a. Phương pháp phân tích di truyền
- Menđen (1822- 1884) đã sử dụng các bố mẹ khởi đầu là những cây thuần chủng - được chọn lọc qua nhiều đời tự thụ phấn, các tính trạng nghiên cứu đã ổn định. Đã chọn lọc các dòng phân biệt theo 1 số tính trạng tương phản rõ nét. Khi tiến hành lai và theo dõi qua các thế hệ, ông chỉ chú ý đến cặp tính trạng tương phản quan tâm, bỏ qua các tính trạng khác.
- Sử dụng thống kê để tính toán
- Phân tích tính trạng di truyền ở con lai theo từng cây qua các thế hệ tự thụ, sử dụng phương pháp lai trở lại với bố mẹ khởi đầu để xác định đặc điểm của các con lai (lai phân tích)
(Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình lặn để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
Nếu F1 đồng tính – cơ thể là đồng hợp tử Nếu F1 phân tính – cơ thể dị hợp tử) - Đối tượng là cây đậu Hà Lan
- Một số ký hiệu: + P - bố mẹ (parents) + x – lai hữu tính + ♀ - mẹ
+ F - thế hệ con (filii)(F1….Fn) + Fb - con lai ngược lại với bố mẹ b. Khái niệm về tính trạng
Tính trạng là một đặc điểm biểu hiện nào đó về hình thái, cấu trúc, về chức năng sinh lý, hoá sinh của cơ thể. Tính trạng như một đặc điểm phân biệt giữa các cá thể. Thể hiện các tính trạng là kết quả hoạt động của gen tương tác giữa các gen, và nằm trong mối quan hệ với tác động của yếu tố môi trường.
Ví dụ: Dạng hạt trơn hay nhăn ởđậu Hà Lan Tính chịu rét hay chịu hạn ở lúa 4.2. Tính trạng cơ bản 4.2.1. Tính trội và phân ly tính trạng a. Thí nghiệm Ptc ♀ Hạt vàng x ♂ hạt xanh Ptc ♀ Hạt xanh x ♂ hạt vàng F1 hạt vàng F1 hạt vàng Cho F1 t ự thụ phấn, F2 75% hạt vàng : 25% hạt xanh Nhận xét: - F1 chỉ mang kiểu hình của một mình bố hoặc mẹ. Kiểu hình của cơ thể mang tính trạng trội (Đl đồng tính).
- F1 không phụ thuộc vào bố hoặc mẹ mà chỉ phụ thuộc vào cơ thể mang tính trội – vai trò bố mẹ ngang nhau.
- F2 xuất hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn với tỷ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn (Đl phân ly)
-> Phát biểu định luật: - Định luật tính trội:
Khi cho lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 chỉ biểu hiện tính trạng trội của một bên bố hoặc mẹ. Còn tính trạng không được biểu hiện là tính trạng lặn.
- Định luật phân ly:
Nếu lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F2 xuất hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn với tỷ lệ 3 trội : 1 lặn.
b.Điều kiện nghiệm đúng – ý nghĩa: - Điều kiện nghiệm đúng:
+ P thuần chủng
+ Tính trạng trội phải trội hoàn toàn + Phải có hiện tượng giao tử thuần khiết + Số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn - Ý nghĩa:
+ Có thể dựđoán kết quả lai
+ F1 tập trung đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ nên thích nghi hơn bố mẹ (ưu thế lai).
+ F1 sử dụng trong lai kinh tế, không làm giống.
+ Ứng dụng lai phân tích để xác định kiểu gen của cơ thể đồng hợp tử hay dị hợp tử của cơ thể mang kiểu hình trội.
c. Cơ sở tế bào học của hiện tượng trội ở F1 và phân ly ở F2:
(Hình 4.1- tr106)
Menđen cho rằng tính trạng được xác định bởi nhân tố di truyền (ngày nay gọi là gen) Trong cơ thể các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, nhân tố trội – ký hiệu bằng chữ viết hoa, tính trạng lặn ký hiệu bằng chữ viết thường.
A- hạt vàng ; a - hạt nhăn Ptc Hạt vàng x hạt nhăn AA aa
Trong quá trình hình thành giao tử các nhân tố của mỗi cặp sẽ phân ly nhau -> mỗi giao tử chỉ mang 1 nhân tố của mỗi cặp (A hoặc a một cách tương ứng).
Trong thụ tinh các giao tử nhân tố A và a phối hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên -> tạo nên hợp tử Aa (gọi la F1).
Trong đó nhân tố trội A hoàn toàn lấn áp nhân tố lặn a -> F1 biểu hiện tính trạng trội hạt vàng.
Khi các con lai F1 (Aa) hình thành giao tử, các nhân tố A và a đứng cạnh nhau nhưng không trộn lẫn vào nhau và lại phân ly sẽ cho ra ½ mang nhân tố A và ½ mang nhân tố a. Các giao tử này phối hợp với nhau trong thụ tinh -> F2.
d. Trội không hoàn toàn:
- Cây hoa phấn (Mirabilis jalapa)
P AA (đỏ) x aa (trắng) F1 Aa x Aa F2 1AA : 2 Aa : 1aa 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng - Hoa mõm chó (Antirrhium) - Màu lông ở bò
Tính trạng trội không hoàn toàn quy định bởi alen, mà alen đó không hoàn toàn át chế alen cùng cặp - > biểu hiện tính trạng trung gian.
4.2.2. Giải thích cơ chế tính trội ở góc độ phân tử