Sản xuất, các yếu tố đầu vào và hàm sản xuất

Một phần của tài liệu Kinh tế học vi mô (Trang 40 - 42)

1. Lý thuyết cơ sở về sản xuất

1.1. Sản xuất, các yếu tố đầu vào và hàm sản xuất

a. Sản xuất và các yếu tố đầu vào của sản xuất.

Doanh nghiệp là ng−ời sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hoá dịch vụ. Quá trình các doanh nghiệp thực hiện chức năng chuyển hoá các đầu vào thành các sản phẩm đ−ợc gọi là quá trình sản xuất. Ví dụ một nhà máy đ−ờng với các yếu tố đầu vào là lao động, mía, các thiết bị may móc…sản xuất ra đ−ờng…

Các yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất có thể đ−ợc chia thành hai nhóm cơ bản:

- Nhóm thứ nhất là lao động, th−ờng đ−ợc ký hiệu là chữ L (viết tắt Labour) - Nhóm thứ hai gồm nguyên liệu, vật liệu máy móc thiết bị, nhà x−ởng kho

tàng…Gọi chung là vốn và th−ờng đ−ợc ký hiệu là chữ K.

Qua quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào đ−ợc kết hợp với nhau theo các ph−ơng thức nhất định tạo thành các sản phẩm đầu ra. Chúng ta gọi đó là sản l−ợng ký hiệu là Q.

Giữa các yếu tố đầu vào và sản l−ợng có mối quan hệ với nhau đ−ợc thể hiện bằng một ph−ơng trình nào đó, chúng ta gọi đó là hàm sản xuất.

b. Hàm sản xuất và vấn đề hiệu suất theo qui mô.

- Khái niệm hàm sản xuất: Là một hàm số thể hiện mối quan hệ giữa số l−ợng đầu vào với số l−ợng đầu ra tối đa có thể sản xuất đ−ợc ứng với một trình độ công nghệ nhất định.

Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều yếu tố đầu vào thì Hàm sản xuất tổng quát có dạng nh− sau:

Q = f(X1,X2,X3….,Xn) Trong đó: - Q là sản l−ợng đầu ra

- (X1,X2,X3….,Xn) là các yếu tố đầu vào.

-Giả sử doanh nghiệp sử dụng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là K đơn vị vốn và L đơn vị lao động thì Hàm sản xuất có dạng nh− sau:

Q = f(L,K) Trong đó : Q: thể hiện đầu ra

K: Thể hiện l−ợng vốn đ−ợc sử dụng. L: Thể hiện l−ợng lao động đ−ợc sử dụng.

Nh− vậy, khi có sự thay đổi các yếu tố sản xuất, thay đổi về việc áp dụng công nghệ mới thì hàm sản xuất sẽ thay đổi, khi đó đầu ra cũng sẽ thay đổi.

- Hàm sản xuất Cobb-Douglas: Đây là một dạng hàm sản xuất tiêu biểu cho

các quốc gia có nền kinh tế phát triển, mang tên của hai nhà kinh tế học: P.H.Douglas và C.V.Cobb). Khi đó, với một đơn vị chỉ sử dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động thì trong điều kiện các đầu vào khác cố định thì hàm sản xuất có dạng sau:

Q = A.Kα

.Lβ

Trong đó: Q: sản l−ợng đầu ra.

K: Số đơn vị vốn đ−ợc sủ dụng

L: Số đơn vị lao động đ−ợc sử dụng

A: Là một hằng số có độ lớn phụ thuộc vào đợn vị đo l−ờng của đầu vào, đầu ra (thể hiện trình độ của sản xuất)

α, β: Là các hằng số thể hiện tầm quan trọng t−ơng đối của vốn và lao động (0 < α, β <1)

Ví dụ: Hàm sản xuất của nền kinh tế Mĩ trong giai đoạn 1899 đến 1912 là: Q= K0,75

.L0,25

- Hiệu suất theo quy mô: Khi nhắc đến khái niệm hàm sản xuất, kinh tế học vi mô luôn quan tâm đến vấn đề quan trọng đó là hàm sản xuất đó thể hiện thể hiện mối quan hệ thế nào giữa hiệu suất và quy mô, nói cụ thể hơn hàm sản xuất đó phản ánh một nền kinh tế có hiệu suất sẽ tăng, giảm hay không đổi theo quy mô. Từ đó khái niệm hiệu suất theo quy mô xuất hiện:

- Hiệu suất kinh tế đ−ợc gọi là tăng theo quy mô nếu khi chúng ta gia tăng vốn (K) và lao động (L) lên λ lần thì sản l−ợng (Q) sẽ tăng lên nhiều hơn λlần. Đối với hàm sản xuất Coub-douglas chúng ta sẽ có:

α + β > 1

- Ng−ợc lại, Hiệu suất kinh tế đ−ợc gọi giảm theo quy mô nếu khi chúng ta gia tăng vốn (K) và lao động (L) lên λ lần thì sản l−ợng (Q) sẽ tăng lên ít hơn λ lần. Đối với hàm sản xuất Coub-douglas chúng ta sẽ có:

α + β < 1

- Còn khi chúng ta tăng K và L lên λ lần thì sản l−ợng (Q) sẽ tăng lên đúng λlần. Thì hiệu suất kinh tế đ−ợc gọi là không đổi theo quy mô, đối với hàm sản xuất Coub-douglas chúng ta sẽ có:

α + β = 1

Ví dụ: Hàm sản xuất hàm sản xuất của nền kinh tế Mĩ trong giai đoạn 1899 đến 1912 là: Q= K0,75

.L0,25

có (α + β) = 0,75 + 0,25 = 1. Nh− vậy chúng ta có thể kết luận hàm sản xuất này thể hiện hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô.

Một phần của tài liệu Kinh tế học vi mô (Trang 40 - 42)