9. Đóng góp của luận văn
3.5. Kết luận chương 3
Qua quá trình TNSP một số bài học trong phần “Quang hình học” – Vật lí 11 THPT tại trường THPT Phú Hòa, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận sau đây:
+ Việc thực nghiệm sư phạm đã diễn ra theo đúng kế hoạch.
+ Tiến trình dạy học đã soạn thảo có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
+ Kết quả thu được trong TNSP đã xác nhận tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học trong đề tài luận văn này.
Tuy nhiên, trong quá trình làm thực nghiệm tôi cũng còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế:
+ Tốn khá nhiều thời gian và công sức so với cách dạy truyền thống. + Trang thiết bị thí nghiệm của trường thực nghiệm vẫn còn thiếu nhiều. + Còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc soạn thảo các NVKP.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số kiến thức phần “Quang hình học” – Vật lí 11 THPT”, tôi đã đạt được các kết quả sau:
- Nghiên cứu lí luận về quá trình dạy học, phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là những vấn đề về để vận dụng vào quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT.
- Nghiên cứu những nội dung về quang hình học và các ứng dụng của quang hình học trong đời sống và kĩ thuật, mức độ yêu cầu đối với HS trong phần “Quang hình học” – Vật lí 11 THPT để soạn thảo các NVKP phù hợp đưa vào tiến trình giảng dạy.
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết mà luận văn đặt ra, trong đó có các công việc:
o Điều tra HS các lớp TN và ĐC phục vụ cho đánh giá sau TNSP.
o Dạy sáu tiết theo giáo án tại trường THPT Phú Hòa với 38 HS nhóm thực nghiệm.
o Lấy kết quả điểm số bài kiểm tra sau TNSP đối chiếu với HS hai nhóm ĐC và TN cũng như kết quả quan sát trong khi TNSP để so sánh giữa hai nhóm.
Qua thực nghiệm, tôi nhận thấy việc soạn thảo các NVKP và tiến trình dạy học đã thiết kế theo phù hợp với đối tượng HS và có tính khả thi đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
Đồng thời qua thực nghiệm, tôi nhận thấy việc soạn thảo các NVKP cũng như việc tổ chức cho HS học khám phá cần chú ý đến các điểm sau:
+ Muốn tạo NVKP hấp dẫn, cần sử dụng nhiều hình ảnh, các mô phỏng, các thí nghiệm đơn giản,... và đặc biệt là các ứng dụng và giải thích các hiện tượng trong thực tế.
+ NVKP cần được chuẩn bị kĩ lưỡng trong kế hoạch dạy học của GV với thời gian khớp với tiến trình giảng dạy bài học.
+ Ghi nhận các kết quả làm việc nhóm cả về nội dụng khoa học lẫn thái độ học tập của HS.
Trong quá trình TNSP, tôi đã chọn việc thảo luận nhóm cố định tại lớp và phiếu học tập để HS giải quyết các NVKP. Tuy không phải là nội dung nghiên cứu chính song “nhóm” là công cụ có hiệu quả để HS giải quyết các NVKP, và chính việc làm này đã tạo cho HS khám phá nhanh, học tập tích cực, sôi nổi.
Do thời gian thực nghiệm ngắn, điều kiện học của HS các trường THPT không cho phép thử nghiệm ở nhiều lớp và một số điều kiện khách quan khác có thể đã ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm chưa được như mong muốn như: các điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị thí nghiệm còn hạn chế đối với một trường ngoại thành; HS học yếu môn toán, một số mất căn bản từ các lớp dưới, đặc biệt là hình học khiến các em gặp khó khăn khi học và giải bài tập phần “Quang hình học”; GV và HS lần đầu làm quen với cách tổ chức học theo nhóm. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của thực nghiệm chưa mang đầy đủ tính khách quan và tổng quát. Tuy nhiên, kết quả TNSP và các kết luận rút ra từ đề tài vẫn đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí ở trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lí , Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Vật lí, Nxb Giáo dục.
4. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2011), Vật lí 11, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2011), Sách giáo viên Vật lí 11, Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học,
Nxb Giáo dục.
7. Trần Đình Châu, Nguyễn Văn Hiến, “Tổ chức các hoạt động khám phá trong dạy học toán cao cấp”, Tạp chí Giáo dục, (229), tr.43-45.
8. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục.
9. Huỳnh Trọng Dương (2005), “Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh phổ thông trong dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục, (128), tr.32-38.
10. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 11. Lê Phước Lộc (2006), Lí luận dạy học Vật lí, Trường đại học Cần Thơ.
12. Lê Phước Lộc (2004), Phương pháp dạy học khám phá trong dạy học Vật lí, Kỉ yếu – Hội thảo khoa học đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở các trường Đại học Sư phạm.
13. Lê Phước Lộc (2005), Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học, Kỉ yếu – Hội nghị khoa học năm 2005 – Khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ.
14. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm.
15. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lí luận dạy học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
16. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học đại cương II, Tài liệu dùng cho các trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm, Hà Nội.
17. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thắng (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
19. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên – Chu kì III (2004 – 2007), trường Đại học Sư phạm TPHCM. 20. Đặng Thành Hưng (2004), “Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa”,
Tạp chí Giáo dục, (102), tr.10-13.
21. Lê Thanh Oai (2010), “Bản chất của câu hỏi trong dạy học”, Tạp chí Giáo dục, (245), tr.52-54.
22. Lê Thanh Oai (2010), “Dạy học bằng các hoạt động khám phá trong dạy sinh thái học ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, (249), tr.45-47.
23. Huỳnh Văn Sơn, Đinh Quỳnh Châu, Nguyên Hoàng Khắc Hiếu (2010), Những kiến thức cơ bản của tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm TPHCM.
24. Lê Thị Thanh Thảo (2004), “Tình huống có vấn đề trong dạy học vật lí”, Tạp chí Giáo dục, (79), tr.27-29.
25. Lê Thị Thanh Thảo (2005), “Quan niệm quá trình dạy học (vật lí) là quá trình xây dựng kiến thức có thật sự phù hợp với đa số học sinh trung học phổ thông?”, Tạp chí Giáo dục, (123), tr.22-25 .
26. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.
27. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Thuận (2007), Hỏi đáp vật lí 11, Nxb Giáo dục.
29. Nguyễn Xuân Thức (2006), Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm. 30. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lý ở trường
31. Lê Công Triêm (2010), “Một số hình thức thể hiện bài tập định tính trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (237), tr.42-44.
Trang web 32. http://www.tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Tính_tích_cực_nhận_thức_của_ người_học 33. http://www.dinhpsy.com/2013/01/phan-tich-tinh-co-van-de-cua-tu- duy.html#ixzz2YNUlshWF 34. http://www.vdict.com
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các bảng quan sát hoạt động của HS trên lớp
Phụ lục 2: Hệ thống đánh giá Bloom (thang cấp độ tư duy Bloom)
Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có thể được xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, qui trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S. Bloom (1956), thường được gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy) bao gồm 6 cấp độ sau:
1. Biết (Knowledge) 2. Hiểu (Comprehension) 3. Vận dụng (Application) 4. Phân tích (Analysis) 5. Tổng hợp (Synthesis) 6. Đánh giá (Evaluation).
Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1990 Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000):
1. Nhớ (Remembering) 2. Hiểu (Understanding) 3. Vận dụng (Applying) 4. Phân tích (Analyzing) 5. Đánh giá (Evaluating) 6. Sáng tạo (Creating)
Có ba sự thay đổi đáng lưu ý trong sự điều chỉnh này so với Thang Bloom: cấp độ tư duy thấp nhất là Nhớ thay vì Biết, cấp Tổng hợp được bỏ đi và đưa thêm Sáng tạo vào mức cao nhất, các danh động từ được thay cho các danh từ. Sự điều chỉnh này sau đó đã nhận được sự ủng hộ bởi đa số các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học – nơi đề cao các hoạt động giúp phát triển năng lực sáng tạo của người học. Bảng sau đây cung cấp nội dung giải thích ngắn gọn, đồng thời cho một số ví dụ và từ khóa thường dùng đối với mỗi cấp độ trên Thang Anderson, hay còn được gọi là Thang Bloom tu chính (Bloom’s Revised Taxonomy).
Cấp độ; Ví dụ & Từ khóa
Ví dụ: Viết lại một công thức, đọc lại một bài thơ, mô tả lại một sự kiện, nhận biết phương án đúng,...
Từ khóa: Nhắc lại, mô tả, liệt kê, trình bày, chọn lựa, gọi tên, nhận diện,...
Hiểu: Nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ, khái quát
Ví dụ: Giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một bài báo, trình bày một quan điểm
Từ khóa: Giải thích, tóm tắt, phân biệt, mở rộng, khái quát hóa, cho ví dụ, nhận định, so sánh, sắp xếp
Vận dụng: Áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới
Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng, áp dụng một công thức để tính toán, thực hiện một thí nghiệm dựa trên qui trình
Từ khóa: Vận dụng, áp dụng, tính toán, chứng minh, giải thích, xây dựng, lập kế hoạch
Phân tích: Chia thông tin thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng tới tổng thể
Ví dụ: Lí giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp
Từ khóa: Phân tích, lí giải, so sánh, lập biểu đồ, phân biệt, minh họa, xây dựng mối liên hệ, hệ thống hóa
Đánh giá: Đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với thông tin dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí
Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận
Từ khóa: Đánh giá, cho ý kiến, bình luận, tổng hợp, so sánh
Sáng tạo: Xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một công thức mới, sáng tác một bài hát; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lí luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới
Từ khóa: Thiết lập, tổng hợp, xây dựng, thiết kế, sáng tác, đề xuất
Ví dụ tổng hợp:
Nhớ: Cho biết công thức dùng để xác định lực ma sát
Hiểu: Giải thích ý nghĩa của các đại lượng trong công thức dùng để xác định lực ma sát
Vận dụng: Tính hệ số ma sát giữa vật và một mặt phẳng nghiêng khi cho trước các yếu tố: ………..
Phân tích: Phân tích độ lớn, chiều của lực ma sát giữa bàn chân và mặt đường trong quá trình đi bộ.
Đánh giá: Từ các hoạt động trong đời sống, hãy cho biết ở những hoạt động nào lực ma sát có lợi, ở những hoạt động nào lực ma sát có hại.
Sáng tạo: Nghiên cứu xác định vận tốc quay tối ưu của động cơ nhằm làm giảm tối đa lực ma sát giữa trục và ổ trục
Phụ lục 3: Đề kiểm tra trước khi tiến hành TNSP
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”
Câu 1: Một khung dây dẫn kín hình vuông, cạnh 10 cm, đặt trong một từ trường có các đường sức song song và độ lớn cảm ứng từ thay đổi theo thời gian, mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ một góc 300. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng từ, biết cường độ dòng điện cảm ứng i = 2 A và điện trở của mạch r = 5 Ω.
Câu 2: Một khung dây dẫn kín có diện tích 200 cm2, được đặt trong vùng từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,2 T. Ban đầu mặt phẳng khung dây được đặt song song với các đường sức từ. Khung dây quay đều trong thời gian 40 s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Xác độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung.
Câu 3: Một ống dây hình trụ dài 40 cm gồm 200 vòng, mỗi vòng dây có đường kính 3 cm.
a/ Tính độ tự cảm của ống dây
b/ Ta cho dòng điện chạy vào ống dây, sau thời gian 4 ms thì suất điện động tự cảm trong ống có độ lớn là 0,887364 V. Tính cường độ dòng điện khi đó.
Phụ lục 4: Đề kiểm tra sau đợt TNSP
Câu 1: Trong một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, một học sinh ghi lại trên tấm bìa ba đường truyền của ánh sáng như hình 1, nhưng
quên ghi chiều truyền. Em hãy vẽ đường truyền của ánh sáng giúp bạn học sinh. Giải thích cách vẽ của em.
Câu 2: Chiếu xiên góc một chùm tia sáng đến mặt phân cách giữa nước (n = 4/3) và thủy tinh (n = 1,5). Tìm điều kiện của góc tới i để luôn có tia khúc xạ trong nước.
Câu 3: Lăng kính có chiết suất n = 1,5 và góc chiết quang A = 300. Một chùm tia sáng hẹp, đơn sắc được chiếu vuông góc đến một mặt bên của lăng kính.