Kết quả bài kiểm tra cuối đợt TNSP

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số kiến thức phần “quang hình học” – vật lí 11 thpt (Trang 105 - 109)

9. Đóng góp của luận văn

3.4.6. Kết quả bài kiểm tra cuối đợt TNSP

Điểm số của bài kiểm tra

Bảng 3.1: So sánh tần số điểm kiểm tra

Điểm 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10

TN 0 0 1 1 2 3 4 4 4 5 6 2 2 2 1 1 0

ĐC 1 1 2 3 4 4 4 3 5 3 3 2 2 1 1 0 0

Hình 3.1: Biểu đồ tần số điểm kiểm tra

Nhìn biểu đồ, ta có thể thấy ngay: Điểm của lớp TN chiếm đa số từ 5 đến 7 điểm, điểm của lớp ĐC chiếm đa số từ 4 đến 6. Điểm từ 7.5 đến 9.5, lớp TN chiếm nhiều hơn lớp ĐC. 0 1 2 3 4 5 6 7 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,510 TN ĐC

Bảng 3.2: Bảng so sánh tần suất điểm kiểm tra

Điểm 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 TN 0 0 2.6 2.6 5.3 7.9 10.5 10.5 10.5 13.2 15.8 5.3 5.3 5.3 2.6 2.6 0 ĐC 2.6 2.6 5.1 7.7 10.3 10.3 10.3 7.7 12.8 7.7 7.7 5.1 5.1 2.6 2.6 0 0

Hình 3.2:Đồ thị phân bố tần suất điểm kiểm tra

Bảng 3.3: Bảng so sánh tần suất tích lũy điểm kiểm tra

Điểm 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 TN 0 0 2.6 5.3 10.5 18.4 28.9 39.5 50 63.2 78.9 84.2 89.5 94.7 97.4 100 100 ĐC 2.6 5.1 10.3 17.9 28.2 38.5 48.7 56.4 69.2 76.9 84.6 89.7 94.9 97.4 100 100 100

Hình 3.3:Đồ thị phân bố tần suất tích lũy điểm kiểm tra

 Đồ thị đường phân bố tần suất và tần suất tích lũy của nhóm TN lần lượt nằm về bên phải và phía dưới của đường tần suất và tần suất tích lũy của nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Bảng 3.4: Bảng giá trị trung bình 0 1 2 3 4 5 6 7 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,510 TN ĐC 0 20 40 60 80 100 120 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC

Lớp Số lượng mẫu Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Điểm TN 38 6.184 1.5353 ĐC 39 5.397 1.7175 Nhận xét:

- Điểm trung bình của HS nhóm TN (6.184) cao hơn của nhóm ĐC (5.397).

- Giá trị độ lệch chuẩn của nhóm TN thấp cho thấy độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của nhóm TN là nhỏ.

- Đồ thị đường phân bố tần suất và tần suất luỹ tích của nhóm TN lần lượt nằm về bên phải và phía dưới của đường tần suất và tần suất luỹ tích của nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kiểm tra sự khác nhau về điểm trung bình giữa hai lớp TN và ĐC là do tác động của thực nghiệm hay là do ngẫu nhiên, tôi tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê. Mẫu được chọn lớn hơn 30 nên phân bố này có thể coi là tiệm cận với phân bố chuẩn. Cho nên, chúng tôi dùng kiểm định Independent-sample T-test để kiểm định giả thuyết về sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình của hai tổng thể (hai mẫu độc lập) dựa vào phần mềm SPSS để kiểm định.

+ Giả thuyết Ho: “Sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp ĐC và TN là không có ý nghĩa thống kê”.

+ Giả thuyết H1: “Sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp ĐC và TN là có ý nghĩa thống kê”.

Bảng 3.5: Bảng kết quả kiểm tra T-test

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper

Diem Equal variances

assumed .707 .403 2.117 75 .038 .7868 .3716 .0466 1.5270

Equal variances

not assumed 2.121 74.456 .037 .7868 .3710 .0476 1.5260

- Trong lần kiểm định này, chúng tôi thấy rằng giá trị Sig. trong kiểm định Levene của điểm kiểm tra > 0,05 nên phương sai giữa hai lớp không khác nhau. Do đó, chúng tôi sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed. - Giá trị Sig. trong kiểm định của điểm kiểm tra t < 0,05 nên chúng tôi kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC.

Như vậy, kết hợp các kết quả phân tích chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy, tiến trình dạy học theo PPDHKP mang lại kết quả cao hơn so với PP dạy học thông thường.

Nhận xét

Trong quá trình TNSP, chúng tôi nhận thấy HS nhóm TN học nghiêm túc, học tập tích cực và tiến bộ hơn hẳn so với HS lớp ĐC. Trước đợt TNSP, cả hai lớp TN và ĐC đều là những lớp với số HS có học lực trung bình cao, HS ít khi chủ động, tích cực trong học tập. Sau TNSP, HS lớp TN đã tích cực và yêu thích môn học hơn: HS chuẩn bị trước bài ở nhà, vào lớp phát biểu xây dựng bài sôi nổi, có các câu hỏi xung quang vấn đề học tập, tranh luận với nhau về các ý kiến đưa ra (xem phụ lục). Đối với các NVKP, các bài tập đòi hỏi sự suy luận, tư duy, đa số HS nhóm TN có thể vận dụng, liên hệ các kiến thức đã học vào hoàn thành tốt. Ngược lại, đa số HS lớp ĐC còn kém khả năng vận dụng, liên hệ các kiến thức đã học vào giải các bài tập đòi hỏi sự suy luận, tư duy, HS chỉ có thể giải các bài tập theo khuôn mẫu và các bài tập đơn giản thay số vào.

Qua kết quả quan sát những tiết TNSP trên lớp TN cho thấy, HS học tập tích cực và lấy lại được niềm tin bắt nguồn từ các hoạt động học tập trao đổi nhóm để giải quyết các NVKP: HS trao đổi nhóm ở nhứng tiết đầu TN chưa biết cách vận dụng kiến thức đã học

vào các tình huống cụ thể, HS trao đổi nhóm thờ ơ, chưa có tinh thần trách nhiệm, coi đây không phải là nhiệm vụ của bản thân mà là công việc của nhóm, biểu hiện này xuất hiện ở một số ít HS của nhóm do thói quen học thụ động, không quen đóng góp ý kiến. Ở những tiết sau đã thu hút được số HS này vào các hoạt động tích cực, đóng góp ý kiến cho nhóm, và HS dần dần biết cách vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết có hiệu quả các NVKP được đưa ra trên lớp. Thông qua kết quả trao đổi nhóm hấp dẫn và thú vị đã thu hút HSm giúp HS lấy lại niềm tin vào học tập: số HS phát biểu xây dựng bài ngày càng nhiều hơn, với những câu trả lời ngày càng đầy đủ và chính xác.

Qua kết quả điều tra HS lớp TN (xem phụ lục 7) cho thấy: Số HS tích cực tham gia thường xuyên vào bài học chiếm đa số, HS ghi nhớ tốt hơn và tích cực suy nghĩ các vấn đề học tập một cách thường xuyên; ngoài giờ học, tuy mức độ thường xuyên chưa cao nhưng các em đã có sự đầu tư cho môn học, tìm sự liên hệ của môn học với các hiện tượng thực tế, đọc các tài liệu tham khảo mặc dù các em còn phải học nhiều môn học khác. HS thích thú với việc học nhóm để giải quyết các NVKP để tìm ra kiến thức mới, tỉ lệ HS cảm thấy hào hứng, yêu thích môn Vật lí khá cao. HS nhận thấy cách học này làm cho HS nhớ bài lâu hơn, biết cách sử dụng kiến thức có hiệu quả vào trong các tình huống cụ thể và HS thấy tự tin hơn mỗi khi giải quyết một vấn đề học tập cụ thể. HS có thể thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức của bài học, giữa các bài trong phần “Quang hình học”, HS làm bài tích cực và tự tin hơn. Đây là điều HS đạt được mà những bài học trước đó không có được. HS mong muốn được GV dạy các bài khác giống như những bài trong phần “Quang hình học”.

Qua kết quả bài kiểm tra của HS, điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC đã được kiểm định là có ý nghĩa chứ không phải do ngẫu nhiên hay may rủi. Ngoài ra số bài đạt điểm khá giỏi của nhóm TN cũng nhiều hơn nhóm DDC, chứng tỏ mang lại chất lượng học tập tốt hơn, HS biết cách suy luận, có khả năng vận dụng, liên hệ kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số kiến thức phần “quang hình học” – vật lí 11 thpt (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)